Ngọc Anh chê Đức Tuấn ‘mù mờ’ khi nhận xét The Voice
Nhận xét về vòng đối đầu của “The Voice” sắp diễn ra, nữ ca sĩ từng tham gia chấm thi vòng loại khẳng định đây không phải là những màn đấu đá, hạ bệ, tranh giành nhau của các thí sinh trên sân khấu mà là sự tinh túy, khéo léo xử lý của hai thí sinh song ca cùng nhau.
Bên cạnh đó, nói về các gameshow, Ngọc Anh cho biết, không phải cứ liên quan đến hát là phải luyện thanh, khi nào cũng hát, mở mồm ra là hát kiểu thanh nhạc, kiểu bác học được… Mỗi một gameshow có một tiêu chí riêng!
- Trong một tiết mục song ca, hai ca sĩ thể hiện cần phải có những yếu tố cơ bản nào để đem đến sự thành công cho ca khúc?
- Khi hát song ca, điều cần nhất là hai người phải hợp nhau về chất giọng. Tiếp theo là chọn bài hát hợp với giọng của cả hai. Và có thể, hai giọng nam, nữ đều không hay nhưng khi kết hợp với nhau lại thành hay. Ngoài ra, khi song ca, đôi bên phải biết cách tập luyện làm sao cho ăn ý, chứ không được phép giọng người này “đè” người kia. Việc chứng tỏ đẳng cấp gì, khoe giọng, trưng trổ… tất cả đều không tốt khi hát song ca. Thậm chí, nếu cần thiết phải khoe một đoạn nào đấy thì cần phải thể hiện rất nhanh.
Ngọc Anh: “Tôi không bênh The Voice, nhưng bạn hãy lên các trang mạng xã hội tìm và xem lại các phần thi của vòng đối đầu phiên bản quốc tế xem, không hề có chuyện đấu đá, đánh nhau hay tranh giành nhau gì hết…”.
- Như vậy, khi hát song ca, muốn chiếm đất diễn để thể hiện bản thân là rất khó?
- Khi song ca, cái hay chính là sự kết hợp, đã kết hợp là phải ăn ý, nâng nhau lên chứ hoàn toàn không có sự thể hiện bản thân hay trưng trổ gì ở đây cả.
- Vòng thi đối đầu của “The Voice” sắp diễn ra, hai thí sinh sẽ song ca với nhau và trực tiếp hạ bệ nhau trên sân khấu. Chị có đồng tình với cách thức thi “đối đầu” này hay không?
- Theo format nước ngoài, cái tên “đối đầu” là để tạo sự gay cấn, hấp dẫn, hứng thú cho người xem còn thực ra, hai thí sinh cùng đứng trên sấn khấu, hát song ca với nhau và giám khảo sẽ đánh giá họ ở nhiều yếu tố: chẳng hạn sự uyển chuyển của thí sinh khi xử lý ca khúc cùng bạn thi, đồng thời cũng phải tôn được giọng hát của mình và nâng được giọng hát của bạn thi cùng mình. Hoàn toàn không phải “đối đầu” có nghĩa là giành giật nhau, đấu đá nhau ngay trên sân khấu. Phần thi này cũng được luyện tập trước cả rồi!
- Khác với quan điểm của chị, ca sĩ Đức Tuấn lại cho rằng cả phiên bản nước ngoài và Việt Nam đều để hai thí sinh hát với nhau là chỉ chăm chăm để hạ nhau, đấu đá nhau?
- Theo tôi, bất kể một ai đó, muốn nói đến vấn đề gì thì hãy xem và theo dõi đã, đừng có mù mờ, hiểu theo cảm nhận của cá nhân mình. Mình có xem, theo dõi, hiểu một cách tường tận đâu mà sao lại phát biểu thế? Tôi không bênh The Voice, nhưng bạn hãy lên các trang mạng xã hội tìm và xem lại các phần thi của vòng đối đầu phiên bản quốc tế xem, không hề có chuyện đấu đá, đánh nhau hay tranh giành…
Vòng đối đầu, chưa hẳn người hát hay nhất đã được chọn mà chính người biết cách xử lý và biết thể hiện mình, đồng thời vẫn nâng được bạn diễn lên. Người được chọn, là người cho khán giả thấy sự khéo léo và tinh tế chứ không phải anh nào hát hay, anh nào hát to sẽ được chọn ở vòng đối đầu này.
