Ngoại trưởng Úc: Phải quen dần với “ngoại giao đô la” của Trung Quốc
Bắc Kinh đang dùng chính sách “ngoại giao đô la” để cô lập đảo Đài Loan – vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho rằng đó là 1 tỉnh của quốc gia này và đang chờ ngày thống nhất trên vũ đài ngoại giao, chính trị quốc tế
Hôm qua, Ngoại trưởng Úc Bob Carr phát biểu rằng các cường quốc trong khu vực cần phải quen với cái được gọi là chính sách “ngoại giao ký séc” của Trung Quốc trên Thái Bình Dương nhằm lôi kéo các quốc đảo Thái Bình Dương quay sang “chơi” với Bắc Kinh thay vì với Đài Loan.
Nói cách khác, Bắc Kinh đang dùng chính sách “ngoại giao đô la” để cô lập đảo Đài Loan – vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho rằng đó là 1 tỉnh của quốc gia này và đang chờ ngày thống nhất trên vũ đài ngoại giao, chính trị quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Năm ngoái, Viện Lowy của Úc ước tính Trung Quốc đã chi hơn 600 triệu đô-la kể từ năm 2005 dưới hình thức các khoản “vay ưu đãi” phi lãi suất trong thời gian dài cho các quốc gia như Tonga, Samoa và Đảo Cook trên Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng tăng cường viện trợ cho Fiji sau vụ đảo chính năm 2006, khi lãnh đạo quân sự Voreqe Bainimarama giành được quyền lực từ chính phủ dân bầu.
Video đang HOT
Trước đây Úc và Mỹ đã bày tỏ quan ngại về chính sách “ngoại giao ký séc” của Trung Quốc nhưng trong buổi phỏng vấn với Báo Tài chính Úc (Australian Financial Review), tuy nhiên dường như Ngoại trưởng Carr đang xoa dịu lập trường của Canberra về vấn đề này.
Ông thúc giục các quốc gia trong khu vực phải học cách làm quen với việc Bắc Kinh “phát triển mọi trang bị của một cường quốc lớn.” Ông cho rằng “Điều đó đồng nghĩa với hiện đại hóa nền quốc phòng, đồng thời viện trợ (cho một số nước còn lại đang có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan – PV) những khoản trợ cấp tài chính lớn”.
“Thông điệp của tôi là Úc và New Zealand phải biết chấp nhận thực tế rằng Trung Quốc sẽ muốn phân phát viện trợ cho các nước này và chúng ta không thể làm gì để ngăn cản được. Đó là một thực tế cuộc sống.”
Ngoại trưởng Úc Bob Carr và người đồng cấp Dương Khiết Trì
Sau năm 1949, chính quyền Quốc dân đảng lúc đó do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã chạy từ Trung Quốc đại lục sang đảo Đài Loan tiếp tục duy trì chính thể Trung Hoa dân quốc, độc lập với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở đại lục bất chấp mọi áp lực từ Bắc Kinh.
Trên thế giới hiện nay, có một số ít quốc gia vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, tức Trung Hoa dân quốc. Để thay đổi cục diện này, Bắc Kinh tìm cách tăng cường viện trợ, dùng đô la đổi lấy sự ủng hộ về mặt ngoại giao của các nước này với Bắc Kinh, tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính thể Đài Loan.
Ngoại trưởng Carr đưa ra bình luận này trước thềm Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương quy tụ các quốc đảo nhỏ cùng Úc và New Zealand, hai đồng minh của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tham gia hội nghị được tổ chức ở Đảo Cook này, một động thái được các nhà phân tích cho là nhằm để kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo GDVN
Giải pháp cho Syria- Nga tiến thoái lưỡng nan
Việc lựa chọn phương án này hay phương án khác phụ thuộc vào việc đánh giá các rủi ro và lợi ích của Kremlin.
Theo Hãng tin Ria Novosti (Nga), cuộc khủng hoảng Syria leo thang và sự thất bại của cựu đặc phái viên Kofi Annan đang đặt ra thách thức mới cho chính sách đối ngoại của Nga.
Từ trước tới nay Nga đã xác định vai trò quan trọng của mình trong khu vực Trung Đông và nước này đã cùng với Trung Quốc từng 3 lần phản đối Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ với nỗ lực ngăn chặn tái diễn "kịch bản Libya" ở Syria.
Ria đặt câu hỏi: Bây giờ Moscow phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: phải làm gì tiếp theo? Ở thời điểm hiện tại, rõ ràng không thể vừa tuân thủ Kế hoạch hoà bình của ông Annan và vừa hỗ trợ ngoại giao cho Damascus.
