Ngoại trưởng Nga chỉ ra thời điểm có thể kết thúc xung đột Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết xung đột Ukraine chỉ có thể kết thúc khi Kiev ngừng đe dọa Moskva. Ông nói thêm rằng bế tắc hiện tại dựa trên những lo ngại về an ninh của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), tại cuộc họp báo thường niên hôm 18/1, khi được hỏi liệu giai đoạn chiến sự hiện tại ở quốc gia láng giềng có thể kết thúc trong năm nay hay không, ông Lavrov trả lời rằng “các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt không phải là điều viển vông, không tự dưng mà có, mà được xác định bởi các lợi ích an ninh cơ bản, hợp pháp của Liên bang Nga.”
Ông nói điều này hoàn toàn phù hợp khi đề cập đến tình hình ở các nước láng giềng. Ông cho biết: “Ukraine, giống như bất kỳ lãnh thổ nào khác giáp với Nga, tất nhiên không nên đặt cơ sở hạ tầng quân sự gây ra mối đe dọa trực tiếp cho đất nước của chúng tôi”.
Giới chức Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu của chiến dịch quân sự cho dù phải mất bao lâu. Ngoài việc loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh của Nga, các mục tiêu bao gồm phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraine, cũng như bảo vệ người dân ở Donbass.
Hôm 15/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đánh giá lạc quan về tình hình chiến sự ở Ukraine. Ông lưu ý rằng “mọi thứ đang tiến triển trong khuôn khổ kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân”.
Video đang HOT
Bình luận của người đứng đầu Điện Kremlin được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 14/1 rằng họ đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào “hệ thống chỉ huy, kiểm soát quân sự của Ukraine và các cơ sở năng lượng liên quan,” nhắm trúng “tất cả các mục tiêu được chỉ định”.
Tuần trước, cơ quan này cũng xác nhận rằng các lực lượng của Moskva đã giành kiểm soát thị trấn Soledar chiến lược của Donbass. Thị trấn này là một phần của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, nhưng đã bị quân đội Ukraine nắm giữ từ năm 2014. DPR đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 9/2022.
Về phần mình, Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm trong đó có yêu cầu Nga phải rút hết quân khỏi lãnh thổ của Ukraine. Kiev khẳng định không bao giờ thỏa hiệp về lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
Cuối tháng 12/2022, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba bình luận: “Mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng con đường ngoại giao. Mọi cuộc chiến kết thúc nhờ các hành động cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán”.
Trong khi đó, Nga nhiều lần cho biết sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng không chấp nhận các điều khoản mà Kiev và phương Tây đưa ra, đặc biệt liên quan đến các vùng lãnh thổ.
Ngoại trưởng Nga nhận định khó có khả năng phương Tây dỡ bỏ trừng phạt
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết phương Tây đã lên kế hoạch trừng phạt Nga từ lâu và rất khó có khả năng dỡ bỏ các biện pháp này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: TASS
"Tốc độ và phạm vi các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt cho thấy chúng không phải được đưa ra 'chỉ trong một đêm'. Những lệnh trừng phạt này đã được lên kế hoạch từ trước đây khá lâu. Chúng rất khó có thể được dỡ bỏ", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Lavrov khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 (Pháp) hôm 29/5.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý trong các cuộc tiếp xúc với các đồng minh của mình, Mỹ đã nói rằng dù khi mọi thứ kết thúc, các lệnh trừng phạt sẽ vẫn giữ nguyên. Ông nhấn mạnh rằng ưu tiên chính của phương Tây không phải là bảo vệ Ukraine, mà coi Ukraine như một "con bài mặc cả" để kiềm chế Nga phát triển.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Nga không cho phép phương Tây xây dựng một thế giới đơn cực mà Washington đã tuyên bố với sự đồng thuận tuân theo của châu Âu".
Trước đó, hôm 26/5, ông Lavrov tuyên bố các quốc gia thù địch đã sử dụng nhiều công cụ nhằm chủ ý gây thiệt hại và kiềm tỏa Nga. Đồng thời, ông cáo buộc cuộc đối đầu giữa các nước phương Tây và Nga là "cuộc chiến tranh tổng lực" và cảnh báo chính sách "xóa bỏ" Nga sẽ tiếp tục trong thời gian dài.
"Các nước phương Tây đang tăng gấp đôi, gấp ba và gấp bốn nỗ lực để ngăn chặn đất nước của chúng ta. Họ sử dụng hàng loạt công cụ, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương đến tuyên truyền hoàn toàn giả dối trên phương tiện truyền thông toàn cầu. Tư tưởng bài Nga đang tăng lên mức độ chưa từng có. Phương Tây đã tuyên chiến tổng lực chống lại chúng ta, chống lại toàn bộ thế giới Nga. Không ai che giấu điều đó vào lúc này", ông cho biết.
Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyến bố tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm đáp lại lời yêu cầu giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo của các vùng đòi độc lập ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng Moskva không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine, mà nhằm phi quân sự hóa quốc gia láng giềng.
Sau động thái này, Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đối với các cá nhân và thực thể Nga. Tổng thống Putin ngày 26/5 tuyên bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho Nga nhưng đồng thời ở mức một mức độ nào đó cũng giúp Nga mạnh mẽ hơn.
Theo đó, ông Putin thừa nhận trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có lĩnh vực logistics và vận tải, và không phải là không có tổn thất trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh mọi thứ đang được điều chỉnh để thiết lập lại. Ông Putin khẳng định trong mọi trường hợp, Nga đang được tăng cường năng lực và bắt đầu tập trung các nguồn lực kinh tế, tài chính và hành chính vào những lĩnh vực mang tính đột phá.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo những nước muốn gây tổn hại cho Nga bằng các biện pháp trừng phạt đang gây ra những thiệt hại cho chính đất nước đó. Ông nhấn mạnh việc cô lập Nga đơn giản là bất khả thi và không thể thực hiện được, do đó "những người muốn làm như vậy sẽ gây hại cho chính họ nhiều nhất".
Về phần mình, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đề xuất lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Nga nhằm thúc đẩy giảm phụ thuộc của các nước EU đối với nguồn cung khí đốt từ nước này. Lệnh cấm vận được coi là biện pháp trừng phạt quan trọng nhất trong gói trừng phạt thứ 6 mà EU áp đặt với Nga. Ngoài dầu mỏ, gói trừng phạt cũng bao gồm các biện pháp nhằm vào ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, vốn chiếm 37% hoạt động ngân hàng của Nga, cũng như các biện pháp bổ sung đối với các quan chức cấp cao của Nga. Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn chưa đạt được đột phá do phản đối của Hungary.
Trong phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thuỵ Sĩ), Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Nga và không đề cập gì đến vấn đề đàm phán hòa bình với Moskva. Các nước Baltic và Ba Lan nằm trong số những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất quan điểm cứng rắn trên. Latvia thậm chí kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.
Nga 'chào tạm biệt' các dự án chung với EU Nhà ngoại giao hàng đầu Nga đã lên tiếng chỉ trích giới chức Liên minh châu Âu (EU) vì gây tổn hại đến lợi ích sống còn và hạnh phúc của người dân nước họ. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS Ngày 27/12, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Nga không còn ý...