Ngọc Huyền, Thoại Mỹ bị chê “diễn sâu” ở tang lễ NSƯT Vũ Linh
Trong lúc đau buồn vì người anh đáng quý kiêm đồng nghiệp thân thiết đã vĩnh viễn ra đi, các nghệ sĩ như Ngọc Huyền, Thoại Mỹ hay Thanh Hằng vẫn bị soi mói, chê trách giả tạo.
Nghệ sĩ bị cho “diễn sâu” trong tang lễ NSƯT Vũ Linh
NSƯT Vũ Linh mất vào ngày 5/3, sau thời gian dài chống chọi với bạo bệnh. Sinh thời, nam nghệ sĩ là một người sống tình cảm, biết cho đi nên khi ông mất, gia đình và nhiều đồng nghiệp không khỏi đau buồn, tiếc thương.
NSƯT Vũ Linh được mệnh danh là “ông hoàng cải lương” Việt Nam. Ảnh: VOV
Ngày 9/3, linh cữu cố nghệ sĩ được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: Kim Ngân
Trong đám tang của “Ông hoàng Cải lương Hồ Quảng” Vũ Linh, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Ngọc Huyền hay nghệ sĩ Thanh Hằng không giấu được sự thẫn thờ và liên tục khóc nấc, thậm chí có người còn xúc động đến mức ngất xỉu.
Những hình ảnh tiều tụy của họ trong đám tang đàn anh khiến nhiều người xót xa và cảm thông. Thế nhưng, bên cạnh những lời động viên các nghệ sĩ sớm lấy lại tinh thần và vượt qua nỗi đau, vẫn có không ít người soi mói và cho rằng họ chỉ đang “diễn”. Thậm chí, việc NSƯT Ngọc Huyền ra hát còn làm duyên cài bông trên tóc cũng trở thành đề tài mỉa mai.
NSƯT Thoại Mỹ đã khóc rất nhiều trong suốt 3 ngày diễn ra tang lễ NSƯT Vũ Linh. Ảnh: Vũ Luân Entertainment
Trong đêm cuối tiễn biệt người bạn diễn, NSƯT Ngọc Huyền xúc động đến ngất xỉu, phải nhờ người dìu ra ngoài. Ảnh: Vũ Luân Entertainment
Nghệ sĩ Thanh Hằng khóc nấc khi hát tiễn biệt người anh thân thiết. Ảnh: Vũ Luân Entertainment
Video đang HOT
Khóc ít, khóc nhiều: Bao nhiêu mới đủ?
Trên thực tế, không có quy chuẩn nào cho việc thể hiện sự đau buồn trong đám tang. Bên cạnh đó, khóc vốn là một phản ứng rất tự nhiên của con người trước một loạt các cảm xúc vô cùng phong phú bao gồm sầu buồn, đau thương, vui sướng…
Bản thân chúng ta đôi khi cũng rơi nước mắt vì những con người xa lạ, sự vật, sự việc không liên quan đến mình. Lý do chỉ đơn giản là vì tìm thấy sự kết nối, đồng cảm. Vậy chẳng lẽ giữa những người thân thiết với nhau lại tồn tại một giới hạn thể hiện cảm xúc nào chăng?
Mất đi người anh, người đồng nghiệp thân thiết, các nữ nghệ sĩ đau lòng và khóc cũng là điều dễ hiểu. Ảnh: Lâm Vĩnh Thái
Nếu dõi theo mối quan hệ của NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Ngọc Huyền, nghệ sĩ Thanh Hằng với NSƯT Vũ Linh, ai cũng biết họ có mối thâm tình đặc biệt. Đối với Thanh Hằng, Vũ Linh vừa là người anh, vừa là người thầy dìu dắt trong nghề. Trong khi đó, Ngọc Huyền – Vũ Linh được biết đến là cặp đôi ăn ý của cải lương Việt Nam. Về phần NSƯT Thoại Mỹ, cô vốn là đàn em thân thiết, lại gắn bó và hỗ trợ rất nhiều trong những ngày cuối đời của “ông hoàng Hồ quảng”. Thoại Mỹ có lẽ là người hiểu hơn ai hết những vất vả, đau khổ của Vũ Linh.