Cuộc xung đột ở Syria vẫn tiếp tục leo thang (Ảnh: Ria)
Rõ ràng là cuộc khủng hoảng Syria hiện đang bước vào giai đoạn mới. Cuộc tấn công kép vào Damascus và Aleppo và cuộc tấn công khủng bố 18/7 chứng tỏ một điều, các nhóm phiến quân lẻ đã xuất hiện một chỉ huy thống nhất. Phe đối lập đã có vũ khí và những người ủng hộ mới. Với lý do đó, phe đối lập Syria đã leo thang chiến đấu trong những tháng gần đây, và còn rất ít động lực để đàm phán với chính quyền.
Theo quan điểm của Ria, với sự chia rẽ trong Hội đồng Bảo an về vấn đề Syria, giữa một bên là Nga và Trung Quốc, và bên kia là Mỹ, Anh và Pháp - phe đối lập Syria đang cảm thấy khá tự tin. Các cường quốc phương Tây đang lên án các vụ bạo lực do lực lượng của ông Assad gây ra, đồng thời họ coi bạo lực do quân nổi dậy gây ra là phản ứng không thể tránh khỏi của cuộc chiến.
Theo nhận định của giới phân tích, Nga hiện nay có vài phương án để lựa chọn, nhưng phương án nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực.
Lựa chọn thứ nhất là Moscow vẫn duy trì chính sách trước đây là tiếp tục hỗ trợ ngoại giao cho chính phủ Assad và ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Syria. Tuy nhiên, trong tình thế hiện nay, chính sách này chỉ làm cho cuộc xung đột giữa các bên thêm kéo dài thời gian. Cuộc xung đột đó có thể trở thành nội chiến với cán cân dần dần nghiêng về phe đối lập nhờ sự hậu thuẫn của nước ngoài, cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Assad.
Một lựa chọn khác là "ép" Tổng thống Syria từ chức để nhường quyền cho nhân vật thân cận nào đó. Điều này có thể là một con bài ngoại giao: "Để Assad ra đi, chúng ta cùng đàm phán". Nhưng nếu Tổng thống Syria chấp nhận từ chức, phe đối lập sẽ hiểu rằng có thể đạt được bất cứ mục đích nào nhờ sử dụng bạo lực, điều này khiến cho phe này không sẵn lòng đối thoại với chính quyền.
Phương án sau nữa, Moscow có thể chia sẻ gánh nặng khủng hoảng Syria với các nước khác, cụ thể là Trung Quốc và Iran. Tehran hiện đang quan tâm ổn định tình hình tại Syria và duy trì chính quyền thân thiện đó, để tránh rơi vào tình trạng bị cô lập địa chính trị do bản thân nước này luôn phải đối mặt với mối đe dọa của nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc, với mối quan tâm chủ yếu vẫn là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, rất có thể sẽ theo gương Nga. Điều đó mở ra khả năng cuộc chiến sẽ lan rộng hơn ở Trung Đông, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Syria và chống lại Tehran.
Tuy nhiên, Moscow cũng có thể đóng một vai trò tích cực hơn. Bên cạnh việc hỗ trợ ngoại giao cho chính phủ Assad, Moscow có thể cung cấp các loại vũ khí, thiết bị cần thiết để đối trọng với việc phe đối lập ở đây được các cường quốc phương Tây hậu thuẫn. Với sự giúp đỡ của lực lượng tình báo, Nga có thể thu thập và truyền tải thông tin về các nhóm vũ trang đối lập. Hải quân Nga cũng có thể tổ chức tuần tra bờ biển Syria để đánh chặn các tàu cung cấp vũ khí cho phe đối lập.
Lựa chọn sau cùng này chắc chắn sẽ khiến Nga tham gia sâu hơn trong cuộc xung đột tại Syria. Mặt khác, lựa chọn này cho thấy phe đối lập sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng nếu tiếp tục cuộc chiến. Nhưng cái giá phải trả cho quan hệ ngoại giao của Nga với các cường quốc phương Tây không giống như Syria, các cường quốc này vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Moscow.
Tất cả các kịch bản này, tất nhiên, hoàn toàn là lý thuyết. Việc lựa chọn phương án này hay phương án khác phụ thuộc vào việc đánh giá các rủi ro và lợi ích của Kremlin. Có lẽ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về nguyên tắc nước ngoài không có quyền can thiệp các quyết định nội bộ của quốc gia có chủ quyền.
Giờ đây, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Kremlin sẽ lựa chọn phương án nào đem lại lợi ích cho Nga và cũng mang lại lợi ích cho người dân Syria./.
Theo VOV
Chuyên gia TQ: Không có tàu sân bay sẽ không thành cường quốc thực sự Mặc dù phải chi phí khổng lồ, nhưng để trở thành cường quốc thế giới thì không thể không sở hữu tàu sân bay, sẽ không có trang bị nào thay thế được. Ý tưởng tàu sân bay hạng nặng Trung Quốc của dân mạng. Tân Hoa xã vừa có bài viết dẫn lời chuyên gia Lý Kiệt, nhà nghiên cứu Viện Nghiên...