Ngoại trưởng Mỹ – Trung đấu khẩu về nguồn gốc Covid-19
Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn với nguồn gốc Covid-19 trong khi Bắc Kinh nói giả thuyết nCoV lọt khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán là “vô lý”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 11/6 điện đàm bàn về các vấn đề như đảo Đài Loan và nguồn gốc Covid-19.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày, Ngoại trưởng Blinken đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và tính minh bạch đối với nguồn gốc Covid-19″, bao gồm cả việc cho phép các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trở lại Trung Quốc.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Ông Dương Khiết Trì trong khi đó bày tỏ với Ngoại trưởng Blinken mối quan ngại của Bắc Kinh khi “một số người ở Mỹ” lan truyền giả thuyết vô lý rằng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng sự thật và khoa học, kiềm chế chính trị hóa vấn đề cũng như tập trung vào hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19″, ông Dương nói, thêm rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối những “hành động ghê tởm”, sử dụng đại dịch để vu khống nước này.
Đối với đảo Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm bớt áp lực lên hòn đảo, trong khi ông Dương Khiết Trì nói rằng Washington nên xử lý các vấn đề liên quan Đài Loan “một cách cẩn thận và phù hợp”.
Cuộc điện đàm giữa hai quan chức ngoại giao Mỹ – Trung diễn ra trong bối cảnh hai nước đang mâu thuẫn về hàng loạt vấn đề như thương mại, cạnh tranh công nghệ, nhân quyền và nguồn gốc Covid-19.
Mỹ nói áp lực toàn cầu sẽ buộc Trung Quốc minh bạch Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ nói áp lực quốc tế sẽ giúp thuyết phục Trung Quốc minh bạch dữ liệu về Covid-19, song không nêu biện pháp Washington có thể thực hiện.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hôm 7/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken né tránh câu hỏi về những biện pháp Washington sẽ thực hiện nếu Bắc Kinh không hợp tác trong nỗ lực xác định liệu nCoV có phải bị lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Thay vào đó, Blinken cho rằng áp lực quốc tế sẽ giúp thuyết phục chính phủ Trung Quốc.
"Tôi không muốn đề cập các giả thuyết sẽ xảy ra trong tương lai về những gì chúng tôi sẽ làm hoặc không làm, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng yêu cầu quốc tế sẽ ngày càng tăng và các quốc gia, gồm Trung Quốc, phải có trách nhiệm cung cấp quyền truy cập thông tin và tính minh bạch về sức khỏe toàn cầu, bao gồm Covid-19", Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hôm 7/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ .
Một số nước, gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng phát hiện của cuộc điều tra hồi đầu năm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại thành phố Vũ Hán là sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng trích dẫn những lỗ hổng trong truy cập dữ liệu tại Vũ Hán của các nhà khoa học quốc tế, dù Trung Quốc khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm.
Sau áp lực từ nghị sĩ lưỡng đảng và thông tin dẫn từ báo cáo tình báo trên Wall Street Journal rằng ba nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán nhập viện trước khi Covid-19 bùng phát, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lệnh cộng đồng tình báo tìm hiểu sâu hơn nguồn gốc đại dịch.
Mike Pompeo, người tiền nhiệm của Blinken, chỉ trích Biden vì lưu ý trong thông báo điều tra rằng nguồn gốc thực sự của Covid-19 có thể không bao giờ được biết đến.
"Ở Mỹ, chúng tôi trừng phạt việc tiêu hủy bằng chứng và coi việc che đậy là dấu hiệu tội phạm", Pompeo cho biết trong bài đăng trên Washington Post hôm 7/6. "Chúng tôi coi những người gây hoạt động nguy hiểm phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc rõ ràng đã phạm những tội này".
"Các nền dân chủ hàng đầu có thể chọn cách chấp nhận chịu thiệt để tránh đối đầu", Pompeo nêu thêm. "Biden có thể quyết tâm cứng rắn hơn vào lần sau. Nhưng lịch sử cho thấy lần sau thường là quá muộn".
Trong phiên điều trần, Blinken cũng từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông có cân nhắc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Một số nghị sĩ, gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Gregory Meeks, đang kêu gọi tẩy chay ngoại giao do cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, song việc tẩy chay này không cấm vận động viên Mỹ tham gia thi đấu. Tuy nhiên, hạ nghị sĩ Cộng hòa Chris Smith đang hối thúc Blinken cam kết một cuộc tẩy chay hoàn toàn.
"Chúng tôi đang tham vấn chặt chẽ với các quốc gia , đồng minh và đối tác để đảm bảo hiểu rõ những mối lo ngại chung là gì và lý tưởng nhất là hình thành cách tiếp cận chung. Mọi vấn đề sẽ rõ ràng hơn trong những tuần tới", Blinken trả lời.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ 'sửa sai' Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ, yêu cầu Washington "sửa chữa sai lầm". Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của nước này, hôm 5/2 điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cho rằng Mỹ "nên sửa...