Ngoại trưởng Nga, Mỹ thảo luận các vấn đề an ninh
Ngày 21/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm tại Geneva (Thụy Sĩ) về các vấn đề liên quan đến an ninh.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken (trái) tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 21/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết đối thoại giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục liên quan đến các đề xuất an ninh của Nga và Washington đã nhất trí phản hồi bằng văn bản về các đề xuất trên vào tuần tới. Ông hy vọng điều này có thể giúp hạ nhiệt phần nào căng thẳng tại Ukraine, đồng thời tái khẳng định Moskva không gây bất kỳ đe dọa nào đối với nước láng giềng.
Ngoại trưởng Lavrov đánh giá cuộc đối thoại kéo dài 1 giờ rưỡi như kế hoạch với người đồng cấp Blinken cởi mở và hữu ích, đồng thời khẳng định Moskva không có kế hoạch tấn công Ukraine. Ông khẳng định Tổng thống Vladimir Putin luôn sẵn sàng tiếp xúc với người đồng cấp Mỹ Joe Biden, song bất kỳ cuộc tiếp xúc nào cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cuộc đối thoại diễn ra “thẳng thắn và thực chất”. Theo ông, phía Mỹ đã đưa ra một số đề xuất tăng cường an ninh và những vấn đề mà hai bên có thể tìm thấy điểm chung.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ chia sẻ ý tưởng bằng văn bản với Nga vào tuần tới, đồng thời hy vọng có thêm các biện pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine sau cuộc hội đàm này tại Geneva. Ông nêu rõ: “Chúng tôi không mong đợi bất kỳ đột phá lớn nào trong ngày hôm nay, nhưng tôi tin rằng chúng tôi hiện đang trên đường hiểu được mối quan tâm của nhau cũng như quan điểm của nhau”.
Cũng tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Nga về vấn đề Iran, cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran là ví dụ về cách thức Moskva và Washington có thể làm việc với nhau đối với các vấn đề an ninh. Theo ông, vẫn còn cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử được Iran ký với các cường quốc hồi năm 2015.
Trong khi đó, hãng tin RIA dẫn nguồn phái đoàn Nga tham dự cuộc hội đàm tại Geneva cho biết Moskva và Mỹ có thể tổ chức cuộc gặp tiếp theo vào tháng tới để thảo luận các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh. Moskva sẽ có vài tuần nghiên cứu các phản hồi của Washington đối với các đề xuất trên, mà phía Mỹ dự kiến đưa ra vào tuần tới.
Giữa tháng 12/2021, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố 2 bản dự thảo thỏa thuận về bảo đảm an ninh mang tính ràng buộc pháp lý với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cả 3 cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây trong tuần trước liên quan tới những đề xuất của Moskva về vấn đề bảo đảm an ninh chung đều chưa thể giúp hai bên thu hẹp những khác biệt đang khiến quan hệ song phương rơi xuống mức thấp tồi tệ. Thực tế, các bên đều duy trì lập trường cứng rắn nhằm bảo vệ lợi ích riêng, từ đó phơi bày những bất đồng về hàng loạt vấn đề then chốt trong hai dự thảo thỏa thuận an ninh mà Moskva đã đưa ra.
Nga hối thúc phương Tây phản hồi rõ ràng về đề xuất an ninh
Ngày 14/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga sẽ không chờ đợi vô thời hạn phản hồi của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các đề xuất an ninh của nước này, đồng thời tuyên bố muốn có một phản hồi chi tiết bằng văn bản đối với về từng đề xuất của Moskva.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga muốn Mỹ và NATO nêu rõ họ sẽ chấp thuận và bác bỏ đề xuất nào kèm theo lý do và điều quan trọng nhất là toàn bộ thông tin này phải được trình bày bằng văn bản. Ông nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ đưa ra quyết định một khi Moskva nhận được phản hồi về từng điểm trong đề xuất an ninh, cũng như đề xuất ngược lại từ phía phương Tây.
Liên quan đến hoạt động diễn tập an ninh, cùng ngày, Nga thông báo sẽ kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu của các binh sĩ tại vùng viễn Đông, đồng thời tuyên bố sẽ diễn tập triển khai tới các địa điểm quân sự xa xôi của nước này. Hãng thông tấn RIA đã đăng tải video của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy nhiều xe thiết giáp và các khí tài quân sự khác đã đưa lên tàu tại Quân khu miền Đông. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ các cuộc diễn tập sẽ giúp đánh giá mức độ sẵn sàng của các đơn vị... cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu sau khi tập hợp tại nhiều địa điểm xa xôi trên khắp lãnh thổ Nga.
Nga khẳng định có quyền điều động lực lượng trên khắp lãnh thổ nước này và động thái này không phải là mối đe dọa với bên ngoài.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới bên lề cuộc gặp với những người đồng cấp trong Liên minh châu Âu (EU) tại thành phố Brest (Belarus), Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết bà sẽ tới Moskva vào tuần tới để thảo luận về vấn đề Ukraine. Sau hàng loạt cuộc thảo luận giữa Nga và phương Tây trong tuần này, bà cho rằng các bên sẽ không nhanh chóng đạt được giải pháp bởi Hội đồng NATO- Nga đã không có cuộc thảo luận nào trong hai năm qua. Theo bà, tình hình hiện nay đòi hỏi thực hiện biện pháp ngoại giao một cách bền bỉ, kiễn nhẫn và tận dụng triệt để các kênh liên lạc khác nhau.
Tháng 12/2021, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố 2 bản dự thảo thỏa thuận về bảo đảm an ninh mang tính ràng buộc pháp lý với Mỹ và NATO. Theo đó, Nga muốn loại trừ mọi kế hoạch mở rộng hoạt động của NATO về phía Đông châu Âu, trước hết là ở Ukraine, mà Moskva cho là có nguy cơ đe dọa an ninh Nga. Đây cũng là vấn đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận an ninh của Nga với Mỹ, NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong tuần qua. Các cuộc đối thoại nhằm tìm cách phá vỡ thế bế tắc liên quan tới những đề xuất an ninh của Nga đã không đạt được đột phá nào.
Ông Putin cảnh báo Nga sẽ đáp trả nếu NATO vượt "lằn ranh đỏ" Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này có thể sẽ phải buộc hành động nếu khối liên minh quân sự NATO đặt tên lửa ở Ukraine, động thái mà Nga xem là vượt "lằn ranh đỏ". Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass). Tổng thống Putin ngày 30/11 tuyên bố, Nga sẽ buộc phải hành động nếu NATO đặt tên lửa...