Ngoại trưởng Mỹ chia sẻ “ít hoài niệm” về Việt Nam
Trong bức hình, một anh chàng John Kerry trẻ trung, tóc đen nâu và một bộ trưởng rất trẻ đứng cạnh nhau bên ngoài trường Luật và Ngoại giao Fletcher, nơi cả hai lần đầu gặp nhau cách đây khoảng 20 hay 30 năm – ông Kerry kể về kỷ niệm với PTT, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Trước khi đến Hà Nội chiều nay 15/12, Ngoại trưởng John Kerry đã có một ngày bận rộn với buổi thăm vùng sông nước Cà Mau, nói chuyện về biến đổi khí hậu tại khu vực chợ Đường Kéo, nói chuyện trước các thành viên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Trung tâm Hoa Kỳ ở TP.HCM.
Tại buổi nói chuyện ở Trung tâm Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry hào hứng chia sẻ một ít hoài niệm về Việt Nam.
Mơ về thời khắc lịch sử
Lần đầu tiên khi tôi quay trở lại vào khoảng năm 1990, đây là một đất nước rất khác biệt. Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn rất bế tắc. Hai nước có lệnh cấm vận và chưa giải quyết các vấn đề khó khăn còn lại của chiến tranh.
Ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ cán bộ và cựu sinh viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Nhiều người trong chúng ta lúc đó đã mơ về một thời khắc mà khi nghĩ về Việt Nam, sẽ không nghĩ về cuộc chiến mà chỉ nghĩ về một đất nước có những điều bình thường mà nước nào cũng có. Tôi rất tự hào và vui mừng để nói với các bạn rằng đối với tôi, ngày hôm nay đại diện cho thời khắc đó.
Lần gần đây nhất tôi có mặt tại Việt Nam là vào năm 2000 cùng với Tổng thống Bill Clinton. Chúng tôi đến sau khi việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã diễn ra và lệnh cấm vận đã được Tổng Thống Bush dỡ bỏ trước đó vài năm. Một vài người, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain và tôi, đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu.
Vẫn còn rất nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Chúng ta có vấn đề binh lính mất tích trong chiến tranh mà người dân trên khắp đất nước Hoa Kỳ cảm thấy rất quan trọng. Dĩ nhiên, cũng có vấn đề về chất da cam và các chất hóa học của chiến tranh tại Việt Nam.
Tôi nghĩ không có hai nước nào từng làm việc chăm chỉ hơn, nhiều hơn và tốt hơn để cố gắng xích lại gần nhau, thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai và mang lại một tương lai giờ đã khác rất xa cho người dân. Vẫn còn nhiều điều cần phải đạt được, nhiều việc cần làm.
Tôi sẽ nói một vài lời về điều này. Nhưng tôi vẫn nhớ là khi đặt chân đến Hà Nội vào thời điểm đó, tôi nhìn thấy tất cả những hố bom. Hầu như không có xe máy. Hầu hết là xe đạp và rất rất ít xe hơi. Tại thời điểm đó, không có đèn báo hiệu giao thông nào tại Hà Nội hoạt động, chỉ có một vài khách sạn. Hà Nội lúc đó là nơi đã bị đóng băng trong thời gian.
Video đang HOT
Không ai khỏi ngạc nhiên về một Việt Nam hiện đại. Những gì đã diễn ra trong vòng hơn 20 năm là rất đáng kinh ngạc. Tôi có thể nói rằng đây không phải là một sự chuyển biến xảy ra ngẫu nhiên. Đó là kết quả của sự cam kết và tầm nhìn của nhiều người có mặt tại đây trong căn phòng này.
Từ thương mại
Đề cập hợp tác thương mại, ông nhắc tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên đang đàm phán cùng các thành viên khác.
Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng 50 lần kể từ năm 1995 lến đến hơn 25 tỉ đôla mỗi năm. Theo ông, hai nước đang theo đúng lộ trình để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong vòng 5 năm, mục tiêu mà Tổng thống Obama đặt ra cách đây 5 năm.
Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ tại khu vực, và chúng ta đang tiếp tục làm việc vì mục tiêu đó – Ngoại trưởng John Kerry phát biểu.
TPP là hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán cùng với 10 đối tác trong khu vực Thái Bình Dương. Các tiêu chuẩn cao của hiệp định này sẽ duy trì được đà cải cách thị trường, hiện đại hóa và hội nhập khu vực mà chính phủ Việt Nam đặt làm ưu tiên.
Hiệp định sẽ hoàn thiện các nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như năng lượng và ngân hàng nhằm thu hút thêm đầu tư – ông nói.