NSƯT Vũ Linh và NSƯT Thoại Mỹ thời kỳ đỉnh cao. Ảnh: Vietnamnet
NSƯT Ngọc Huyền được xem là “người tình sân khấu” của NSƯT Vũ Linh. Ảnh: Ngoisao.net
Nghệ sĩ Thanh Hằng dành cho đàn anh sự yêu mến, trân trọng rất lớn. Ảnh: Thanh Niên
Phải nói thêm, trên đây có thể chưa phải là tất cả những gì chúng ta biết về mối quan hệ của họ. Chính vì thế, trong trường hợp này, không thể căn cứ vào tình trạng mối quan hệ, độ thân thiết để đưa ra mức độ đau buồn tương xứng mà họ được phép thể hiện trước mặt những người xung quanh. Đó là hành động thiếu tôn trọng đối với người đang có chuyện buồn, cũng là thiếu tôn trọng người đã khuất.
Trong lúc đối diện với sự mất mát, những soi mói của một bộ phận khán giả về cách thể hiện cảm xúc của các nghệ sĩ là điều khó chấp nhận. Ảnh: Song Minh
Dân tình từ xưa đến nay vẫn luôn có những luồng ý kiến đa dạng trái chiều. Vẫn biết, người nổi tiếng khó tránh khỏi việc bị người khác soi mói, nhưng có thể nói, sự soi mói vô lý và quá đáng của đám đông với người nổi tiếng cũng khiến không ít người bức xúc. Đặc biệt, khi sự bàn tán, soi mói ấy lại hướng đến những người vừa mất đi người thân thiết thì thực sự tàn nhẫn.
Dân tình bình luận trái chiều về việc khóc thương của các nghệ sĩ ở tang lễ NSƯT Vũ Linh. Trong đó, có ý kiến cho rằng: “Không ai rảnh đi diễn với người thân của mình”. Ảnh: N.G.V
Đã đến lúc ngừng “xôi thịt hóa” việc khóc trong đám tang
Đám tang được xem như lễ tri ân, buổi chia tay của người sống với người vừa khuất. Trong đó có sự tiếc thương, đau buồn thường xuất phát từ tình cảm thật. Nhưng cũng có khi, nhiều người khóc trong đám tang là để tránh lời ra tiếng vào, rằng có người thân mất mà không rơi nổi một giọt nước mắt, dù đôi khi người lặng lẽ nhất mới chính là người thương tiếc thật sự.
Đám tang là buổi chia tay của người sống với người vừa mất. Ảnh: Pinterest
Tâm lý đám tang mà thiếu đi tiếng khóc thì sợ người ngoài cười chê, người đã khuất ra đi không thanh thản khiến nhiều nhà phải trông cậy vào “biệt đội khóc mướn”. Đây từng là một nghề khá thịnh hành ở Việt Nam và có cát-xê phân biệt hẳn hoi. Theo đó, “khóc ướt” (khóc có nước mắt) và “khóc khô” (khóc không nước mắt) sẽ nhận thù lao khác nhau, tùy thuộc vào “nhu cầu sử dụng của khách hàng”.
Khi biết được những mặt khuất đằng sau giọt nước mắt ở đám tang, nhiều người nảy sinh tâm lý hoài nghi, soi xét và điều này thực ra cũng rất bình thường. Tuy nhiên, đừng để cái nhìn chủ quan của mình làm tổn thương người khác. Bản thân chúng ta không thể nào đánh giá chính xác bản chất sự vật, sự việc nếu chỉ nhìn đời qua lăng kính màu đen.
Luôn có nhiều tranh cãi trái chiều xung quanh chuyện khóc trong đám tang. Ảnh: Pinterest
Những bình luận cay nghiệt của một bộ phận không nhỏ dân tình trước giờ vẫn luôn có sức nặng để có thể vùi dập bất cứ một người nào. Có lẽ, đã đến lúc ngừng mang việc khóc cười trong đám tang để mổ xẻ, bàn tán bởi câu chuyện này sẽ mãi không có hồi kết. Hãy để những điều còn đọng lại sau đám tang là sự thành tâm cầu chúc người đã khuất được ra đi thanh thản.
