Ngoại trưởng Pháp: “Tướng Giáp là một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam”
“Một nhà yêu nước và một chiến binh vĩ đại của Việt Nam”, “Một nhân vật phi thường”- đó là những lời ca ngợi của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa qua đời tại Hà Nội.
Một bức ảnh của hãng tin Pháp AFP chụp bức ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên một tờ báo được bày bán tại một sạp báo ở Hà Nội.
Trong một bản thông cáo đặc biệt đề ngày 05/10/2013, hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi thông tin về cái chết của Tướng Giáp được đưa ra, Ngoại trưởng Pháp còn ngỏ lời chia buồn với gia đình Tướng Giáp và toàn thể người dân Việt Nam.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh, ông rất xúc động khi được tin tướng Giáp từ trần. Theo ông, Tướng Giáp là “một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam, được cả dân tộc Việt Nam yêu mến và kính trọng” trong vai trò nổi bật “trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước”.
Video đang HOT
Ông Fabius đã nhắc lại rằng Tướng Võ Nguyên Giáp là một người “gắn bó sâu sắc với văn hóa Pháp, sử dụng thông thạo tiếng Pháp”. Đối với Ngoại trưởng Pháp, Tướng Giáp vừa là một nhà ái quốc vừa là một chiến binh vĩ đại.
Bản thông cáo kết luận: “Vào lúc Pháp và Việt Nam đã trở thành những đối tác chiến lược, tôi xin nghiêng mình trước một nhân vật phi thường, và gửi đến gia đình (Tướng Giáp) cùng nhân dân Việt Nam những lời chia buồn sâu sắc”.
Khi loan tin về phát biểu của Ngoại trưởng Laurent Fabius, hãng tin PhápAFP đã nhắc lại rằng Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng quân đội trong cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam và ông được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự quan trọng nhất của lịch sử, đã đánh thắng được cả người Pháp lẫn người Mỹ.
Nổi bật trong thành tích của Tướng Giáp là trận đánh lịch sử tại lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng đó, theo AFP, đã đặt nền móng cho một đất nước Việt Nam độc lập và khép lại thời kỳ đô hộ của Pháp ở Đông Dương.
Theo AFP
Hé lộ bản kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học Syria
Nga đã trao cho Mỹ một kế hoạch, theo đó chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ giao nộp vũ khí hóa học thông qua bốn bước, bắt đầu bằng việc Damascus trở thành thành viên của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW), theo tờ Kommersant (Nga) ngày 12.9.
Vũ khí hóa học là nỗi lo lớn nhất trong cuộc xung đột tại Syria - Ảnh: AFP
Kommersant, tờ báo đầu tiên hé lộ chi tiết kế hoạch bốn bước của Nga, cho biết bản kế hoạch này đã được chuyển cho phía Mỹ vào ngày 10.9, nhưng đến ngày 11.9 Nga mới tuyên bố thông tin này.
Bước đầu tiên trong kế hoạch của Nga là Syria sẽ tham gia OPCW, Kommersant dẫn lời một nguồn tin ngoại giao Nga.
Bước thứ hai, Syria sẽ phải tuyên bố vị trí kho vũ khí hóa học và địa điểm sản xuất vũ khí hóa học.
Bước thứ ba là Syria cho phép các thanh tra viên OPCW vào nước này để kiểm tra số vũ khí hóa học.
Và bước cuối cùng là Syria sẽ hợp tác với các thanh tra viên để đưa ra quyết định về việc tiêu hủy số vũ khí hóa học.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11.9 đã nhóm họp tại thành phố New York (Mỹ) để thảo luận về tình hình vũ khí hóa học ở Syria và vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.
Nhưng cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga, ông Sergei Lavrov tại Geneva (Thụy Sĩ) vào hôm nay 12.9 sẽ quyết định liệu rằng Hội đồng bảo an LHQ, vốn đang chia rẽ, có thể đạt được một thỏa thuận nào về vũ khí hóa học ở Syria hay không.
AFP dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 12.9 cho biết các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc, từng đến Syria để thu thập chứng cứ về vũ khí hóa học ở Syria, dự kiến sẽ công bố kết quả điều tra vào ngày 16.9.
Theo TNO
Pháp lần đầu thừa nhận khó lật đổ ông al-Assad Ngày 24.1, Pháp thừa nhận không có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ bị lật đổ, điều mà Paris nhiều tháng nay nói rằng đã ở "phía chân trời", theo tin tức từ Reuters. Cuộc nổi dậy chống ông al-Assad sắp bước sang năm thứ ba với hơn 60.000 người thiệt mạng và hơn 650.000 người khác tị nạn...