- Bản thân chị có thích xem “The Voice” phiên bản Việt hay không?
- Tôi thích chứ!
- Chị thấy “The Voice” hấp dẫn ở những điểm nào?
Video đang HOT
- Tôi thấy chương trình này nâng cao giọng hát và nó là mô hình đào tạo ngôi sao theo kiểu mới. Đồng nghĩa bạn là người như thế nào thì bạn vẫn có quyền thể hiện tài năng và tài năng vẫn cứ được đặt lên hàng đầu.
- Ở vòng thi Giấu mặt, chị có thấy thú vị với cách thể hiện của 4 vị giám khảo hay không?
- Tôi thấy thú vị mà! Bạn thấy đấy, mọi diễn đàn, các trang báo đều nói về The Voice mà, đấy chính là sức hút của nó.
“Bản thân tôi thì ca sĩ là phải học, sự nghiệp còn dài hơi, học như một thứ vũ khí được mài nhọn, còn sử dụng như thế nào là theo cách của mình”.
- Vừa qua, diva Thanh Lam e ngại: “Không biết Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng sẽ lấy gì để dạy thí sinh!”. Theo chị, Thanh Lam nhận xét như vậy có đúng không?
- Theo tôi, mỗi cuộc thi đều đặt ra một tiêu chí riêng, chẳng hạn như Sao Mai khác, Sao Mai điểm hẹn khác… Mỗi cái mỗi kiểu. Vì vậy, là người trong cuộc nên sáng suốt chứ không nên đánh đồng, liên quan đến thi hát là phải luyện thanh, khi nào cũng hát, mở mồm ra là hát kiểu thanh nhạc, kiểu bác học được.
Bản thân The Voice, mọi người đang xem nặng chữ “voice” nghĩa là giọng hát. Tuy nhiên, tôi thấy chương trình đang tìm nhiều nhân tố, quen mặt có, lạ mặt có… The Voice đang đi tìm những viên ngọc thô, chưa được mài giũa. Sau đó, họ sẽ dùng công nghệ, trong đó có công nghệ giải trí, sự nghiệp học hành. Nếu giành chiến thắng, ngoài phần thưởng có giá trị về vật chất ra, họ còn được hưởng những chế độ đào tạo đặc biệt về âm nhạc. Như vậy thì những viên ngọc thô sẽ được mài giũa dần dần chứ không thể đòi hỏi họ về thanh nhạc ngay từ đầu được.
Nói về 4 vị HLV, tại sao lại gọi họ là HLV mà không gọi là giảng viên? Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. HLV có nhiệm vụ huấn luyện, tìm ra các phương pháp để đào tạo các thí sinh thành những ngôi sao ca nhạc mang tính chất thị trường. Còn vấn đề thanh nhạc đã có cả một ê-kip bổ trợ rồi. Chính vì vậy, tôi nghĩ, đào tạo thí sinh của The Voice là công sức của cả một tập thể chứ không riêng của cá nhân nào cả. Cách chị Lam phát biểu trên báo, theo tôi chị Lam đã nhìn ở góc độ chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ.
- Như vậy, giảng dạy như chị Lam nói là cả một quá trình dài, còn ở “The Voice” chỉ là tìm cách khắc phục những khuyết điểm và đào tạo thêm nhiều yếu tố khác?
- Cách nói của bạn cũng đúng! Giảng dạy, ngoài chuyện trường lớp đàng hoàng ra, con người ta còn phải học ở cả trường đời nữa. Tức là, khi làm ca sĩ, rời sân khấuca sĩ cần phải học hỏi thêm nhiều thứ nữa, học hỏi hàng ngày. Có nhiều ca sĩ học bao nhiêu năm nhưng không thể thành ca sĩ nổi tiếng được, điều này cũng đã được chứng minh. Không phải cứ mở mồm ra hát kiểu trường lớp là khán giả sẽ thích. Bản thân tôi thì ca sĩ là phải học, sự nghiệp còn dài hơi, học như một thứ vũ khí được mài nhọn, còn sử dụng như thế nào là theo cách của mình.
