Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp thăm Việt Nam
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 26.7 tại Vientiane, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ rằng ông sẽ thăm khu vực Mekong vào mùa thu này, trong đó có Việt Nam, và rất quan tâm đến các tác động môi trường ở các nước hạ Mekong.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ông Kerry cho biết, cuộc họp của Sáng kiến Hạ Mekong tại Vientiane đã khởi động Quan hệ đối tác cơ sở hạ tàng bền vững nhằm giúp các nước trong khu vực tăng cường năng lực kết hợp giữa đánh giá tác động môi trường vào việc lập kế hoạch cơ sở hạ tầng.
“Chúng ta phải bảo đảm rằng các dự án phát triển thực sự giúp hàng triệu người sống dọc theo sông Mekong mà không tiếp tục làm xói mòn hệ sinh thái vốn đã chịu sức ép, và với những người sống phụ thuộc vào đó hàng ngày” – ông nói. “Và tôi muốn làm rõ rằng vấn đề này quan trọng với Mỹ, và với cá nhân tôi tới mức, tôi dự định quay trở lại khu vực sông Mekong, và cụ thể là Việt Nam, tôi cho là vào mua thu này, để thăm lại một số dự án và đảm bảo rằng chúng ta đang đạt được tiến bộ mong muốn”.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định rằng từ lâu Mỹ thấy mối quan hệ với ASEAN có “giá trị to lớn”. Ông nhắc lại phát biểu của Tổng thống Obama tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN đầu tiên hồi tháng Hai vừa qua: “ASEAN đóng vai trò trung tâm với hòa bình và thịnh vượng của khu vực, với mục tiêu chung của chúng ta trong việc xây dựng một trật tự khu vực nơi tất cả các quốc gia chơi cùng luật chơi”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, trong các cuộc gặp song phương và đa phương ở Vientiane, ông đã thảo luận với các đồng nghiệp về Biển Đông và phán quyết trọng tài gần đây. “Giờ đây chúng tôi rất được khuyến khích bởi những tuyên bố từ nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế, kể cả nhiều thành viên ASEAN, ủng hộ pháp trị và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp” – ông nói. “Chúng tôi khuyến khích các bên yêu sách chủ quyền hành xử có trách nhiệm và thể hiện kiềm chế”.
Ông Kerry nói, vấn đề Biển Đông sau phán quyết của trọng tài cũng đã được nêu ra “rất trực tiếp” trong cuộc gặp của ông với người đồng cấp Vương Nghị hôm 25.7 tại Vientiane, và giờ là lúc “hướng sự tập trung chung để tìm cách lật trang mới trong vấn đề làm sao giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, theo con đường ngoại giao”, gồm cả việc Mỹ ủng hộ Philippines đối thoại và đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết.
Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, các bộ trưởng đồng ý rằng “không bên nào nên hành xử khiêu khích, không bên nào nên có những bước đi làm gia tăng căng thẳng”, và nhấn mạnh đến yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó phán quyết trọng tài cũng diễn ra theo luật pháp quốc tế, và cộng đồng thế giới tin rằng phán quyết này ràng buộc về mặt pháp lý.
Theo Lao Động
Mỹ sẽ hối thúc Philippines đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua cho rằng đã đến lúc rời xa những căng thẳng, mở sang trang mới trong tranh chấp Biển Đông và cam kết sẽ hối thúc Philippines nối lại thảo luận với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua dự họp báo bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Vientiane, Lào. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Kerry cho biết Bắc Kinh và Manila đã thể hiện sẵn sàng tham gia thảo luận sau phán quyết của Toà Trọng tài và ông sẽ khuyến khích tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đối thoại, thương lượng với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp. Ông Kerry sẽ gặp ông Duterte tại Manila hôm nay.
"Hy vọng đây có thể trở thành khoảnh khắc tất cả chúng ta có thể tận dụng, để làm việc, làm sao tìm ra một số phương thức xử lý việc đánh cá? Cách xử lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? Cách xử lý tự do đi lại của tàu thuyền và bảo vệ quyền lợi của mọi người?", SCMP dẫn lời ông Kerry nói.
"Đây có thể là khoảnh khắc chuyển biến rất quan trọng về cách diễn ra cuộc thảo luận này, không phải thông qua các động thái công khai và thách thức đơn phương, mà với phương thức ngoại giao mang tính xây dựng và chu đáo", ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm.
Tại cuộc gặp giữa ông Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm 25/7, ông Vương hy vọng "Mỹ sẽ có những bước đi để ủng hộ việc nối lại thảo luận giữa Trung Quốc và Philippines, ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm duy trì hoà bình và ổn định khu vực", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát hôm qua.
Nhắc lại lời ông Vương, ông Kerry cho biết Mỹ cũng nhất trí "rời xa những căng thẳng công khai" và "sang trang", sau phán quyết của Toà Trọng tài và giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình, ngoại giao. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, ông Kerry nói, nhưng tin rằng "cần tôn trọng pháp quyền".
Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn". "Đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương đưa ra đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
Trọng Giáp
Theo VNE
Triều Tiên nói thử hạt nhân hay không còn tùy thuộc Mỹ Ngoại trưởng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng có tiếp tục thử hạt nhân hay không còn tùy thuộc vào Mỹ, tố Washington cản trở nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho. Ảnh: Reuters. "Việc chúng tôi có thử hạt nhân nữa hay không hoàn toàn tùy thuộc vào Mỹ", AFP dẫn lời Ngoại...