Ngoạn mục khoảnh khắc chim diệc xám tranh cướp cá
Màn rượt đuổi gay cấn khi chim diệc xám tranh cướp cá trên không trung khiến nhiều người thích thú với kỹ năng của loài chim lớn này.
(Nguồn Dailymail)
Khoảnh khắc chim diệc xám tranh cướp cá trên không trung được nhiếp ảnh Bence Máté ghi lại khi anh đang hi vọng sẽ chụp được những hình ảnh kịch tính, thú vị về động vật hoang dã ở vườn Quốc gia Kiskunság, Hungary.
(Nguồn Dailymail)
Theo chia sẻ, để có thể săn được những hình ảnh về màn cướp mồi ngoạn mục của diệc xám, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 31 tuổi này đã dựng một chiếc lều cạnh khu vực hồ để có thể tiếp cận gần gũi với những con chim, thuận tiện cho việc nhiếp ảnh. Trong ảnh là khoảnh khắc con diệc xám thứ nhất cố gắng cắp con mồi mình bắt được bay đi, không để con diệc xám lạ đến cướp.
(Nguồn Dailymail)
Những con diệc xám săn mồi có chiến thuật riêng, chúng thường đứng bất động ở dưới nước, chờ đợi con mồi lượn lờ xung quanh. Khi thấy khoảng cách đủ gần, diệc xám nhanh như chớp bắt lấy con mồi bằng chiếc mỏ nhọn, cứng như sắt.
(Nguồn Dailymail)
Lúc bình thường, diệc xám là loài động vật ôn hòa, nhưng khi liên quan đến thức ăn, chúng sẽ trở mặt với nhau, đặc biệt trong thời điểm thức ăn khan hiếm, những trận không chiến của chim diệc xám để tranh cướp con mồi sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
(Nguồn Dailymail)
Video đang HOT
Khi không chiến, diệc xám sử dụng đôi cánh to, dài, khỏe của mình để khống chế tốc độ, độ cao đồng thời dùng chiếc mỏ dài của mình như những thanh kiếm, đấm về phía đối thủ.
(Nguồn Dailymail)
Những con diệc xám thiện chiến sẽ thừa cơ đối thủ không để ý tung ra chiêu tấn công mạnh nhất của mình, kẹp chặt cổ của đồng loại để giành quyền kiểm soát trận đấu.
Khoảnh khắc dùng mỏ đánh nhau đầy kịch tính khi chim diệc xám không chiến giành cá. (Nguồn Dailymail)
(Nguồn Dailymail)
Cũng theo nhiếp ảnh gia Bence Máté, diệc xám là loài động vật rất kiên trì, khi đã lâm trận, chỉ khi có người chiến thắng chúng mới dừng lại. Tất nhiên, chỉ có con thắng cuộc mới được quyền mang thức ăn đi.
(Nguồn Dailymail)
Trong tự nhiên, diệc xám chủ yếu sống ở các vùng đất ngập nước, chế độ ăn uống của chúng bao gồm loài cá, bò sát, lưỡng cư, động vật giáp xác, động vật thân mềm và côn trùng thủy sinh.
Ngoài không chiến, diệc xám còn có những trận thủy chiến để giành mồi kịch tính như thế này. (Nguồn Dailymail)
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Nam Phi: Kịch tính màn bắt trăn "khủng" hơn 4m, thợ bắt bị "kẻ thứ 3" tấn công quyết liệt
Trong quá trình đào đất bắt trăn lớn, nhóm thợ bắt vô tình đụng phải "kẻ thứ 3" và bị tấn công đau đớn tới mức phải chạy thoát thân.
Con trăn "khủng" được phát hiện tại một khu sinh thái ở Nam Phi
Trang Briefly hôm 18/12 đưa tin, vụ việc xảy ra tại khu sinh thái Zimbali ở thị trấn Ballito, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi.
Thợ bắt trăn Nick Evans cùng người bạn thân Nick Saunders (một người chuyên giải cứu các loài bò sát) được gọi tới khu sinh thái chiều 16/12 sau khi cư dân tại đây phát hiện con trăn lớn ở ban công một căn nhà.
Khi Evans và Saunders tới nơi, con trăn đã biến mất. Đôi bạn cùng nhau tìm kiếm quanh khu nhà. Cuối cùng, họ phát hiện con trăn ẩn náu trong một đường hầm nhỏ dưới chân cầu thang.
Hai người đàn ông quyết định đào đất để tiếp cận con trăn. Quá trình này không hề dễ dàng, thậm chí còn ẩn chứa đầy bất ngờ.
"Ngay khi tới, chúng tôi tìm kiếm và phát hiện dưới cầu thang dài 6-7m của hiên nhà có một đường hầm nhỏ. Qua khe hở, có thể thấy dấu vết của một con trăn lớn đã ở đó. Chúng tôi quyết định đào xuống để bắt con trăn nhưng không may, phần tiếp theo là một gờ đá. Tôi và Saunders buộc phải đào theo hướng khác.