- Nhưng đôi khi, những con người có tài năng thực thụ vẫn bị lép vế bởi âm nhạc hiện nay, kỹ xảo nhiều hơn kỹ thuật?
- Âm nhạc thời điểm này, bạn phải hiểu đơn thuần rằng không phải ca sĩ là đứng lên, là hát nữa, khán giả họ cần nhiều hơn như thế. Thời ca sĩ cứ đứng lên hát, được vỗ tay đã qua lâu rồi. Bây giờ khán giả có rất nhiều sự lựa chọn, không nghe nhạc Việt thì nghe nhạc ngoại, không xem liveshow Việt thì mua vé máy bay ra nước ngoài xem liveshow của Tây…
“Thời buổi này, khi ta đã có nội lực: có giọng hát, có kỹ thuật… ta cũng có quyền cho công nghệ vào để ta được nổi bật hơn”.
Chính vì vậy, người ca sĩ muốn phát triển bền vững với nghề, cần phải theo xu hướng, xu thế. Chẳng hạn, ngày nào bạn cũng mặc một bộ đồ thì những người xung quanh bạn sẽ rất chán bạn, thậm chí còn kỳ thị bạn. Nghệ thuật cũng vậy, nó có tính thời thượng và được ví như một món ăn tinh thần nên không thể ngày nào cũng ăn đi ăn lại một món. Cần phải thay đổi khẩu vị thì mới dễ hợp và dễ ăn. Với các nghệ sĩ nổi tiếng, không thể suy nghĩ và hành động theo lối ta mãi mãi là ta. Nghệ sĩ là phải cực đoan một tí, nhưng không phải cực đoan tới mức độ cổ hủ và không văn minh. Tôi nghĩ rằng, ta phải theo xu thế chứ!
- Cụ thể vào bản thân chị, chị là ca sĩ đi lên bằng nội lực, có tố chất nhưng tên chị không nổi đình nổi đám bằng những ca sĩ lắm chiêu nhiều trò. Chị có thấy thiệt thòi hay không?
- Chả có gì mà bất công đâu bạn, cuộc sống này rất công bằng, mình làm cái gì thì mình sẽ được hưởng cái đó. Chẳng hạn, khi bạn có tài năng, bạn hát hay, bạn có kiến thức, đi lên bằng nội lực… chắc chắn khán giả sẽ ghi nhận và yêu quý bạn.
Có thể một quãng thời gian ngắn bạn hơi mờ nhạt nhưng bạn vẫn mãi trong lòng khán giả, điều này không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải yêu nghề, không được phụ nghề, luôn luôn cố gắng, tâm huyết với nghệ thuật. Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin vào những chuyện nói nhiều hơn làm.
- Nghĩa là chị không tin chiêu trò có thể thắng được nội lực?
- Thời buổi này, khi ta đã có nội lực, có giọng hát, có kỹ thuật… ta cũng có quyền cho công nghệ vào để ta được nổi bật hơn. Đấy là quyền và cách lựa chọn của mỗi nghệ sĩ.
- Chị đã dùng đến công nghệ chưa?
- Mấy năm trước, tôi không thích chiêu trò này, chiêu trò kia nhưng mấy năm trở lại đây, tôi nghĩ bản thân nghệ sĩ hát rất là tốt mà có cách để khán giả luôn lưu lại hình ảnh trong lòng họ và mình biết cách làm mình tỏa sáng hơn thì vẫn tốt hơn và mình không bị thiệt thòi!
Theo Phunutoday
Khán giả 'dậy sóng' vì tải nhạc trực tuyến bị thu phí
Ngạc nhiên, buồn vì không còn được "xài chùa" vui vì thị trường nhạc trong nước dần chuyên nghiệp hay cuống quýt tải nhạc trước 1/11... là phản ứng trái chiều của nhiều người khi 5 website ở VN dự kiến thu phí download.
Sau khi đăng tải thông tin MV Corp và 5 website âm nhạc lớn ký thỏa thuận hợp tác, dự kiến đồng loạt thu phí tải nhạc trực tuyến vào ngày 1/11, mức giá 1.000 đồng cho mỗi lần tải, VnExpress.net nhận hàng trăm ý kiến của bạn đọc với nhiều tranh luận trái chiều. Trên các mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều nhận xét, bình luận, góp ý về động thái mới của các website âm nhạc.
