Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Cuba kể từ 1945: Danh nghĩa đi trước thực chất
Ngày 14.8, Mỹ chính thức mở lại Đại sứ quán ở thủ đô Habana của Cuba sau 54 năm, với sự tham dự của Ngoại trưởng John Kerry.
Cờ Mỹ được kéo lên tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana ngày 14.8.2015 – Ảnh: Reuters
Sự kiện này cùng với chuyến công du Cuba của ông Kerry đánh dấu hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ song phương.
Ông còn là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Cuba kể từ năm 1945. Như thế có thể nói trên danh nghĩa, Mỹ và Cuba đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao bình thường. Nhưng thực chất, 2 nước vẫn còn phải cùng nhau làm rất nhiều việc, vượt qua rất nhiều trở ngại, tiếp tục duy trì thiện chí và tăng cường quyết tâm chính trị thì thực chất mới tương xứng với danh nghĩa.
Chỉ cần nhìn vào 2 biểu hiện đúng vào dịp này đã có thể thấy được điều đó. Ông Kerry là đại diện cao cấp nhất của chính phủ Mỹ đến Cuba nhưng lại không có chương trình làm việc với lãnh đạo Cuba.
Video đang HOT
Trước đó, lãnh tụ Cuba Fidel Castro còn công khai nhắc nhở rằng “Mỹ nợ Cuba rất nhiều”. Quan hệ ngoại giao tuy đã được bình thường hóa nhưng Mỹ vẫn chưa xóa bỏ những biện pháp bao vây cấm vận Cuba. Chừng nào tình trạng này còn tồn tại thì quan hệ Cuba – Mỹ chưa thể thực sự bình thường.
Quá trình bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ khởi động rất bất ngờ và diễn biến nhanh chóng. Với sự khai trương trở lại đại sứ quán của nước này ở nước kia, quá trình này đã trở nên không thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, từ bình thường hóa trên danh nghĩa đến bình thường hóa thật sự lại là chuyện khác, khó khăn phức tạp không kém và sẽ kéo dài hơn. Nó đòi hỏi cả hai phía phải tiếp tục vượt lên chính mình.
La Phù
Theo Thanhnien
Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba
Một trong những tàn tích cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh sẽ biến mất trong ngày hôm nay (20/7) khi Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ ngoại giao, thông qua việc La Habana mở lại Đại sứ quán tại Washington.
Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Panama hồi tháng 4/2015 (Ảnh: AP)
Cuba sẽ tổ chức buổi lễ với sự tham dự của khoảng 500 khách mời, trong đó có 30 thành viên phái đoàn ngoại giao, văn hóa và một số quan chức cấp cao khác đến từ quốc đảo Caribe, đẫn đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodriguez. Trong một cử chỉ mang tính lịch sử khác, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ chính thức đón tiếp người đồng cấp Cuba Rodriguez, trước khi tổ chức một cuộc họp báo chung chiều cùng ngày.
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba cũng đã đi vào hoạt động, dù việc mở cửa chính thức sẽ chỉ diễn ra trong buổi lễ thượng cờ khi Ngoại trưởng Kerry thăm Cuba vào tháng 8 tới.
Giới quan sát cho rằng, di sản chính sách ngoại giao của Tổng thống Barack Obama, bước ngoặt lịch sử giữa hai cựu thù, đã tiến sang giai đoạn mới, kể từ khi hai nước quyết định "chôn vùi" quá khứ và cùng hợp tác hướng tới sự cân bằng. Sự thay đổi chính sách của Mỹ diễn ra sau khi Washington hiểu rằng, chính sách thù địch mà mình đang cố áp đặt lên Cuba thông qua các biện pháp cô lập và cấm vận kinh tế đã thất bại.
Nhà ngoại giao Cuba Carlos Alzugaray cho rằng việc mở lại Đại sứ quán tại hai nước là thời khắc lịch sử. Tuy nhiên, những công việc khó khăn thực sự mới chỉ bắt đầu khi hai bên phải giải quyết các vấn đề ngoại giao gai góc như La Habana muốn Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận đã kéo dài suốt 53 năm qua. Ngược lại, Mỹ luôn kêu gọi Cuba cải thiện nhân quyền và tự do.
"Ý nghĩa của việc mở cửa lại Đại sứ quan là xây dựng lòng tin và sự tôn trọng. Cả hai nước đều mong muốn thể hiện điều đó. Nó không có nghĩa là sẽ không còn những bất đồng song phương, song cái cách mà Mỹ và Cuba giải quyết bất đồng đã hoàn toàn thay đổi", ông Alzugaray nói thêm.
Chia sẻ quan điểm trên, nhà phân tích Ted Piccone thuộc Viện Brookings nhận định, Mỹ muốn thoát khỏi kỷ nguyên Chiến tranh lạnh để tiến tới cách tiếp cận mang tính xây dựng với Cuba. La Habana cần Mỹ như một động lực kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của mình. Vì vậy, xây dựng lòng tin sẽ là chất xúc tác tối quan trọng để mối quan hệ này có thể vươn xa hơn.
Phần lớn cộng đồng người Mỹ hiện đang sinh sống tại Cuba tỏ ý vui mừng trước những biến chuyển ngoại giao thần kỳ giữa hai nước. Bà Rena Perez, 80 tuổi, từng nghĩ rằng bà không thể sống đến ngày quan hệ hai nước bước sang trang mới như hiện nay. Bà hy vọng, sau nửa thế kỷ "đóng băng" ngoại giao, Mỹ có thể giúp Cuba giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở. Ước tính, Cuba hiện thiếu khoảng 700.000 căn hộ và rất cần tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong khi bà Perez trông đợi những cơ hội kinh tế, thì sinh viên Pasha Jackson hy vọng hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Cuba sẽ được cải thiện. "Việc mở cửa lại Đại sứ quán sẽ tạo ra những thay đổi gì trong quan hệ ngoại giao? Thú thực tôi cũng không rõ. Nhưng tôi hy vọng rằng, mô hình chăm sóc sức khỏe của Cuba sẽ được cải hiện hơn, khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với La Habana", Jackson nói.
Trong thông báo của mình, Bộ Ngoại giao Cuba nêu rõ, việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao song phương và mở cửa Đại sứ quan đã hoàn thành giai đoạn một của tiến trình kéo dài và phức tạp, hướng tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuyên bố cũng nêu rõ, quan hệ hai nước sẽ chưa thể "bình thường" một khi các rào cản kinh tế, thương mại và tài chính tiếp tục được Mỹ áp đặt, tác động tới người dân Cuba.
Ngọc Yến
Theo Dantri/AFP, AP
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Cơ hội tái định hình Trung Đông Sau 12 năm đàm phán, Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga và Đức, đã đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện. Một chuyên gia Đức đánh giá thỏa thuận này có thể tái định hình khu vực Trung Đông trong thời gian tới. Các bên thông báo đạt được thỏa thuận (Ảnh: AFP) Trang tin National...