Ngoại trưởng Mỹ bị cấp dưới tố cáo “hành vi đáng ngờ”
Một nhân viên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm đơn khiếu nại lên cơ quan giám sát về “các hành vi đáng ngờ” có liên quan đến Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Theo CNN, đơn khiếu nại của một nhân viên “trực tiếp chứng kiến và/hoặc nghe thấy nhiều bằng chứng” đã được trình lên Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao (OIG). Tuy nhiên, chưa rõ động thái này diễn ra khi nào.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: FT
Các nguồn thạo tin tiết lộ, người tố cáo đã đề cập đến những hành vi của lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington, bang New York, bang Florida và nước ngoài.
Trước đây, Tổng thanh tra Steve Linick, người đã bị cách chức theo đề xuất của Ngoại trưởng Pompeo hồi giữa tháng 5, từng báo cáo với các nhà lập pháp Mỹ rằng, OIG đang xem xét 5 lĩnh vực có thể xảy ra sai phạm trong Bộ Ngoại giao.
Trong số các vấn đề văn phòng của ông Linick điều tra vào thời điểm đó có cả nghi vấn ông Pompeo sử dụng sai mục đích các nguồn tiền đóng thuế của dân, cũng như quyết định thúc đẩy việc bán số vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Ảrập Xêút.
Video đang HOT
Ông Pompeo phủ nhận hay biết về các cuộc điều tra nhắm vào mình và khẳng định việc ông đề xuất sa thải ông Linick không phải nhằm trả thù cá nhân, mà vì quan chức này đã “hủy hoại sứ mệnh của Bộ Ngoại giao Mỹ và không tuân theo chỉ đạo”.
Tuy nhiên, ông Linick quả quyết không tin có lí do xác đáng nào để biện hộ cho việc cách chức ông.
Trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về tương lai chính trị của ông Pompeo, các cuộc gặp gỡ giữa ông với các nhà tài trợ chính trị hoặc các khu vực bầu cử quan trọng trong nước đã bị loại khỏi bảng kê sự kiện gửi tới những phóng viên chuyên trách về hoạt động của ngoại trưởng.
Mỹ có thể triển khai đơn vị tác chiến điện tử gần Biển Đông
Quân đội Mỹ lên kế hoạch đưa một đơn vị tác chiến điện tử tới Biển Đông để đối phó với lực lượng Trung Quốc, truyền thông Nhật cho biết.
Hai đơn vị đặc biệt của Mỹ sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, trong đó một đơn vị sẽ đóng quân ở khu vực gần Biển Đông. Các đơn vị này có nhiệm vụ tiến hành tác chiến điện tử và tác chiến mạng nhằm giúp tên lửa lấy mục tiêu chính xác, Nikkei ngày 17/7 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết.
Một cựu sĩ quan hải quân Mỹ cho hay việc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc bằng biện pháp "đánh lừa" sẽ là "phản ứng hiệu quả với tình trạng khẩn cấp" tại Biển Đông.
Thông tin này được công bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.
Tàu sân bay USS Nimitz (trái) và máy bay cảnh báo sớm Northrop Grumman E-2 Hawkeye diễn tập trên Biển Đông, ngày 7/6. Ảnh: US Navy.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với Biển Đông và đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" bao trùm phần lớn diện tích khu vực. Trung Quốc nhiều năm qua còn bồi đắp trái phép đảo nhân tạo, xây dựng các công trình và triển khai phi pháp khí tài đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc còn triển khai tên lửa bờ biển có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông. Để đối phó với điều này, Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc theo dõi các lực lượng của mình trong trường hợp nổ ra xung đột tại khu vực.
Chiến lược quốc phòng Trung Quốc được xây dựng trên khái niệm chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), kết hợp tên lửa và cảm biến để ngăn đối phương tự do di chuyển nhằm tiếp cận nước này.
"Mỹ và bạn bè phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh bại các hệ thống vũ khí này", cựu quan chức hải quân Mỹ cho biết. "Một giải pháp là sử dụng công nghệ có thể đánh lừa đầu dò tên lửa, khiến chúng nghĩ rằng mình đang lao đến tàu sân bay, song thực tế là lệch một km hoặc hơn".
Trong trường hợp không thể tiếp cận được Biển Đông, quân đội Mỹ có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công tên lửa tầm xa.
Cựu phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ Jack Keane nói nước này tin chiến lược A2/AD mang lại cho Trung Quốc lợi thế lớn. "Do đó Mỹ phải chắc chắn có khả năng răn đe hiệu quả và tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ", tướng Keane nói.
Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga năm 2019 và đã phát triển các tên lửa vốn bị cấm theo hiệp ước này. Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai những tên lửa nói trên.
Giới chuyên gia cho rằng khi Trung Quốc kiểm soát chặt Biển Đông hơn, khu vực này có thể thành nơi trú ẩn an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đủ tầm bắn tới Mỹ.
Trung Quốc gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận và triển khai tiêm kích trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mỹ tung bằng chứng tố phòng thí nghiệm Vũ Hán 'thiếu an toàn' Bộ Ngoại giao Mỹ công bố điện tín ngoại giao 2018 nói rằng Viện Virus học Vũ Hán "thiếu nghiêm trọng" chuyên gia đảm bảo an toàn vận hành. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/7 công khai hai điện tín ngoại giao để chứng minh cho lập luận của chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Viện Virus học Vũ Hán (WIV) ở...