Ông thông báo Mỹ sẽ cung cấp một khoản đầu tư ban đầu 4,2 triệu đôla cho chương trình Quản trị vì tăng trưởng trọn vẹn của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), giúp thực hiện Hiệp Định TPP ở Việt Nam.
Giáo dục
Ngoại trưởng John Kerry đánh giá cao những chương trình giáo dục của Hoa Kỳ tại Việt Nam như Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, bày tỏ mong muốn nỗ lực đưa chương trình này trở thành chương trình Fulbright lớn nhất trên thế giới (hiện đứng thứ hai).
Khi tôi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại New York – thực ra khi tôi gặp Bộ trưởng tại Washington – Bộ trưởng đến gặp tôi lần đầu tiên tại Washington – ông ấy đưa cho tôi một bức hình.
Nhìn vào bức hình đó, tôi thấy một anh chàng John Kerry trẻ trung, tóc đen nâu và một bộ trưởng rất trẻ, chúng tôi đứng cạnh nhau bên ngoài trường Luật và Ngoại giao Fletcher, thuộc đại học Tuft, nơi chúng tôi lần đầu gặp nhau tại một trong những chương trình trao đổi cách đây khoảng 20 hay 30 năm.
Các bạn, đó là cách mà mọi việc diễn ra. Hiện tại, có các bộ trưởng, các thủ tướng, các bộ trưởng môi trường, bộ trưởng tài chính, tổng thống của các nước trên thế giới đã chia sẻ các trải nghiệm giáo dục tại những nơi khác nhau.
Tôi rất vui khi thấy lãnh đạo của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright có mặt tại đây hôm nay, và tôi trông đợi được làm việc với chính phủ VIệt Nam để thành lập trường Đại học Fulbright của Việt Nam trong tương lai gần – ông phát biểu.
…Và tôi sẽ nói với các bạn một điều. Cách đây nhiều năm, chúng ta đều có một sự tưởng tượng là chúng ta muốn có thể nghĩ về Việt Nam, trong rất nhiều năm khi bạn nói từ Việt Nam, chúng ta chỉ nghĩ về một cuộc chiến. Nhiều người trong chúng ta không muốn nghĩ theo cách đó.
Giờ đây, khi bạn nói từ Việt Nam và bạn nghĩ về một đất nước, bạn nghĩ về một sân chơi đã thay đổi, một trong những quốc gia đang tăng trưởng, đóng góp và chuyển đổi của thế giới….
Theo L.Thư
Vietnamnet
Nhóm "buôn người" mua phụ nữ bán cho đàn ông Trung Quốc lĩnh án
Sau khi "tuyển" được người, các đối tượng đưa đàn ông Trung Quốc "ế vợ" về tận các vùng quê để xem mắt. Khi "khách" vừa ý ai, các đối tượng lo mọi thủ tục để đưa cô gái sang tận nhà "khách" với chi phí 90 triệu đồng.
Bán 58 phụ nữ
Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa kết thúc phiên xử hình sự sơ thẩm tuyên phạt 14 bị cáo về tội mua bán người, bao gồm: Nguyễn Thị Ngọc Hiền (37 tuổi, ngụ quận 6, TPHCM), Võ Thị Mến (48 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh), Nguyễn Thị Thủy (37 tuổi, ngụ Bến Cầu, Tây Ninh), Nguyễn Thị Bé Trang (24 tuổi, ngụ Gò Dầu, Tây Ninh), Nguyễn Văn Thời (55 tuổi, ngụ Gò Dầu, Tây Ninh), Lê Thị Cúc (47 tuổi, ngụ quận 6, TPHCM), Quách Đông Vinh (28 tuổi, ngụ quận 6, TPHCM), Phạm Thị Thúy (40 tuổi, ngụ Gò Dầu, Tây Ninh), Lê Hoài Bạo (34 tuổi, ngụ Gò Dầu, Tây Ninh), Lưu Thúy Phượng (28 tuổi, ngụ ngụ quận 5, TPHCM), Dương Thị Bự (40 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh), Võ Thị Phương Thảo (34 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An), Lê Anh Tuấn (42 tuổi, ngụ Bến Cầu, Tây Ninh) và Dương Văn Đìa (47 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh). Tổng cộng hình phạt dành cho 14 bị cáo trên là 72 năm tù giam, trong đó, bị cáo ít nhất lãnh 2 năm tù, nhiều nhất là 10 năm tù.