Cuối cùng, chúng tôi đào được một cái hố đủ lớn để bò vào trong và quan sát. Khi bò vào trong và mải quan sát, phần chân tôi đột nhiên nhói buốt. Dường như có thứ gì đó găm vào. Tôi nhìn xuống và thấy rất nhiều ong.
Evans bò vào bên trong chiếc hố vừa đào để quan sát thì bị ong đốt
Tôi trườn nhanh khỏi hố, trong khi Saunders cũng chạy để tránh lũ ong. Tôi cũng chạy nhưng chỉ trong vài giây đã bị đàn ong vây đốt khắp người từ đầu, mắt, tai, cổ tới cánh tay và chân. Tôi chạy cách tổ ong đã 300m nhưng vẫn bị đuổi đốt", Evans chia sẻ trên trang Facebook của Hội bảo tồn động vật lưỡng cư và bò sát KwaZulu-Natal.
Cuối cùng, Evans phải nhờ tới sự trợ giúp của thợ bắt ong Johan Bodenstein. Tổ ong nằm gần chỗ Evans và Saunders đào hố để bắt con trăn và trong lúc 2 người đàn ông làm việc, họ vô tình bước vào "vùng cấm" của chúng mà không biết.
Thợ bắt ong Johan xử lý tổ ong
Sau khi lũ ong được giải quyết, Evans và Saunders tiếp tục săn lùng con trăn lớn. Thay vì về nhà, thợ bắt ong Johan quyết định ở lại hỗ trợ cầm đuốc cũng như đào đất.
"Lúc đó, trời nhá nhem tối và chúng tôi muốn bắt được con trăn mới về nhà. Tuy nhiên, việc đó không dễ dàng như chúng tôi nghĩ. Con trăn khá "cứng đầu".
Chúng tôi cảm thấy nhẹ bớt phần nào khi biết không có quả trứng nào cạnh con trăn bởi việc đưa con trăn đang canh trứng ra ngoài an toàn dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Chúng vô cùng hung dữ khi đó.
Chúng tôi dồn nó vào một đầu và dùng gậy chọc với hy vọng con trăn sẽ trườn về phía một cái hang cách đó vài mét. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng con trăn cũng chịu bò tới cái hang. Nó thò cái đầu lớn ra và trông thấy tôi. Ngay lập tức, nó lại quay đầu vào trong.
Sau nhiều lần dồn đuổi, chúng tôi cũng ép được con trăn vào một góc. Tôi có thể tóm được nó lúc này nhưng không làm vậy. Một cú đớp của con trăn không thể giết tôi vì nó không có độc nhưng hàm răng sắc nhọn cùng lực của cú đớp có thể khiến tôi bị thương nặng ở tay.
Chẳng còn cách nào khác, tôi cố kéo đầu nó về phía mình bằng một cái kẹp nhưng không hiệu quả. Đúng lúc đó, con trăn bất ngờ lao nhanh về phía tôi. Tôi cố gắng túm lấy nó và lôi ra ngoài. Nếu trượt, nó sẽ đớp trúng mặt tôi. Saunders và Johan hỗ trợ tôi lôi con trăn ra", Evans kể lại.
Như vậy, sau 6 tiếng vật lộn kể từ lúc phát hiện, 3 người đàn ông mới khuất phục được con trăn "khủng" dài hơn 4m, nặng 33 kg và chuyển nó tới nơi an toàn.
Sau 6 tiếng, con trăn dài hơn 4m, nặng 33 kg bị tóm gọn
Evans (phải), Saunders (giữa) và Johan khoe chiến tích khuất phục trăn "khủng" dài hơn 4m
Sau khi vụ việc được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và thán phục với những người đã khuất phục con trăn lớn và đưa nó đến nơi an toàn.
"Họ cần làm một bộ phim tài liệu về công việc của bạn, Evans ạ! Những câu chuyện của bạn thật phi thường", người dùng Callen Gerrits viết.
Trong khi Natalie Singer bình luận: "Cảm ơn vì nỗ lực không mệt mỏi của anh. Tôi phải thú nhận không phải là một người hâm mộ các loài bò sát nhưng rất vui khi thấy anh đưa nó rời khu sinh thái an toàn. Con người và loài bò sát đều được sống yên ổn".
Theo danviet.vn
Chó hoang châu Phi cậy đông "đánh hội đồng" linh cẩu Có tính bầy đàn rất cao, chó hoang châu Phi dễ dàng cô lập và "đánh hội đồng" linh cẩu, một trong những kẻ tử thù. Loài linh cẩu thực sự là một loài động vật xấu tính, chúng không tích cực đi săn như những động vật ăn thịt khác mà rất cơ hội, có thể ăn xác thối, cũng có thể...