Ngoại trưởng Mỹ: Bầu cử ở Myanmar là bước đi quan trọng
Cuộc bầu cử của Myanmar ngày 8.11 được Mỹ đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhưng vẫn cho rằng còn khá xa để quốc gia này đạt được một nền dân chủ toàn diện.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi – Ảnh: Reuters
Ngày 8.11, lần đầu tiên hàng triệu người Myanmar đi bầu cử, một sự kiện lịch sử được nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và phương Tây rất quan tâm. Washington xem đây là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong lịch sử Myanmar.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi cuộc bầu cử quốc hội Myanmar lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập là “một minh chứng cho lòng dũng cảm và hy sinh của người dân nước này trong nhiều thập niên’, theo AFP.
“Cuộc bầu cử là một bước đi quan trọng đến hòa bình, thịnh vượng và dân chủ cho người dân Myanmar”, ông Kerry phát biểu.
Quân đội kiểm soát gần như hoàn toàn đất nước này trong một thời gian dài, chỉ đồng ý mở đường cho cải cách chính trị từ năm 2011 và cuộc bầu cử này là kết quả có thể nhìn thấy của cuộc cải cách chính trị ở Myanmar.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ quan ngại cuộc cải cách đó sẽ không đi xa và Myanmar khó đạt được nền dân chủ thực sự nếu tiếp tục tồn tại những cản trở chính trị.
Video đang HOT
“Cuộc bầu cử là bước đi quan trọng để Myanmar đi tiếp về phía trước, nhưng chúng ta cũng thấy rằng còn quá xa để đạt sự hoàn hảo của nền dân chủ”, ông Kerry đưa ra nhận định.
Ông Kerry cũng quan ngại sự phân biệt đối xử và bó hẹp quyền bầu cử đối với một số tộc người thiểu số ở Myanmar, đặc biệt là nhóm người Rohingya Hồi giáo và việc loại bỏ “tùy hứng” bất kỳ ứng viên tranh cử của đảng phái nào.
“Chúng ta tiếp tục theo dõi việc kiểm phiếu và khuyến khích các bên đảm bảo công bằng và tin cậy. Mọi khiếu nại được giải quyết nhanh chóng và công bằng”, ông phát biểu và nói thêm rằng Mỹ vẫn luôn duy trì cam kết ủng hộ người dân Myanmar đeo đuổi nền dân chủ và hòa giải dân tộc để tiếp tục phát triển.
Cuộc bầu cử thu hút khoảng 80% cử tri đi bầu với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế. Công việc kiểm phiếu đang được tiến hành với nhiều kỳ vọng chiến thắng của đảng đối lập, đảng của bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và rất được Washington ủng hộ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Kết thúc ngày bầu cử ở Myanmar, 80% cử tri đi bỏ phiếu
Cuộc bầu cử "lịch sử" của Myanmar hôm chủ nhật 8.11 đã kết thúc trong yên bình với số lượng cử tri lớn, theo AFP.
Người dân Myanmar tại một điểm bỏ phiếu ở thành phố Mandalay hôm 8.11 - Ảnh: Reuters
Các điểm bầu cử đã chốt phiếu vào 16 giờ ngày 8.11 (giờ địa phương), Phó giám đốc Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar, Thant Zin Aung cho biết. Ông cũng nói rằng cuộc bầu cử khá thành công với "khoảng 80% cử tri đã đi bầu hôm nay".
Cuộc tổng tuyển cử lần này đánh dấu lần đầu tiên sau 25 năm người dân Myanmar được cơ hội đề cử người cầm quyền, sau giai đoạn chính phủ do quân đội hậu thuẫn nắm quyền.
Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), đảng đối lập bên phía bà Aung San Suu Kyi được kỳ vọng sẽ chiến thắng để thúc đẩy dân chủ tại Myanmar.
Bà Suu Kyi là người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng sau đó cuộc bỏ phiếu bị hủy bỏ, và bà bị quân đội bắt giam.
Báo Mỹ The New York Times hôm 8.11 mô tả người dân đã "trở về trong cảm giác hân hoan, đơn giản vì họ đã được bỏ phiếu".
"Đây là cơ hội để chúng tôi có được sự tự do", The New York Times dẫn lời U Saan Maw, một cử tri 63 tuổi tham gia bầu cử ngày 8.11.
Cuộc bầu cử đã diễn ra êm đẹp, không có bạo lực, đúng theo lời cam kết của đảng cầm quyền Myanmar do quân đội hậu thuẫn, theo Reuters.
Bà Aung San Suu Kyi, từng được trao giải Nobel Hòa bình, là nhân vật thu hút sự chú ý nhất của cuộc tổng tuyển cử lần này, dù bà sẽ không được làm Tổng thống do hiến pháp của Myanmar quy định trước đó.
Bà cho rằng dù sao đi nữa, bà cũng sẽ là người đứng "trên tổng thống" nếu đảng NLD giành thắng lợi. Đây cũng là mong ước của ông Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi, được nhiều người coi là anh hùng dân tộc khi giành độc lập cho Miến Điện (Burma), tên cũ của Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi là nhân vật tâm điểm của cuộc tổng tuyển cử lần này - Ảnh: Reuters
"Cha của bà ấy chưa hoàn thành những gì cần làm, nên bà ấy luôn cảm thấy có trách nhiệm thực hiện trọn vẹn điều đó. Đây là cơ hội cuối cùng để bà hoàn thành sứ mệnh", The New York Times dẫn lời Bertil Lintner, một trong những người viết tiểu sử cho bà Aung San Suu Kyi.
Cuộc tổng tuyển cử của Myanmar lần này đón 10.000 quan sát viên quốc tế bao gồm đại diện của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Kết quả cuộc bầu cử không được thông báo lập tức, và dự kiến chỉ có thể đưa ra vào tuần sau, theo Reuters.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thách thức hậu bầu cử Myanmar Chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi được cho là sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Myanmar ngày 8.11, nhưng thách thức chờ bà vô cùng to lớn. Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một điểm bầu cử thuộc Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar - Ảnh: Reuters Xuất hiện tại phòng phiếu ở quận...