Các bị cáo tại phiên tòa
Theo cáo trạng, ngày 7/2, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Tây Ninh bắt quả tang Mến, Bự, Trang vàThời đang làm thủ tục lên máy bay cho 2 phụ nữ Việt Nam và 2 người đàn ông Trung Quốc để bán làm vợ. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra bắt thêm 10 đối tượng còn lại.
Các đối tượng khai nhận, để tuyển chọn được các cô gái Việt Nam bán sang Trung Quốc, các đối tượng sử dụng thủ đoạn hứa hẹn, dụ dỗ sẽ cho gia đình các cô gái một số tiền và khi lấy chồng Trung Quốc sẽ có cuộc sống giàu sang, sung sướng, có tiền để phụ giúp gia đình. Đường dây mua bán người này hình thành 2 nhóm khác nhau do Hiền và Trang điều hành. Hai bị cáo chủ động móc nối với một số đàn ông Trung Quốc để gả bán những phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm vợ.
Tính đến thời điểm bị bắt, đường dây của Hiền đã bán 50 phụ nữ sang Trung Quốc. Còn đường dây của Trang thì hình thành muộn hơn nên nhóm này mới chỉ kịp bán 8 phụ nữ cho 8 người đàn ông Trung Quốc.
Sang Trung Quốc rồi về quê mua bán người
Đường dây của Trang hoạt động từ khi đối tượng này lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc. Vào đầu năm 2012, Trang tìm những đàn ông Trung Quốc có nhu cầu mua các cô gái Việt Nam làm vợ rồi đưa họ sang để chọn vợ, mỗi người đàn ông Trung Quốc phải trả cho Trang số tiền 30.000 nhân dân tệ (khoảng 90 triệu đồng) để lo chi phí ăn, uống, thuê khách sạn, làm thủ tục xuất cảnh, mua nữ trang và cho gia đình các cô gái.
Ở Việt Nam, Trang trực tiếp đi tuyển chọn đồng thới móc nối với Mến, Bự và Thúy tìm chọn phụ nữ giao lại cho Trang. Mỗi phụ nữ Trang trả công từ 5 đến 10 triệu đồng. Sau đó, Thúy rủ thêm Cúc cùng nhau đi tìm phụ nữ để giao cho Trang.
Đến tháng 12/2012, Trang tổ chức đưa 9 đàn ông Trung Quốc về nhà tại xãPhước Trạch, Gò Dầu. Tại đây, Trang giao cho Thời (cha ruột Trang) đưanhóm người Trung Quốc này đến khách sạn thuê phòng ở và đồng thời đưa đi chọn các cô gái. Kết quả, nhóm này đã chọn được 8 cô gái, trong đó 6 cô xuất cảnh sang Trung Quốc, còn 2 cô đang làm thủ tục thì bị bắt.
Đường dây của Hiền thì bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2011. Do biết tiếng Trung Quốc nên Hiền đã trực tiếp cấu kết với các đối tượng làm nghề dẫn đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam "mua vợ". Hai bên thỏa thuận cứ mỗi người đàn ông Trung Quốc khi được đưa sang Việt Nam giao cho Hiền thì phải trả số tiền từ 2.500 đến 3.000 USD để lo ăn uống, chỗ ở, tuyển chọn vợ, làm đầy đủ thủ tục các giấy tờ, đám cưới cho nhà gái đến khi các cặp vợ chồng lên máy bay về Trung Quốc.
Để hoàn tất được các công đoạn trên, Hiền thuê 2 người giúp việc cho mình là Vinh và Phượng phụ lo phần phiên dịch, đưa đón những người đàn ông Trung Quốc, các phụ nữ được tuyển chọn đi làm thủ tục xuất cảnh...
Ngoài ra, Hiền còn tuyển thêm nhiều người (Thảo, Thủy, Tuấn, Bạo, Đức, Đìa, Bự) giúp đi tìm, dụ dỗ phụ nữ Việt Nam cho Hiền. Cứ mỗi phụ phữ bị bán sau khi trừ hết mọi chi phí Hiền thu lợi 7 triệu đồng. Ngoài ra Hiền còn móc nối với "đầu mối" ở miền Tây tuyển chọn 25 phụ nữ tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau bán cho đàn ông Trung Quốc.
Tuyết Trân - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Đại gia còn dám thách thức Thống đốc? Tái cơ cấu ngân hàng bước đầu đã gỡ được khó khăn thanh khoản, tiếp đến nợ xấu đang được dọn dẹp. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất là thay đổi cấu trúc sở hữu sẽ là một thách thức khi sở hữu chéo rất phức tạp. Chuyện không lạ Một ngân hàng cổ phần mới hoàn tất giai đoạn đầu của...