Chúng ta nên ngừng “xôi thịt hóa” chuyện khóc thương, biến loại cảm xúc tự nhiên này thành “món ăn” phải có trong tang lễ và được thẩm định “chất lượng” bởi người khác. Ảnh: Shutterstock
Sinh – lão – bệnh – tử là chuyện khó tránh trong đời người, khi sống không tranh thủ làm những điều tử tế cho nhau, thì lúc mất đi rồi có khóc than, có ma chay tang viếng long trọng cũng đã muộn. Con người ta một khi nằm xuống là hết, là kết thúc mọi nỗ lực và cố gắng, kết thúc cả những yêu thương và hờn giận. Khi đó, những ân tình lễ nghĩa cũng về với đất, trở thành cát bụi hư vô đi theo người đã khuất mà thôi.
Ngọc Huyền và Thoại Mỹ gây xúc động ở tang lễ NS Vũ Linh: Người quỳ bên thi hài suốt 10 tiếng, người vượt bạo bệnh lo hậu sự
Đều là những người thân thiết với NS Vũ Linh lúc sinh thời nên các nghệ sĩ Ngọc Huyền, Thoại Mỹ đã có mặt để tiễn đưa người đồng nghiệp vắn số.
Từ sáng ngày 6/3, lễ viếng NSƯT Vũ Linh đã diễn ra tại nhà riêng ở Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Trước sự ra đi bất ngờ của cố nghệ sĩ, nhiều đồng nghiệp đã có mặt để cùng nhau lo hậu sự, tiễn đưa NS Vũ Linh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong số đó, NS Ngọc Huyền và NS Thoại Mỹ gây xúc động bởi những việc làm ý nghĩa dành cho cố NS Vũ Linh.
Theo đó, nhà báo Song Minh cho biết từ hôm qua NS Ngọc Huyền túc trực, quỳ gối suốt 10 tiếng bên thi hài để cùng người thân cầu nguyện cho vong linh người quá cố ra đi thanh thản. Sau khi ra về lúc tối muộn, NS Ngọc Huyền còn chắp tay gửi lời cảm ơn khán giả đã đến viếng cố NS Vũ Linh.
NS Ngọc Huyền mặc áo dài trắng, quỳ bên thi hài suốt 10 tiếng trước khi NS Vũ Linh nhập quan
Không chỉ NS Ngọc Huyền, NS Thoại Mỹ là người có mặt từ sớm, cố gắng lo chu toàn cho NS Vũ Linh dù bản thân vừa trải qua cơn bạo bệnh: "NS Thoại Mỹ vừa trải qua cơn bạo bệnh, sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn nhưng vẫn ráng gượng lo chu toàn cho người anh. Chị tất bật mọi chuyện, lo từ việc mời sư thầy tụng niệm, trang phục khâm liệm, hoa trang trí tang lễ, con đường trải thảm vào viếng, nhắc nhở đội ngũ bảo vệ an ninh trật tự trang lễ... Chị muốn tang lễ anh phải thật ấm cúng nhưng phải xứng tầm với một tên tuổi lớn như Vũ Linh".
Ngoài ra, NS Tài Linh đã bật khóc khi hay tin NS Vũ Linh qua đời. NS Tài Linh dù ở Mỹ nhưng vẫn gửi hoa thay cho lời vĩnh biệt người đồng nghiệp tài hoa. Nhiều nghệ sĩ như: Mỹ Tâm, Tiến Luật, Kim Tuyến,... cũng gửi hoa để tiễn biệt cố NS Vũ Linh.
NS Thoại Mỹ và Bình Tinh cùng nhau sắp xếp, lo chu toàn hậu sự cho NS Vũ Linh
Lễ viếng của cố NS Vũ Linh diễn ra từ sáng 6/3 đến sáng 9/3, sau đó linh cữu sẽ được an táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương.
Rất nhiều khán giả, nghệ sĩ Việt đã tiếc thương, xót ra trước sự ra đi của NS Vũ Linh
Ngọc Huyền và Lâm Khánh Chi cùng dàn nghệ sĩ nghẹn ngào tiễn đưa cố NS Vũ Linh về nơi an nghỉ cuối cùng Trưa ngày 9/3, linh cữu của cố NS Vũ Linh đã được đưa ra khỏi nhà riêng để đi an táng tại nghĩa trang ở Bình Dương. Đông đảo nghệ sĩ đã có mặt để vĩnh biệt người nghệ sĩ tài hoa. Cố NS Vũ Linh qua đời để lại sự tiếc thương, đau xót trong lòng những người ở lại. Sau 3...