“Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo quân”: Sếp lớn của Tự Long, lấy vợ kém 13 tuổi
Nhiều năm qua, NSND Quốc Trượng vẫn được nhiều khán giả gọi với danh xưng “Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo quân”. Nam nghệ sĩ đã có những chia sẻ về điều này.
“Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo quân”
Chia sẻ với phóng viên Dân trí về cơ duyên đến với danh xưng “Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo quân”, NSND Quốc Trượng cho biết, năm 2003, ông được đạo diễn Khải Hưng mời làm tiểu phẩm hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần.
Theo nam nghệ sĩ, đó không phải nhân vật Ngọc Hoàng của chương trình Táo quân phát vào đêm 30 Tết mà là tiểu phẩm hài có nhân vật Ngọc Hoàng phát vào cuối tuần. Kịch bản cũng có người lên chầu, tâu bẩm và cũng diễn cùng Xuân Bắc, Công Lý, Tự Long… nên từ đó đến nay, mọi người hay gọi là “Ngọc Hoàng đầu tiên”.
“Tôi khá bất ngờ khi được gọi là “Ngọc Hoàng đầu tiên của Táo quân”. Tuy không tham gia nhưng tôi vẫn theo dõi chương trình Táo quân và thấy rằng, các nghệ sĩ rất cố gắng để hoàn thành vai diễn của mình”, NSND Quốc Trượng bày tỏ.
Tạo hình vai Ngọc Hoàng của NSND Quốc Trượng năm 2003 (Ảnh: Chụp màn hình).
Khác với nét nghiêm nghị của “Ngọc Hoàng” Quốc Khánh, nhân vật Ngọc Hoàng của Quốc Trượng lại rất hoạt ngôn, tếu táo và hài hước, mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả.
Xuất hiện trong chương trình, “Ngọc Hoàng” Quốc Trượng mặc hoàng bào, đội mũ cánh chuồn, tóc để dài nhuộm bạc, tay đeo nhẫn đá quý, đồng hồ hàng hiệu và dùng điện thoại di động.
Với tính cách quyết đoán, nhanh nhạy nhưng vô cùng dí dỏm, nhân vật do NSND Quốc Trượng thủ vai trở thành điểm nhấn đặc biệt của chương trình. Tuy nhiên, NSND Quốc Trượng chỉ vào vai Ngọc Hoàng một lần duy nhất trong năm đầu tiên Táo quân ra mắt khán giả.
Quốc Trượng cho hay, sau này, ông đi diễn hài cùng cố nghệ sĩ Phạm Bằng, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh… nhưng cũng bận nên ông rút lui dần vì không thể đi diễn bên ngoài lâu được.
NSND Quốc Trượng sinh năm 1966 tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Từ nhỏ, ông đã hát chèo rất ngọt và từng là đội trưởng của đội văn nghệ xã khi học cấp 2, cấp 3.
Sau đó, Quốc Trượng được NSND Mạnh Tuấn truyền nghề và trở thành một nghệ sĩ chèo thành danh từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp trường Sân khấu – Điện ảnh, ông về công tác ở Đoàn chèo Hà Bắc, đến năm 1990 thì chuyển sang Đoàn chèo Tổng cục hậu cần.
NSND Quốc Trượng là nghệ sĩ gạo cội trên các sân khấu chèo. Ông thường đóng vai hề trong các vở chèo, được nhận xét là có nét diễn và sự duyên dáng giống danh hài Xuân Hinh.
“Ngày đó, trường không dạy cách diễn hề, tôi và anh Xuân Hinh (NSƯT Xuân Hinh – PV) đã tiết kiệm tiền buôn bán để theo học riêng với NSND Mạnh Tuấn. Thầy Tuấn đã dạy chúng tôi làm hề cu Sứt, hề chanh, hề chóp, hề bột, hề hát rong, hề leo… Trong sân khấu chèo, vai hề mang đến sự lạc quan, tiếng cười cho khán giả.
Video đang HOT
Có lẽ khán giả yêu Quốc Trượng nên mới nhớ mãi nhân vật hề. Tôi luôn thấy trân trọng tình cảm của khán giả dành cho mình. Vì bây giờ đi ra ngoài đường, vẫn có người nhận ra Quốc Trượng và hỏi han”, Quốc Trượng tâm sự.
Năm 2007, Quốc Trượng đảm nhận chức vụ Phó đoàn trưởng đoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu Cần. Năm 2010, ông làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội (tiền thân là đoàn nghệ thuật Chèo của Tổng cục Hậu Cần).
Hiện tại, NSND Quốc Trượng mang quân hàm Đại tá, giữ chức vụ Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội – là “sếp” trực tiếp của NSND Tự Long (đảm nhận chức Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội).
