Ngoại trưởng Mỹ và Đặc phái viên LHQ thảo luận về khủng hoảng Syria
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nói rằng, tình hình ở Syria hiện nay là một thách thức rất lớn.
Ngày 8/6 (theo giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cuộc gặp với ông Kofi Annan, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab về Syria để thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực tại nước này.
Đặc phái viên Annan tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ (Ảnh: AP)
Cuộc họp của Ngoại trưởng Mỹ với Đặc phái viên Annan diễn ra đúng 1 ngày sau khi có báo cáo đã xảy ra 2 cuộc thảm sát mới tại nước này trong những ngày gần đây khiến cho gần 100 người thiệt mạng. Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nói rằng, tình hình ở Syria hiện nay là một thách thức rất lớn. Trong khi đó, đã có những ý kiến cho rằng kế hoạch của ông Annan bị chết yểu do không phát huy hiệu quả.
Về vấn đề này, Đặc phái viên Kofi Annan nói:”Điều quan trọng ở đây là kế hoạch hòa bình 6 điểm có vấn đề hay kế hoạch triển khai có vấn đề? Nếu kế hoạch triển khai có vấn đề thì chúng ta sẽ có những hành động gì để thúc đẩy nó”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Hillary cho biết, bà và Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Koffi Annan sẽ cố gắng đưa ra giải pháp khiến chính phủ Syria phải có những phản hồi mạnh hơn đối với Kế hoạch hòa bình do ông Annan đề xuất. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, cuộc thảo luận là nhằm đưa ta một chiến lược chuyển giao thống nhất cho Syria với mục tiêu là nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga.
Trong một diễn biến khác, một nhân viên ngoại giao Mỹ được Ngoại trưởng Hillary cử đã đến thảo luận với người đồng cấp tại Mosscow để tìm ra một quan điểm chung cho vấn đề khủng hoảng của Syria. Tuy nhiên khi cuộc họp kết thúc, đã không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn đối với Tổng thống Al Assad.
Đại sứ quán Mỹ ở Nga chỉ ra một thông báo cho biết hai bên tiếp tục ủng hộ cho kế hoạch hòa bình 6 điểm của Đặc phái viên Kofi Annan./.
Theo VOV
Phe đối lập rút khỏi kế hoạch hoà bình, Syria trước nguy cơ nội chiến
Sau quyết định này, phe đối lập Syria bắt đầu mở lại các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ.
Ngày 4/6, Thiếu tá Sami al-Kurdi, người phát ngôn Hội đồng quân sự của lực lượng đối lập tại Syria, tuyên bố lực lượng này không còn thực hiện cam kết đối với kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Arab Kofi Annan vì kế hoạch này đã không thể giúp chấm dứt tình trạng bạo lực leo thang đẫm máu tại Syria.
Ông al-Kurdi nêu rõ: "Chúng tôi đã quyết định chấm dứt cam kết đối với kế hoạch này và bắt đầu mở lại các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ từ ngày 1/6, thời hạn chót mà lực lượng này yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chấm dứt bạo lực hoặc phải gánh chịu hậu quả".
Các tay súng thuộc lực lượng đối lập Quân đội Syria tự do tại Deraa (Ảnh: Reuters)
Thông tin trên được đưa ra sau khi ngày 3/6, lần đầu tiên trong 14 tháng bạo lực, lực lượng đối lập Syri đã tấn công căn cứ không quân của chính phủ nằm ở phía đông thành phố Deraa, đối diện biên giới Golan với Israel. Các nguồn tin khu vực cho biết nhiều nhóm chống đối đã nã đạn cối làm cháy nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng trong các nhà chứa máy bay và phá nát các đường băng tại căn cứ không quân As Suwayda.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tiếp tục khẳng định Kế hoạch hòa bình của đặc phái viên quốc tế Kofi Annan vẫn là giải pháp ưu tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Ông Ban ki-moon kêu gọi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad chấm dứt bạo lực ngay lập tức và bắt đầu đối thoại chính trị với phe đối lập.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về diễn biến tình hình tại đây. Tuy nhiên chúng tôi không thảo luận về bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào tình hình Syria. Tôi cũng đã từng lưu ý đề xuất can thiệp quân sự của một số quốc gia, song hiện chúng tôi có 300 quan sát viên tại Syria để nỗ lực thực hiện kế hoạch hòa bình của ông Annan. Do vậy tôi kêu gọi các bên cần chấm dứt bạo lực ngay lập tức và bắt đầu tiến trình đối thoại chính trị toàn diện, thực hiện kế hoạch 6 điểm càng sớm càng tốt. Người dân Syria đã phải chịu đựng quá lâu và quá nhiều người đã chết. Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Ông Ban ki-moon cũng cho biết, ông hoan nghênh một cuộc thảo luận quốc tế rộng lớn hơn về các bước đi tiếp theo trong vấn đề Syria, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực làm việc cùng Đặc phái viên quốc tế Kofi Annan và các thành viên chủ chốt tại Liên Hợp Quốc nhằm tìm ra một giải pháp cho quá trình đối thoại chính trị tại Syria.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Syria. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy tại thành phố Saint Peterburg (Nga), Tổng thống Putin cho biết, hai bên tuy còn có những bất đồng trong việc giải quyết vấn đề Syria, nhưng khẳng định việc thực thi kế hoạch hòa bình của ông Annan sẽ vẫn là cách thức duy nhất cho vấn đề Syria. Trong thời gian tới, Liên minh châu Âu và Nga sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa để giải quyết những vấn đề cùng quan tâm.
Quyết định rút khỏi kế hoạch hòa bình 6 điểm của phe đối lập tại Syria càng làm tăng thêm quan ngại về nguy cơ Syria sắp rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, nhất là sau khi tình trạng bạo lực tại nước này đã leo thang đến mức nguy hiểm với đỉnh điểm là vụ thảm sát hôm 25/5 tại làng Houla ở gần thành phố Homs, miền Trung Syria làm 108 dân làng thiệt mạng, trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ.
Theo kế hoạch, đặc phái viên Kofi Annan sẽ có buổi làm việc khẩn với Hội đồng Bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ vào thứ Năm tuần này để bàn về các bước tiếp theo tại Syria./.
Theo VOV
Liên Hợp Quốc yêu cầu điều tra toàn diện vụ thảm sát ở Syria Mỹ và một số nước phương Tây đang tìm kiếm các biện pháp mạnh nhằm gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Assad Giám đốc phụ trách Nhân quyền của Liên Hợp Quốc yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra độc lập đối với vụ thảm sát hơn 100 dân thường tại thành phố Houla của Syria hồi cuối tuần...