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, hơn 12.000 lượt độc giả tham gia khảo sát của VnExpress.net. Trong đó, 79,7% số phiếu cho rằng mức giá 1.000 đồng cho một lần tải nhạc trên mạng là quá cao, 15,9% nhận định mức phí này phù hợp. Chỉ có 4,3 % nhận xét nó quá rẻ (kết quả tính từ 16h34 phút ngày 15/8 đến 16h30 ngày 16/8).
Không ít người bày tỏ ý kiến vui mừng như: "Đây là thước đo cho sự thành công của sản phẩm mà ca sĩ làm ra. Phải hay thì người ta mới bỏ tiền ra down về. Như thế sẽ thanh lọc được mấy ca sĩ vớ vẩn hát linh tinh" (blogger Nguyễn Sơn Tùng), "Tuyệt vời, hãy chứng tỏ người Việt Nam văn minh và biết làm ra tiền" (blogger Nguyễn Trung Kiên).
Độc giả Hoàng Anh Quốc, nhà ở quận Thủ Đức, chia sẻ quan điểm về vấn đề này: "Khi biết tin tôi cảm thấy rất bình thường, vì tôi nghĩ đây là chuyện cần thiết và cũng đã đến lúc Việt Nam phải làm giống như các nước khác trên thế giới. Tôi không "sốc", cũng không lo lắng bởi tôi coi đây như là chuyện đương nhiên sẽ xảy ra, chỉ không biết là nó đến vào lúc nào thôi. Quan điểm của tôi là cứ theo luật mà làm. Thời gian đầu, chắc chắn mọi người cũng sẽ phản ứng, nhưng dần dần họ sẽ quen với việc phải trả tiền khi muốn sở hữu một cái gì đó, cụ thể ở đây là âm nhạc".
Về mức tải nhạc 1.000 đồng một bài hát, theo anh Quốc là vừa phải, không cao không thấp. "Một đoạn nhạc chờ tải mất 3.000 đồng mà một bài hát tải về để nghe trên nhiều thiết bị chỉ mất có 1.000 đồng đối với tôi là mức giá chấp nhận được". Trước kia, thỉnh thoảng anh Quốc vào các bảng xếp hạng hoặc danh sách ca khúc mới để tải những bài hát của các ca sĩ yêu thích về laptop. Sau đó, anh sẽ nghe kỹ, bài nào thích thì copy vào thiết bị di động. "Thế nhưng, nếu phải trả tiền thì tôi sẽ cân nhắc việc chọn lựa bài hát để tải chứ không tải tràn lan nữa", anh nói.
Các blogger bàn tán về việc thu phí tải nhạc trên mạng. Ảnh chụp màn hình.
Với anh Nhuận Khoa, nhà ở Bình Thạnh, TP HCM thì việc thu phí tải nhạc trực tuyến sẽ mang đến một thay đổi khó khăn trong thói quen sử dụng nhạc trên mạng Internet của anh. "Tôi sẽ phải sửa chữa thói quen của mình. Mà thường những gì ngược lại thói quen ta cần có thời gian (thậm chí rất dài) để thay đổi. Nhất là việc ngược lại này lại làm chúng ta tốn kém hơn, không thoải mái hơn".
Anh Khoa cũng cho rằng, việc nghe nhạc và download miễn phí từ lâu đã trở thành thông lệ tại Việt Nam. "Tôi tạm không bàn đến tính đúng luật hay không vì đây là câu chuyện dài và chúng ta cần có rất nhiều bên liên quan để đưa ra câu trả lời rốt ráo. Tôi muốn nói đến một thực tế. Vậy nên, khi đưa ra một điều luật nào đó để thay đổi thực tế, cần có một cuộc khảo sát hay tính toán thật tinh tế để cho thấy việc thay đổi này là đúng, là hiệu quả", Khoa nói.
Câu chuyện bản quyền đã nhiều lần nhen nhóm, thổi bùng rồi lịm tắt trên thị trường nhạc số Việt. Vì thế với những khán giả như anh Khoa, anh Quốc, ngoài quan tâm đến vấn đề cách thức chi trả cho nhu cầu nghe nhạc, họ còn muốn biết những người thực hiện sẽ đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu như thế nào. Khán giả cần được chứng minh để nhận thức rõ vì sao mọi người cần thay đổi thói quen.