NSND Quốc Trượng chia sẻ, từ khi chuyển sang làm quản lý, ông ít tham gia biểu diễn nhưng luôn nhớ sân khấu, nhớ cảm giác được biểu diễn cho khán giả xem những vở chèo hay.
“Tôi vẫn yêu nghề chứ. Năm 2011, tôi có tham dự Liên hoan Sân khấu hài toàn quốc và đạt Huy chương vàng với đoạn trích Thị Nở – Chí Phèo. Khi nhìn thấy đồng nghiệp diễn, tôi cũng thích nhưng mình không có thời gian nhiều để tham gia”, nam nghệ sĩ nói với phóng viên Dân trí.
Hiện tại, NSND Quốc Trượng mang quân hàm Đại tá, giữ chức vụ Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội (Ảnh: Toàn Vũ).
Cuộc sống U60 viên mãn bên vợ cùng nghề, kém 13 tuổi
Không chỉ thành công trong sự nghiệp, NSND Quốc Trượng cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cuộc hôn nhân 2 thập kỷ viên mãn với vợ kém 13 tuổi.
Bà xã của ông là NSƯT Lâm Thanh, hiện là Trưởng đoàn diễn 2 của nhà hát. Họ quen biết nhau khi được đài truyền hình mời tham gia vở chèo Cá mè đè cá chép. Ông đóng một vai hề trong khi Lâm Thanh vào vai nữ chính. Sau đó, cả hai cảm mến và yêu nhau.
NSND Quốc Trượng chia sẻ với phóng viên Dân trí: “Trước đó, tôi có hai lời thề: Không lấy vợ trong nghề và khi nào lên NSƯT thì mới kết hôn. Nhưng khi gặp bà xã, tôi chỉ giữ đúng một lời thề là có danh hiệu NSƯT thì mới làm đám cưới. Tôi được phong NSƯT vào năm 2001 và cuối năm đó tôi cũng chính thức từ giã cuộc sống độc thân”.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, NSND Quốc Trượng nói, ông là trai quê nên không nề hà việc gì. Khi vợ bận, nam nghệ sĩ vẫn dọn dẹp nhà cửa, vào bếp nấu cơm.
NSND Quốc Trượng chia sẻ, ở nhà hát ông là sếp nhưng khi về nhà, ông chỉ là một người chồng, người bố của hai con (Ảnh: Toàn Vũ).
“Ở nhà hát là sếp nhưng khi về nhà tôi chỉ là một người chồng bình thường, người bố của hai con. Từ khi con gái đi du học, nhà cửa vắng vẻ hơn. Ngày nào con cũng gọi điện về nói chuyện nên hai vợ chồng đỡ nhớ con phần nào.
Ở với nhau khá lâu nên chúng tôi hiểu rằng, để duy trì được cuộc sống êm ấm, cần phải tôn trọng, thông cảm cho nhau”, NSND Quốc Trượng bộc bạch.
Khi được hỏi, trong hai thập kỷ qua, vợ chồng có từng “cơm không lành, canh chẳng ngọt”?, ông thẳng thắn cho rằng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chỉ có điều là hai vợ chồng cùng ngành, cùng nghề cũng dễ hiểu nhau hơn.
Theo ông, chuyện nào cũng thế, dù công việc hay gia đình đều có lúc va chạm, nhưng mỗi người nhịn một chút. “Các con bây giờ cũng lớn rồi và cả hai đứa đều không có ý định theo nghệ thuật. Tôi tôn trọng các con bởi nghĩ theo nghệ thuật vất vả lắm.
Thực tế là vì các cháu không bộc lộ năng khiếu gì với nghệ thuật. Khi các con đủ lớn thì tôi cũng đã chuyển sang làm lãnh đạo nhưng hai con vẫn thích xem lại vở diễn ngày xưa của bố và đặc biệt thích chèo.
Không một vở nào tổng duyệt, sơ duyệt ở Nhà hát Chèo Quân đội mà các cháu không xem. Nhưng đó là yêu thích thôi chứ các cháu không có năng khiếu. Thậm chí, tôi còn chưa nghe các con hát karaoke bao giờ. Thế nên vợ chồng tôi không ép con theo mình”, Quốc Trượng từng chia sẻ.
Nam nghệ sĩ trẻ nhất trong dàn 'Táo quân' được phong tặng NSND là ai?
Anh là người có danh hiệu NSND khi mới bước sang tuổi 43, trẻ nhất so với các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu này của "Táo quân".
Đến thời điểm hiện tại, dàn nghệ sĩ chương trình Táo quân của VTV đã có 3 người được phong tặng danh hiệu NSND, đó là các nghệ sĩ: Tự Long, Công Lý, Quốc Khánh.
Không chỉ là người đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSND trong dàn Táo quân, Tự Long cũng là người nhận danh hiệu cao quý này khi mới chỉ 43 tuổi.
