Ngoại trưởng Mỹ – Hàn điện đàm sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Ngày 14/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã có cuộc điện đàm để thảo luận tình hình sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Tên lửa được phóng thử nghiệm trong cuộc diễn tập của trung đoàn tên lửa đường sắt Triều Tiên tại tỉnh Bắc Pyongan (hình ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên công bố ngày 15/1/2022). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Blinken chỉ trích các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Ông tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh liên minh Mỹ – Hàn là đóng góp lớn vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Ngoài ra, Ngoại trưởng Blinken cũng đề cập tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác ba bên Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết hai ngoại trưởng đã thảo luận các cách thức nhằm khởi động lại tiến trình đàm phán về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tôn trọng những nỗ lực này và quay trở lại với các cuộc đàm phán bị bế tắc từ hồi tháng 2/2019.
Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và Hàn Quốc diễn ra ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố đã phóng thử thành công hai tên lửa hành trình chiến thuật trong ngày 14/1 – vụ thử tên lửa thứ 3 của Bình Nhưỡng trong tháng này.
Video đang HOT
Theo thông tin do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố ngày 15/1, Bình Nhưỡng đã phóng các tên lửa trên từ hệ thống đường sắt trong một cuộc diễn tập hoạt động tác chiến của trung đoàn tên lửa. Trong khi đó, ấn bản trực tuyến của báo Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên – cũng đã đăng tải các bức ảnh cho thấy tên lửa được phóng đi từ một đoàn tàu.
Bình Nhưỡng đã từng thử nghiệm mô hình này lần đầu tiên hồi tháng 9/2021. Tuy nhiên, giới chuyên gia hiện chưa chắc chắn hệ thống tên lửa đường sắt của Triều Tiên sẽ thực sự hoạt động như thế nào, do các đường ray xe lửa tại đây đã xuống cấp nghiêm trọng và các toa tàu chở tên lửa khó có thể di chuyển với tốc độ cao. Phía Mỹ và Hàn Quốc cho biết sẽ đánh giá kỹ lưỡng mạng lưới đường sắt ở Triều Tiên, đồng thời có thể khoanh vùng địa điểm phóng tên lửa của nước này.
Theo Mỹ và các đồng minh, tất cả các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên đều vi phạm nghị quyết của HĐBA LHQ – vốn nêu rõ Bình Nhưỡng bị cấm phát triển hoặc thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo. Sau hai vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên tuyên bố là “tên lửa siêu vượt âm”, ngày 12/1, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 6 quan chức Triều Tiên, do liên quan tới chương trình phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đáp lại động thái này của Mỹ, Triều Tiên cảnh báo sẽ cho thấy “một sự đáp trả cứng rắn hơn và rõ ràng hơn”, nếu Washington tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với họ.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/1, Bộ Ngoại giao Anh đã chỉ trích thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, coi đây là mối đe dọa đối với hòa bình khu vực, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng “kiềm chế các hành động gây hấn này và quay trở lại đối thoại với Mỹ”.
Ngoại trưởng Mỹ giải thích lý do Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Triều Tiên có thể đang tìm kiếm sự chú ý bằng cách tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Ông nói các vụ phóng này "gây bất ổn".
Bức ảnh được chụp vào hôm 11-1 và được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 12-1 cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) đang nói chuyện với các quan chức quân đội khi giám sát một vụ phóng tên lửa siêu thanh - Ảnh: AFP/KCNA
"Tôi cho rằng Triều Tiên tiến hành một số vụ phóng này nhằm cố gắng thu hút sự chú ý. Họ đã từng làm điều đó trong quá khứ và có thể họ sẽ tiếp tục làm điều đó" - Ngoại trưởng Blinken nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình MSNBC vào ngày 13-1.
Ông Blinken cho rằng các vụ thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên "gây bất ổn sâu sắc, nguy hiểm và vi phạm toàn bộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Theo Hãng tin AFP, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ này tiếp tục kêu gọi Triều Tiên ngồi xuống bàn đàm phán với Mỹ. Ông giải thích Washington không có "ý định thù địch" đối với chính quyền lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trước đó, hôm 12-1, truyền thông Triều Tiên tường thuật lãnh đạo Kim Jong Un đã đích thân giám sát vụ phóng thành công một tên lửa siêu thanh. Đây là vụ phóng tên lửa thứ hai của Triều Tiên trong vòng chưa đầy một tuần.
Ngay sau đó, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 5 người Triều Tiên có liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo. Động thái này khiến Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington "cố ý làm leo thang" tình hình.
Ngày 14-1, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã dẫn lại những bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên: "Nếu Mỹ áp dụng lập trường đối đầu như vậy, CHDCND Triều Tiên sẽ buộc phải có phản ứng mạnh mẽ hơn và chắc chắn hơn với điều đó".
Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên đã rơi vào bế tắc kể từ khi ông Kim tổ chức 3 cuộc gặp với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các cuộc đàm phán dưới thời tổng thống Trump đã không mang lại một thỏa thuận lâu dài và Triều Tiên đã không cho thấy sự quan tâm đến các đề nghị tiếp xúc cấp thấp hơn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Hàn Quốc ủng hộ Mỹ thúc đẩy các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên Hàn Quốc ngày 13/1 đánh giá việc Mỹ thúc đẩy các lệnh trừng phạt bổ sung của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Triều Tiên dường như nhằm tạo ra phản ứng thống nhất từ cộng đồng quốc tế trước những hành động gần đây của Bình Nhưỡng. Tin tức về vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm của Triều Tiên được...