Ngoạn mục vùng chuyên canh đạt 2 tỷ đồng/năm
Đến thời điểm này, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã có 16/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới ( NTM). 2 xã Dương Quang và Kim Sơn đang phấn đấu về đích trong năm 2016, còn 2 xã Lệ Chi và Trung Mầu sẽ hoàn thành vào năm tiếp theo.
Điểm sáng được Thủ tướng về thăm
Được xem là điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM, xã Văn Đức – vựa rau của huyện Gia Lâm vừa vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới thăm. Là người được gặp Thủ tướng, ông Phạm Văn Tới ở xã Văn Đức cho biết: “Không chỉ tôi mà bà con Văn Đức rất phấn khởi, tự hào khi được đích thân Thủ tướng về thăm, động viên”. Ông Tới cho biết thêm, nhớ lời Thủ tướng dặn, bà con trồng rau ở Văn Đức sẽ cố gắng hơn trong sản xuất, luôn làm bằng cái tâm để trồng ra các sản phẩm rau, củ, quả thơm ngon, đảm bảo chất lượng, vừa cung cấp cho thị trường, vừa làm giàu cho gia đình và xã hội.
Trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: H.Đ
Tổng nguồn vốn ngoài ngân sách cho xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm đã lên tới gần 274 tỷ đồng, trong đó, riêng nhân dân đóng góp trên 82 tỷ đồng.
Ông Đinh Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Đức cho biết: Trước khi triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM, Văn Đức có 10/19 tiêu chí chưa đạt, đời sống của đại bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn. “Xác định được thực tế đó, chúng tôi đã triển khai đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, cải tạo kênh mương, giao thông nội đồng để giúp bà con sản xuất thuận lợi. Đồng thời, xã cũng phát huy lợi thế đất đai để sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh. Nhờ thế, diện tích trồng rau an toàn của Văn Đức đến nay đã đạt tới 285ha. Thương hiệu rau an toàn Văn Đức đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, thu nhập của nông dân cũng tăng nhanh: Năm 2013 đạt từ 180 – 200 triệu đồng/ha, nay đã đạt bình quân trên 500 triệu đồng/ha/năm” – ông Yên chia sẻ.
Video đang HOT
Theo ông Yên, bên cạnh trồng rau, Văn Đức còn phát triển mạnh chăn nuôi lợn nái, lợn thịt giống ngoại. Từ chỗ chỉ có một số hộ nuôi lợn ngoại theo phương pháp kỹ thuật cao, đến nay, toàn xã Văn Đức đã có 1.300 con lợn nái, 12.000 con lợn thịt và tổng đàn bò 1.200 con, có 13 trang trại lợn ngoại được cấp chứng nhận trang trại với quy mô mỗi trang trại hàng trăm con lợn…
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, mặc dù là huyện có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, song trong quá trình xây dựng NTM, huyện Gia Lâm vẫn rất chú trọng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. “Dù tốc độ xây dựng NTM của huyện còn chậm, song Gia Lâm cũng có những thành tựu nhất định. Cụ thể, trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã bước đầu hình thành được một số vùng sản xuất chuyên canh, tập trung và kinh tế trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Diện tích các loại rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả… ngày càng tăng, cho thu nhập bình quân từ 300 – 500 triệu đồng/ha/năm. Riêng khu vực Yên Viên, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt tới 2 tỷ đồng/ha/năm” – ông Hùng nói.
Kiêu Kỵ là xã mới được công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 1.2016. Ông Phùng Đắc Quản – Phó Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ cho biết, từ một xã khó khăn, đến nay thu nhập bình quân của Kiêu Kỵ đã đạt trên 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn xấp xỉ 1%… “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ… nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập của người dân, phấn đấu sẽ đạt trên 30 triệu đồng/người/năm và tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng các tiêu chí” – ông Quản khẳng định.
“Chạy” nước rút để đạt huyện NTM
Ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, công tác xây dựng NTM của huyện đang trong giai đoạn nước rút. Theo đó, huyện đang tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho 5 xã là Trung Mầu, Lệ Chi, Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị để hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất… “Chúng tôi đã đặt mục tiêu sẽ trở thành huyện NTM vào cuối năm 2016, với việc duy trì, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt. Từ nay đến cuối năm 2016, huyện tập trung chỉ đạo hướng dẫn người dân thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp của 20 xã. Đồng thời, hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn gắn với đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất…” – ông Thuần chia sẻ.
