Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, tối nay, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà Nội lúc hơn 20h, theo nguồn tin của VnExpress, và sẽ thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 29-30/10 theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pompeo sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Chuyến thăm của ông nhằm tái khẳng định sức mạnh của quan hệ Đối tác toàn diện, kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, thúc đẩy cam kết chung về một khu vực hòa bình, thịnh vượng và thảo luận các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Việt Nam là một trong số các điểm dừng chân của ông Pompeo trong chuyến công du một loạt quốc gia châu Á. Trước đó, ông đã dự Đối thoại Chiến lược Mỹ – Ấn Độ ở New Delhi, thăm Sri Lanka, Indonesia.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AFP.
Ông Pompeo từng ca ngợi hợp tác Việt – Mỹ trong 25 năm qua và cam kết đưa quan hệ song phương thành hình mẫu quốc tế trong tuyên bố hồi tháng 7. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh hai nước đã tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư, hợp tác chiến lược và phối hợp trong các vấn đề nhân đạo và các vấn đề chiến tranh để lại, trong đó có tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh.
Mỹ và Việt Nam cũng tăng cường và mở rộng Quan hệ Đối tác Toàn diện trên cơ sở tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định và hòa bình, cũng như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.
Ngoại trưởng Mỹ cũng từng bày tỏ trân trọng những thành tựu của Việt Nam khi giữ cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm nay, đặc biệt trong việc điều phối sự ứng phó của ASEAN với đại dịch COVID-19 và các vấn đề liên quan tới phục hồi kinh tế.
Ông cho hay mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Mỹ ngày càng gắn kết, trong đó một phần nhờ cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ. Có gần 30.000 sinh viên Việt Nam hàng năm học tập tại Mỹ và hơn 1.200 người Mỹ đang học tập tại Việt Nam.
Việt – Mỹ bắt đầu bình thường hóa quan hệ sau tuyên bố của Tổng thống Bill Clinton ngày 11/7/1995, đánh dấu “quả ngọt” sau một quãng thời gian dài quá trình thương lượng gặp nhiều chông gai, do những nghi kỵ trong chiến tranh.
Trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 450 triệu USD năm 1994 lên 77 tỷ USD năm 2019. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất của Mỹ.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPBF) diễn ra tại Hà Nội sáng 28/10, ba tập đoàn Mỹ gồm Bechtel, General Electric, McDermott đã ký thỏa thuận cùng triển khai thiết bị trị giá 3 tỷ USD cho dự án Nhà máy điện khí hoá lỏng Bạc Liêu. Nhà máy có tổng công suất 3.200 MW, là dự án điện quy mô lớn lần đầu tiên do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập).
Hillary Clinton là đại cử tri ở New York
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 thông báo là đại cử tri bang New York, dù bà từng nhiều lần kêu gọi bãi bỏ cử tri đoàn.
"Tôi là một đại cử tri ở New York. Tôi chắc chắn rằng mình sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden và thượng nghị sĩ Kamala Harris ở New York. Thế nên điều đó khá thú vị", cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trả lời phỏng vấn hôm 28/10.
Bà Clinton trước đây kêu gọi bãi bỏ cử tri đoàn, nơi các đại cử tri trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống Mỹ, và vận động để tổng thống được lựa chọn dựa trên số phiếu phổ thông. Clinton giành được nhiều hơn ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump gần 2,9 triệu phổ thông trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng thua cuộc do Trump giành được đa số phiếu trong cử tri đoàn.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.
Khi người Mỹ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống, họ không trực tiếp lựa chọn tổng thống. Theo hiến pháp Mỹ quy định, người Mỹ bỏ phiếu cho 538 đại cử tri, những người sẽ nhóm họp ở các bang của họ và bỏ phiếu cho tổng thống và phó tổng thống.
Những đại cử tri này hợp thành đại cử tri đoàn, và phiếu bầu của họ sau đó được Chủ tịch Thượng viện kiểm đếm trong phiên họp chung của quốc hội. Mỗi bang chịu trách nhiệm lựa chọn đại cử tri của mình. Có một đại cử tri cho mỗi thành viên Hạ viện (435 người) và Thượng viện (100 người), và thêm ba đại cử tri cho những người sống ở thủ đô Washington. Mỗi ứng viên tổng thống cần giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để chiến thắng.
Bà Clinton nói với CNN vào tháng 9/2017 rằng đại cử tri đoàn cần phải bị loại bỏ. Bà cũng kêu gọi chấm dứt đại cử tri đoàn sau cuộc bầu cử năm 2000, khi cựu phó tổng thống Al Gore giành được đa số phiếu phổ thông nhưng thua cuộc.
"Tôi cực kỳ tin tưởng rằng trong một nền dân chủ, chúng ta nên tôn trọng ý nguyện của người dân và đối với tôi, điều đó có nghĩa đã đến lúc chúng ta loại bỏ cử tri đoàn và chuyển sang bầu cử phổ thông tổng thống của chúng ta", bà Clinton nói vào thời điểm đó.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, cựu ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng bà lo sẽ không có kết quả cuối cùng cho cuộc bầu cử năm 2020 "trong vài ngày". Bà cũng đã lên kế hoạch bỏ phiếu trực tiếp sớm trong cuộc bầu cử năm nay, nhưng bày tỏ lo ngại về những hàng dài người xếp hàng chờ bỏ phiếu.
Cách người Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống. Video: CNN.
Mỹ mong muốn hợp tác với Indonesia để đảm bảo an ninh Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ và Indonesia khẳng định 2 nước tăng cường hợp tác, trong đó có vấn đề an ninh trên Biển Đông. Trong buổi làm việc với người đồng cấp Indonesia sáng ngày 29/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định tăng cường hợp tác song phương với Indonesia, trong đó có hợp tác an ninh trên Biển Đông và khẳng định...