Ngoại trưởng Nga – Mỹ không tương tác, TQ không muốn G20 tranh cãi địa chính trị
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken không trò chuyện, thậm chí không nhìn nhau suốt 15 phút chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị G20 ở Rio de Janeiro, Brazil.
Theo CNN, sự lạnh nhạt, gần như không tương tác giữa hai Ngoại trưởng Nga và Mỹ khi khai mạc hội nghị quy tụ các lãnh đạo Bộ Ngoại giao của các nước thành viên nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) ở Rio de Janeiro hôm 21/2 diễn ra trong bối cảnh Moscow và Washington vẫn bất đồng về nhiều vấn đề, từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho đến xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza cũng như thông tin nhà chức trách ở xứ sở bạch dương vừa bắt giữ một công dân mang song tịch Mỹ – Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang gọi điện trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trò chuyện với hai người đồng cấp Anh, Đức. Ảnh: DPA
Năm ngoái, ông Blinken đã có cuộc tiếp xúc ngắn với ông Lavrov bên lề hội nghị G20 để đối thoại về xung đột Nga – Ukraine, việc Moscow đình chỉ hợp tác trong một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân và việc Nga bắt giam người Mỹ.
Hiện chưa rõ hai quan chức này có kế hoạch tổ chức gặp riêng bên lề hội nghị G20 năm nay hay không.
Video đang HOT
Cùng ngày 21/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố nhấn mạnh, mục tiêu của diễn đàn G20 là thảo luận về các vấn đề hợp tác kinh tế toàn cầu. Vì vậy, sự kiện này không nên bị sử dụng như nền tảng để khuếch đại những bất đồng về địa chinh trị.
Trang web về G20 của nước chủ nhà Brazil đã liệt kê một số chủ đề sẽ được đưa ra thảo luận, bao gồm “tình hình ở Trung Đông và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, với lí do đây là chúng đã dẫn đến lo ngại quốc tế “về cuộc khủng hoảng nhân đạo cũng như hậu quả địa chính trị, kinh tế của các cuộc xung đột”.
Tuy nhiên, đài RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, những chủ đề như trên không nên được đưa vào bàn luận trong khuôn khổ họp G20. Người phát ngôn cũng bày tỏ hy vọng hội nghị các ngoại trưởng của nhóm sẽ “góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.
Trước đó, Moscow đã phản đối việc đưa an ninh Ukraine vào chương trình nghị sự của hội nghị. Bộ Ngoại giao Nga nói đây “không phải vấn đề cốt lõi” đối với G20, đồng thời cảnh báo việc đưa vấn đề Ukraine ra thảo luận ở hội nghị của nhóm “theo sự xúi giục của phương Tây chỉ có thể hiểu là mang tính phá hoại”.
Phản ứng của Nga về thông tin Mỹ lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga đã biết về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại Anh của Mỹ và đang xác minh thông tin này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS
"Chúng tôi đã nghe được những thông tin đó. Và chúng tôi đang điều tra nguồn gốc, cũng như tính xác thực của thông tin này", ông nói trong một cuộc họp báo.
Ngoại trưởng Lavrov cũng nhấn mạnh Nga coi tất cả vũ khí hạt nhân của ba quốc gia NATO (Mỹ, Anh, Pháp) là một và đang xây dựng các kế hoạch tương ứng để đảm bảo an ninh của Nga.
Ông nhấn mạnh: "Hình thức của kho vũ khí này có thể thay đổi nhưng bản chất thì không. Tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi đang tính đến vấn đề này trong kế hoạch của mình".
Trước đó, hôm 30/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cũng cảnh báo khả năng Mỹ đưa vũ khí hạt nhân trở lại lãnh thổ Anh sẽ là bước đi nguy hiểm và có thể làm suy yếu an ninh châu Âu.
"Về giả thuyết Mỹ đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại lãnh thổ Anh, tôi muốn cảnh báo mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất về bước đi gây bất ổn này", ông Ryabkov nói.
Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh động thái này không tăng cường an ninh của Anh hay Mỹ, mà sẽ làm tăng mức độ leo thang tổng thể và gây ra mối đe doạ cho an ninh châu Âu.
Những tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh truyền thông đưa tin rằng Mỹ đang lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh sau 15 năm để đáp lại mối đe dọa được cho là từ Nga.
Theo tờ Daily Telegraph của Anh, trong các tài liệu của Lầu Năm Góc, các phóng viên đã tìm thấy những tài liệu tham khảo mới về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Không quân Hoàng gia Lakenheath - căn cứ quân sự do Mỹ điều hành ở Suffolk, Vương quốc Anh.
Tờ báo cho biết các tài liệu chưa được biên tập của Lầu Năm Góc được đăng trên các trang web mua sắm của chính phủ trong tuần này và vào tháng 8/2023. Nội dung nói về sự cần thiết phải mua thêm các phương tiện phòng thủ đạn đạo và bệ thủy lực để chuẩn bị cho sứ mệnh hạt nhân sắp tới ở Anh.
Mỹ đã chuyển tên lửa hạt nhân ra khỏi Anh vào năm 2008, sau khi cho rằng mối đe dọa từ Moskva đã giảm bớt. Mỹ hiện có đầu đạn đặt ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO.
HĐBA LHQ thảo luận về căng thẳng ở Trung Đông Chiều 23/1 theo giờ địa phương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng ở Dải Gaza cũng như toàn bộ khu vực Trung Đông. Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại New York, cuộc họp...