Cũng theo ông Thuần, huyện đang đề nghị thành phố nghiên cứu, điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý để triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và có cơ chế hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp – nông thôn, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp.
Theo Danviet
Đảm bảo tất cả hộ gia đình đủ điều kiện đều được vay vốn
Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 2.045 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).Có được kết quả này, phải kể đến việc đầu tư cho vay xây dựng NTM của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của người dân, trong đó Agribank là đơn vị đi đầu.
Hơn 2,5 triệu khách hàng còn dư nợ
Theo báo cáo của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (Agribank), với lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước và có vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn (NNNT), đến nay Agribank đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn hệ thống về việc triển khai xây dựng thí điểm mô hình xã NTM.
Gần đây nhất, để đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM trong tình hình mới, tháng 8.2016, Agribank đã ký thoả thuận với Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), Văn phòng Điều phối NTM T.Ư về việc hợp tác trong xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó Agribank đã cam kết hỗ trợ vốn tín dụng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đầu tư hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình chuỗi giá trị...
Ông Trịnh Ngọc Khánh phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về chương trình xây dựng NTM vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: I.T
Ông Trịnh Ngọc Khánh cho biết Agribank sẽ cam kết tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo tất cả các hộ gia đình đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn tại Agribank đều được đáp ứng.
Từ khi bắt đầu triển khai cho vay đối với 11 xã điểm xây dựng NTM đến nay, Agribank đã mở rộng cho vay ra toàn quốc với tổng doanh số cho vay gần 1.100.000 tỷ đồng. Đến nay, doanh số thu nợ đã đạt hơn 820.000 tỷ đồng, dư nợ còn gần 280.000 tỷ đồng tại 8.970 xã, với hơn 2,5 triệu khách hàng.
Cụ thể, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh, chế biến nông lâm thuỷ sản, diêm nghiệp của ngân hàng đạt 169.589 tỷ đồng; dư nợ cho vay phát triển ngành nghề NNNT đạt hơn 36.000 tỷ đồng; dư nợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chiếm 35.496 tỷ đồng...
Tại hội nghị toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng NTM và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Trịnh Ngọc Khánh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, việc triển khai cho vay vốn chương trình xây dựng NTM của đơn vị đã tạo được dấu ấn rõ nét trong việc giúp người dân mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao và giúp nhiều hộ nông dân tự vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu. Thực tế cho thấy đồng vốn của ngân hàng được bà con sử dụng rất hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm dưới 1%.
Mở rộng cho vay
Cũng theo ông Khánh, tính đến hết tháng 8.2016, dư nợ cho vay cả lĩnh vực NNNT của Agribank đã đạt 465.393 tỷ đồng, chiếm 69% dư nợ cho vay nền kinh tế của đơn vị, chiếm 51% dư nợ cho vay NNNT toàn ngành ngân hàng (908.000 tỷ đồng). Trong đó, riêng 8 tháng đầu năm, dư nợ cho vay NNNT của Agribank đã tăng 21.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị này, ông Khánh cho biết Agribank sẽ cam kết tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo tất cả các hộ gia đình đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn tại Agribank đều được đáp ứng.
Đồng thời, ông Khánh cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả hơn nữa chương trình xây dựng NTM giai đoạn tới. Trong đó, đề nghị Nhà nước mở rộng chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo trong NNNT, bởi thực tế vấn đề tài sản thế chấp không có giá trị nhiều trong việc thu hồi vốn khi khoản vay gặp rủi ro.
Đồng thời không hình sự hoá các quan hệ tín dụng, xác định đến cùng trách nhiệm trả nợ của người vay... Agribank cũng đề nghị cần tách bạch rõ ràng giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ chính sách, các tổ chức tín dụng cũng phải được hưởng những ưu đãi như các đơn vị thụ hưởng: Tạo nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách giảm lãi suất, chính sách thu...; đề nghị cấp bổ sung vốn điều lệ, tạo điều kiện cho Agribank nâng cao năng lực tài chính nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Theo Danviet
Hoa Lư - điểm sáng ở đất cố đô Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã có 7/10 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Huyện đang đặt mục tiêu đến hết năm 2016 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn và sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Du lịch làm "đòn bẩy" Trao đổi với phóng...