Trong khi chờ đợi điều đó, chuyện có khá nhiều ý kiến e dè và không vui trước thông tin trên cũng dễ hiểu.
Thứ nhất, mức giá mỗi lần tải nhạc 1.000 đồng thoạt nghe có vẻ ít nhưng nhiều khán giả cho rằng, con số này sẽ rất lớn, tính theo lượng người dùng dịch vụ hiện nay. Chính vì vậy, lời kêu gọi của blogger Đặng Trần Tuyển "Tranh thủ down nhạc về gấp nha bà con ơi! Tải nhanh còn kịp" cũng trùng với tâm lý của nhiều người nghe nhạc trên mạng hiện nay. Thậm chí có khán giả còn dự đoán "trào lưu nghe nhạc bằng CD (lậu) sẽ trở lại".
Nhiều fan cho rằng động thái thu phí của các website chẳng khác nào "nằm mơ giữa ban ngày". Trong và ngoài nước hiện nay có vô số trang web cung cấp nhạc miễn phí, kể cả MV, điển hình là youtube... Vì thế, người nghe nhạc Việt Nam sẽ không dễ dàng để bị "móc túi" tại 5 website này mà sẽ chuyển sang sử dụng hàng trăm trang web khác.
Thứ hai, vấn đề phân chia số tiền thu được cho các bên quản lý và chủ sở hữu thực sự của tác phẩm cũng là điều được rất nhiều người quan tâm.
Blogger ShaNgâyThơ chia sẻ với giọng đầy châm biếm: "Nước ngoài thu cái này thì mình tin là đến được tay nghệ sĩ, còn Việt Nam mình thì sao?... Mình rất ủng hộ việc thu tiền cho nghệ sĩ, nhưng làm ơn đưa tiền tới cho người ta nghen!".
Lo ngại này của khán giả không phải là không có cơ sở khi thực trạng không minh bạch trong việc đối soát, công bố doanh thu luôn là vấn đề gây lo ngại. Ở thế độc quyền, các nhà mạng thường hốt bạc khi được trả với tỷ lệ cao hơn chủ sở hữu thật sự của tác phẩm âm nhạc. Và những chủ sở hữu này chỉ biết dựa vào những con số từ đơn vị mà họ ủy quyền kinh doanh ca khúc.
Trong dự án của MV Corp và 5 website âm nhạc, số tiền bản quyền thu được, sau khi trừ đi các chi phí, đơn vị phân phối và các website sẽ được hưởng 45%. 55% còn lại sẽ trả về cho đơn vị cung cấp nội dung (ca sĩ, nhạc sĩ, hãng ghi âm....). Con số ăn chia này còn khá cách biệt so với nước ngoài, lấy ví dụ như với iTunes, tỷ lệ chia là 30% thuộc về các website, còn 70% thuộc về đơn vị cung cấp nội dung. Tại buổi hội thảo ngày 15/8, ông Phùng Tiến Công - Phó tổng giám đốc MV Corp - cho biết khi chương trình đi vào vận hành, trong tương lai, đơn vị này sẽ cố gắng điều chỉnh lại tỷ lệ này cho thích hợp.
Biểu đồ cho thấy thị phần nhạc số thế giới.
Việc thu phí tải nhạc mạng thực tế chỉ là việc "cũ người mới ta". Hiện tại, các nước châu Á như: Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... đã thực hiện điều này. Còn vấn đề mà khán giả mong muốn nữa là các nhà mạng trong nước sẽ tiến hành cách thức thu phí hiệu quả như thế nào, và chất lượng của sản phẩm âm nhạc sẽ khác ra sao so với thời gian còn được sử dụng miễn phí?
Theo VNE
Game thủ Việt nhận xét gì về Webgame Vô Cực Như chúng ta đã biết, vào sáng ngày hôm qua, Webgame Vô Cực đã chính thức tiến hành Close Beta ở Việt Nam. Đồ họa của Vô Cực chỉ ở mức trung bình và bị nhiều người chơi nhận định là "thô". Cùng thể loại và lối chơi với nhiều Webgame chiến thuật thuộc loại "hot" hiện nay như Chân Long Giáng Thế,...