Ngoại trưởng Trung Quốc, Nga rời phòng khi người đồng cấp Nhật Bản phát biểu
Ngoại trưởng hai nước Trung Quốc và Nga đã đứng lên và ra khỏi phòng khi đến phiên phát biểu của người đồng cấp Nhật Bản tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 55 (AMM-55).
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp cấp ngoại trưởng trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 55 (AMM-55). Ảnh: Kyodo
Dẫn lời các nguồn tin ngoại giao, hãng thông tấn Kyodo cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã rời phòng họp để phản đối Nhật Bản. Trước đó, Nhật Bản đã chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc và chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Trung Quốc đã tổ chức loạt cuộc tập trận quân sự trên vùng biển và vùng trời xung quanh đảo Đài Loan nhằm phản ứng với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Video đang HOT
Ngoại trưởng ba nước trên được mời tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) đang diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia.
Trung Quốc hủy cuộc họp cấp cao với Nhật Bản
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/8 thông báo nước này đã hủy cuộc họp sắp tới giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Nhật Bản sau tuyên bố về Đài Loan của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (thứ 5 từ trái sang), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh chung tại Phnom Penh. Ảnh: AFP
Theo đài RT, phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết cuộc họp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi dự kiến diễn ra bên lề các sự kiện ASEAN ở Campuchia sẽ không được tổ chức.
Theo bà Hoa Xuân Oánh, Bắc Kinh không hài lòng trước tuyên bố chung của nhóm G7 (mà Nhật Bản là thành viên) về các sự kiện xung quanh chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Quốc hội Mỹ Nancy Pelosi.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong chuyến thăm Đài Loan/Trung Quốc ngày 3/8/2022. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố ngày 3/8, ngoại trưởng của các quốc gia G7 đã lên án Trung Quốc triển khai một loạt cuộc tập trận quân sự tại 6 khu vực biển xung quanh Đài Loan trong thời gian bà Pelosi đến thăm hòn đảo này.
Nhóm G7 đã lên tiếng bảo vệ hành động của Chủ tịch Hạ viện Mỹ bằng cách nhấn mạnh rằng việc các nhà lập pháp ở phương Tây đi công tác quốc tế là thông lệ bình thường.
Bà Nancy Pelosi đã hạ cánh xuống Đài Bắc vào cuối ngày 2/8 và rời đi vào ngày hôm sau. Bà trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến hòn đảo này kể từ năm 1997. Chuyến thăm diễn ra khi bà đang thực hiện chuyến công du 4 nước châu Á gồm Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản
Bà đã thực hiện chuyến đi bất chấp sự phản đối gay gắt những ngày trước đó từ chính quyền Bắc Kinh. Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ thống nhất theo chính sách "Một Trung Quốc". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cảnh báo rằng động thái của bà Nancy Pelosi sẽ gây tác động nghiêm trọng đến nền tảng chính trị của quan hệ song phương.
Trung Quốc đã phản ứng với chuyến thăm bằng cách công bố kế hoạch tập trận quy mô lớn cũng như trừng phạt thương mại đối với Đài Bắc.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lưu ý rằng chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi cho thấy Washington hoàn toàn không xem xét quan điểm của các nước khác.
Theo hãng tin Yonhap, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng chỉ trích điều mà Bình Nhưỡng gọi là "sự can thiệp thiếu thận trọng" của Mỹ vào công việc nội bộ của Trung Quốc liên quan tới chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nêu rõ nước này "kịch liệt phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của bên ngoài vào vấn đề Đài Loan và hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc".
Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lào ra đã tuyên bố về chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi. Tuyên bố nêu rõ CHDCND Lào theo dõi sát sao và quan ngại về diễn biến tại Eo biển Đài Loan, bao gồm một hành động khiêu khích, có thể dẫn đến căng thẳng trong khu vực.
Cảng ở Ai Cập trở thành tuyến đường vận chuyển mới cho dầu Nga Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt, Nga dường như đã phát hiện ra một cửa ngõ mới cho dầu thô khi lần đầu tiên sử dụng cảng dầu El Hamra của Ai Cập trên bờ biển Địa Trung Hải. Ảnh minh họa: oilprice Theo Bloomberg ngày 3/8, chuyến hàng chở dầu đầu tiên qua cảng này vào ngày 24/7. 700.000 thùng...