“Mỹ tin Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc thế giới”
Theo tin tối 5/6 của PTI, phát biểu trước khi diễn ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Ấn vào tuần tới, ông Robert Blake, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Trung Á nói rằng Mỹ đã “đầu tư” nhiều thời gian và sức lực để thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ bởi Mỹ tin nước này có thể trở thành một cường quốc trên thế giới.
Ông Robert Blake (trái) tại hội thảo Mỹ – Ấn (Nguồn: The Hindu Times)
Ông Robert Blake nói: “Chúng tôi tin Ấn Độ có thể trở thành một cường quốc tế giới bởi có sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước. Chúng ta là hai nền dân chủ lớn. Chúng ta là hai nền kinh tế thị trường lớn. Và có lẽ trên hết là chúng ta có khả năng đổi mới”.
Ông Blake đưa ra những bình luận trên khi trả lời câu hỏi sau khi phát biểu tại cuộc hội thảo “Mỹ và Ấn Độ: Sự can dự chiến lược liên tục”, do Hiệp hội Châu Á, Trung tâm Đông Tây và Viện các vấn đề quốc tế Ấn – Mỹ phối hợp tổ chức.
Khi đánh giá về sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Mỹ, cùng những bước nhảy nhanh chóng trong quan hệ hai nước 10 năm qua, ông Blake nói: “Không hề cường điệu khi nói thậm chí bầu trời không có giới hạn bởi chúng ta cũng đang nói đến sự hợp tác về khoảng không. Trong ba năm qua, hai nước đã mở rộng các lĩnh vực hợp tác để phản ánh những nhu cầu của thế kỷ 21, trở thành đối tác trong cả lĩnh vực giáo dục, năng lượng sạch và quốc phòng”./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Iran không hy vọng nhiều vào vòng đám phán sắp tới tại Nga
Tuy nhiên, Iran sẵn sàng thảo luận về việc làm giàu urani ở cấp độ 20%.
Ngày 30/5, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố, việc nước này làm giàu urani cấp độ 20% không phải là một bước tiến tới bom hạt nhân, đồng thời một lần nữa nhắc lại quyền của nước này được phát triển chương trình hạt nhân hòa bình.
Tuyên bố đưa ra giữa lúc có nhiều thông tin và phát biểu trái chiều liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Pháp France 24, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad một lần nữa khẳng định quyền của nước này làm giàu urani cấp độ 20%, song để ngỏ khả năng cân nhắc yêu cầu ngừng chương trình này để đổi lấy những nhượng bộ "đáng kể" của các cường quốc.
Hình ảnh căn cứ quân sự Parchin của Iran nhìn từ vệ tinh (Ảnh: Google earth)
Theo ông Mahmoud Ahmadinejad, các cường quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) nên cung cấp cho Iran urani làm giàu cấp độ 20% để nước này đảm bảo nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu ở Tehran. Tuy nhiên, yêu cầu này của Iran đã không được đáp ứng. Do đó, năm 2009, Iran đã quyết định tiến thêm một bước khi tự mình sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng này.
Ông Mahmoud Ahmadinejad cũng nhấn mạnh, nếu các cường quốc không muốn Iran hưởng quyền này, họ cần phải đưa ra lời giải thích phù hợp.
Việc làm giàu urani cấp độ 20% là nguyên nhân chính gây bất đồng giữa Iran và các cường quốc. Iran và nhóm P5 1 đã nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này hồi giữa tháng 4 vừa qua tại Istanbul sau 15 tháng ngưng trệ.
Tại cuộc đám phán tiếp theo tại thủ đô Baghdad của Iraq ngày 23 - 24/5 vừa qua, nhóm P5 1 đã yêu cầu Iran ngừng làm giàu urani cấp độ 20% - điều mà nước này tới nay vẫn bác bỏ. Cuộc gặp không đạt được kết quả cụ thể nào song hai bên đã nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán vào các ngày 18 - 19/6 tới tại thủ đô Moscow của Nga. Tuy nhiên, ông Mahmoud Ahmadinejad cho biết ông không hy vọng đạt được điều kỳ diệu trong cuộc đàm phán sắp tới.
"Chúng tôi không hi vọng sẽ đạt được điều kỳ diệu tại cuộc gặp về hạt nhân sắp tới tại thủ đô Moscow. Liên quan tới việc làm giàu urani cấp độ 20%, chúng tôi sẵn sàng thảo luận về vấn đề này. Làm giàu urani cấp độ 20% là quyền chính đáng của Iran"- Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad nói
Về mặt lý thuyết, việc làm giàu ở cấp độ 5%, urani có thể được dùng là nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Ở cấp độ 20%, urani được dùng cho các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân. Tuy nhiên, nếu ở độ 90% lại có thể dùng để sản xuất bom hạt nhân.
Bị các nước phương Tây và Israel nghi ngờ đang tìm cách sản xuất vũ khí hạt nhân, Iran nhiều lần nhấn mạnh bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân và muốn các cường quốc thừa nhận quyền của nước này được làm giàu urani trong khuôn khổ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo ông Mahmoud Ahmadinejad, hiện có những thông tin không chính xác, mà ông gọi là "những lời nói dối" liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran. Làm giàu urani cấp độ 20% không phải mà một bước tiến tới bom hạt nhân.
Trước đó, IAEA cho biết, một ảnh chụp vệ tinh chụp hôm 25/5 cho thấy, dấu hiệu về các hoạt động đã được xóa sạch dấu vết tại căn cứ quân sự Parchin của Iran.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, những hình ảnh này càng làm tăng nghi ngờ của các cường quốc rằng Iran đang cố gắng xóa dấu khu vực Parchin nhằm xóa bỏ dấu vết của các hoạt động hạt nhân, trước khi cho phép IAEA tới thanh sát. Tuy nhiên, phái viên Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc này và tuyên bố những lời đồn đoán và cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ./.
Theo VOV
Triều Tiên tự tuyên bố là cường quốc hạt nhân Bình Nhưỡng vừa sửa đổi hiến pháp, trong đó tự khẳng định Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tháp làm mát Yongbyon, biểu tượng một thời của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Tháp này đã bị phá hủy năm 2008. Ảnh: AP Trang Arirang của Hàn Quốc dẫn lời các chuyên gia cho rằng động...