Tự Long được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2012. Chỉ 3 năm sau đó, đến năm 2015, anh tiếp tục được phong tặng danh hiệu NSND.
Tự Long được phong danh hiệu NSND khi mới chỉ 43 tuổi.
Thời điểm Tự Long được phong tặng danh hiệu NSND, có không ít ý kiến thắc mắc vì anh còn quá trẻ. Hơn nữa, từ thời điểm nhận anh nhận danh hiệu NSƯT đến khi được phong NSND mới chỉ hơn 3 năm.
Theo quy định ban hành từ năm 2003, các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND phải có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên (riêng đối với nghệ thuật xiếc từ 15 năm trở lên) đã được tặng danh hiệu NSƯT từ 5 năm trở lên và có ít nhất 2 giải thưởng Vàng tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế... và các hội văn học nghệ thuật Trung ương kể từ khi được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Theo quy định này, đến năm 2015 (khi Tự Long được phong tặng NSND), nam nghệ sĩ mới 43 tuổi, so về tuổi nghề chưa đủ 20 năm hoạt động nghệ thuật liên tục. Đồng thời, Tự Long cũng mới được Nhà nước phong tặng NSƯT từ năm 2012, tính đến 2015 mới chỉ được 3 năm chứ chưa đủ 5 năm.
Hiện, NSND Tự Long đang mang quân hàm Đại tá.
Trước những ồn ào này, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đồng thời là Ủy viên của Hội đồng xét tặng chuyên ngành cấp Nhà nước chia sẻ trên báo Gia đình & Xã hội:
"Hội đồng càng cao sẽ có cái nhìn càng rộng hơn, so sánh sẽ kỹ càng hơn... Nhiều trường hợp cũng sẽ bị rơi rụng khi Hội đồng xem xét lại thấy chưa xứng đáng. Với những ý kiến của độc giả, của công chúng và truyền thông, tôi tin Bộ VH-TT&DL cùng với Ban thi đua khen thưởng của Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp lại để đệ trình lên Hội đồng xét duyệt trước khi trình Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu NSND-NSƯT cao quý này".
Tuy nhiên, kể từ khi nhận danh hiệu NSND, Tự Long ngày càng khẳng định được phẩm chất và tài năng của mình. Nhiều khán giả hoàn toàn đồng tình với việc anh được phong tặng danh hiệu NSND khi mới chỉ 43 tuổi.
Không chỉ giữ vai trò Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, năm 2020, NSND Tự Long còn được phong quân hàm Đại tá.
Tự Long tên thật là Vũ Tự Long, anh sinh ra trong gia đình có truyền thống về nghệ thuật sân khấu tại Bắc Ninh. Bố Tự Long là NSƯT Tự Lẫm - từng đảm nhiệm vị trí Trưởng đoàn Quan họ Bắc Ninh trong những ngày đầu mới thành lập. Mẹ Tự Long cũng là nghệ sĩ chèo có tiếng tại quê hương.
Để có được hào quang trong nghề nghiệp, Tự Long đã trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
Thời trẻ, Tự Long không mặn mà với nghệ thuật mà muốn có công việc ổn định, anh cũng từng nuôi dự định đi xuất khẩu lao động. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Xây dựng, Tự Long đã làm nhiều nghề để mưu sinh: Thợ mộc, phụ hồ, xe ôm...
Thời gian bôn ba vất vả này đã khiến Tự Long thay đổi suy nghĩ, quyết tâm thi vào trường Sân khấu Điện ảnh. Sau khi tốt nghiệp, nam nghệ sĩ đầu quân cho đoàn chèo Tổng cục Hậu cần vào năm 1999.
Gia đình nhỏ của Tự Long.
Dù là "con nhà nòi" nhưng những ngày đầu tiên ở đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, Tự Long vẫn phải chứng minh bản thân bằng những vai diễn nhỏ "cầm cờ chạy hiệu".
Đến năm 2000, chương trình Gặp nhau cuối năm lên sóng, Tự Long tỏa sáng cùng các tên tuổi như Xuân Bắc, Công Lý và được công chúng biết đến rộng rãi hơn.
Hiện tại, Tự Long có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ thứ 2 là giảng viên của trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Cặp đôi đã có 3 con đủ nếp đủ tẻ.
Thiên Lôi đầu tiên của 'Táo quân': Chuyên vai khắc khổ, U50 mới có hạnh phúc Thiên Lôi đầu tiên của "Táo quân" sở hữu ngoại hình khắc khổ, nhỏ bé và có đường tình duyên khá lận đận. Trong số những "cán bộ thiên đình" của Táo quân, nhân vật Thiên Lôi thường xuyên xuất hiện nhưng lại là nhân vật được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau. Chúng ta có thể kể tới các nghệ...