Ngoại trưởng Nga: Phương Tây chớ vội vàng kết luận về MH17
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã hối thúc các đối tác phương Tây không nên vội vàng đưa ra các kết luận về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 trước khi một cuộc điều tra quốc tế về thảm họa hoàn tất.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ông Lavrov cho hay cách duy nhất để có một cuộc điều tra công bằng là để Liên hợp quốc đứng đầu.
“Chỉ có sự tham gia cởi mở, trung thực của tất cả những người nắm giữ thông tin về thảm họa mới có thể được xem là bình thường”, Ngoại trưởng Nga phát biểu trong một cuộc họp báo ở Mátxcơva ngày 28/7.
“Chúng tôi sẽ coi tất cả những việc khác là nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên các nhân viên điều tra… Tôi không muốn cáo buộc bất kỳ ai nhưng chúng tôi hi vọng không ai cố gắng che đậy các bằng chứng”.
Ông Lavrov nói Mátxcơva muốn Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về cuộc điều tra ra nghị quyết về cuộc điều tra.
Video đang HOT
“Chúng tôi lo ngại trước một thực tế rằng một số đối tác của chúng ta đang cố gắng tổ chức cuộc điều tra bằng các biện pháp tổ chức đàm phán song phương riêng rẽ với giới chức Ukraine”, ông Lavrov nói.
Ông Lavrov tin rằng chỉ có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới có thể đảm bảo hiện trường vụ tai nạn máy bay Malaysia an toàn để phục vụ cuộc điều tra. Ông cũng cáo buộc chính phủ Ukraine không thực hiện cam kết ngừng bắn trong khu vực.
“Chúng tôi đã nghe được lời hứa của Tổng thống Poroshenko, nhưng tuyên bố của ông ấy không thực sự đi đôi với hành động. Giao tranh vẫn tiếp diễn. Các vụ nã pháo và bắn tên lửa Grad vẫn chưa dứt”.
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị rơi ở miền đông Ukraine hôm 17/7, khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng.
Giới chức Mỹ cho rằng máy bay Malaysia đã bị trúng tên lửa đất đối không, được bắn đi từ khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine.
Hà Lan, vốn mất nhiều công dân nhất trong thảm họa MH17, đang đứng đầu cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ việc.
An Bình
Theo Dantri/RT
RFI: Ukraine, vùng không phận nguy hiểm!
Vì vấn đề an toàn, nhiều hãng hàng không Châu Á đã tránh bay qua không phận Ukraina. Cơ quan kiểm soát cơ quan không lưu Châu Âu, Eurocontrol, cấm các hành trình bay qua miền Đông Ukraina. Kiev đóng cửa không phận sau vụ máy bay Malaysia trúng tên lửa.
Chỉ vài giờ sau khi hay tin chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines bị bắn trúng, nhiều tập đoàn hàng không Châu Á đã tìm cách trấn an khách hàng. Hai hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana, hãng Qantas của Úc, tập đoàn China Airlines của Đài Loan lập tức thông báo, từ sau khi Nga sáp nhập vùng Crimée của Ukraina, hồi đầu tháng 3/2014, các tập đoàn này đã chuyển hành trình, tránh bay ngang qua lãnh thổ Ukraina.
Hành trình MH17 qua không phận Ukraine và vị trí bị bắn rơi
Korean Air nói với AFP, những bất ổn chính trị trong vùng, khiến hãng hàng không Hàn Quốc dời hành lang bay 250 cây số về phía nam Ukraina kể từ ngày 03/03/2014. Tập đoàn Qantas của Úc cũng đưa ra thông tin tương tự. Cụ thể là chuyến bay nối liền thủ đô Luân Đôn với Dubai đã được dời hẳn lên phía bắc Ukraina. Quyết định thay đổi hành lang bay của hãng hàng không Đài Loan, China Airlines đã có hiệu lực từ hồi đầu tháng 4/2014.
Singapore Airlines, và Cathay Pacific của Hồng Kông cũng cho biết không còn sử dụng hành lang bay ngang qua miền Đông Ukraina.
Riêng các hãng hàng không Thai Airways, hay của Vietnam Airlines và hai hãng Trung Quốc Chine Eastern và Air China thì chỉ mới dời hành hang bay khỏi khu vực nguy hiểm từ sau vụ máy bay Malaysia bị trúng tên lửa hôm qua.
Về phần hai hãng hàng không Nhật Bản là Japan Airlines và All Nippon Airways thì cho biết không sử dụng tuyến đường bay qua Ukraina. Đây cũng là sự chọn lựa từ đầu của hãng hàng không Indonesia Garuda.
Việc thay đổi đường bay trên các tuyến Á-Âu đương nhiên đã gây thêm tốn kém cho các tập đoàn hàng không dân dụng. Lộ trình thường dài hơn so với trước.
Cho tới trước khi MH17 bị rơi, tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) vẫn xem đó là một hành trình "an toàn"
Về câu hỏi tại sao hãng hàng không Malaysia Airlines lại không tránh né hàng lang bay nguy hiểm này, thủ tướng Malaysia Najib Razak nhắc lại là cho tới ngày hôm qua (17/07/2014) Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế vẫn xem đó là một hành trình "an toàn".
Về phía Châu Âu, hãng Air France - KLM của Pháp cho biết đã không bay qua miền Đông Ukraina từ đầu tháng 4/2014. Hôm nay, Air France và Lufthansa của Đức, Delta của Mỹ cho biết vừa quyết định không bay qua toàn lãnh thổ Ukraina.
Theo NTD/RFI
Tiết lộ mới: MH17 bị yêu cầu hạ độ cao khi vào không phận Ukraine Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines tối 18/7 tiết lộ hãng này đã thông báo với nhà chức trách Ukraine về kế hoạch bay của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 bị rơi hôm 17/7, theo đó đề nghị được bay ở độ cao 35.000 feet (10,668 km - gần với độ cao lý tưởng nhất) trên khắp không...