Ngoại trưởng Lavrov: Obama đặt Nga trên cả mối đe dọa IS!
Sau phát biểu của Tổng thống Mỹ tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã chất vấn về việc ông Obama đã đặt cái gọi là sự xâm lược của Nga lên trên cả mối đe dọa của phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” IS và chỉ sau dịch Ebola?
Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo thế giới đã tham dự cuộc họp lần thứ 69 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Tại đây, Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra 3 mối đe dọa lớn nhất toàn cầu hiện nay trong bài phát biểu của mình.
“Khi chúng ta quy tụ về đây, dịch Ebola đã lấn át các hệ thống y tế công ở Tây Phi và nhanh chóng đe dọa vượt qua các biên giới. Cuộc xâm lược của Nga ở châu Âu gợi nhớ đến những ngày khi các nước lớn chà đạp các nước nhỏ để theo đuổi tham vọng lãnh thổ. Sự tàn bạo của những kẻ khủng bố ở Syria và Iraq buộc chúng ta phải xông vào sào huyệt đen tối này”, nhà lãnh đạo Mỹ đã mở màn bài phát biểu của mình như vậy.
Phản ứng với bài phát biểu, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tỏ ra kinh ngạc. “Chúng tôi chiếm vị trí thứ hai trong các đe dọa đối với hòa bình và ổn định của quốc tế”, ông Lavrov nói với các phóng viên bên lề Đại hội đồng.
Video đang HOT
Không chỉ thấy việc xếp hạng các mối đe dọa quốc tế của ông Obama là kỳ cục, đặc biệt là khi các cuộc không kích hiện nay nhằm vào phiến quân “Nhà nước Hồi giáo”, được gọi tắt là IS, tại Syria và Iraq đã bỏ qua cả sự phê chuẩn của Liên hợp quốc, nhà ngoại giao Nga còn cảm thấy khó hiểu trước việc ông Obama chắc chắn rằng thế giới đã trở nên “tự do hơn và an toàn hơn”.
“Đó là thế giới quan của một nước đã đưa ra cái quyền sử dụng vũ lực một cách tùy tiện, bất chấp nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hay các hành động pháp lý quốc tế khác trong học thuyết quốc phòng của họ”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho hay.
Ông Lavrov cũng chỉ trích trừng phạt của Mỹ đối với Nga trong vấn đề Ukraine, bởi theo ông cuộc xung đột Ukraine là vấn đề nội bộ và phải được giải quyết mà không có sự can thiệp của Mỹ.
Trung Anh
Theo Dantri/ RT
Mỹ-Nga nhất trí vào bàn đàm phán "gỡ rối" Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ có cuộc đàm phán bên lề một hội nghị tại Paris, Pháp, nhằm tháo ngòi căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Obama đã phái Ngoại trưởng Kerry tới Kiev để tháo ngòi căng thẳng tại đây.
Mỹ đã cáo buộc Mátxcơva triển khai quân ở khu vực tự trị Crimea của Ukraine, miên tả đây là "hành động gây hấn". Tổng thống Mỹ Obama cáo buộc Nga "tìm kiếm vũ lực để gây ảnh hưởng lên một quốc gia láng giềng". Kremlin đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
Tại cuộc họp báo ngày hôm qua, trong tuyên bố công khai đầu tiên về Ukraine, ông Putin phủ nhận những binh sỹ được trang bị "tận răng" ở Crimea là người Nga. Ông Putin cho hay họ là "lực lượng tự vệ địa phương" ủng hộ thân Nga, đang bảo vệ các căn cứ khỏi "những kẻ dân tộc chủ nghĩa".
Mátxcơva kịch liện lên án cuộc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine và không công nhận chính phủ mới của nước này.
Tuy nhiên, dù bất đồng, hai bên đã tỏ ý muốn mở ra một cuộc đối thoại. Ông Lavrov và ông Kerry dự kiến gặp nhau bên lề hội nghị đã được lên kế hoạch trước về Li-băng tại Paris vào ngày 5/3.
Ông Obama ngày 4/3 cũng đề xuất một kế hoạch hòa bình, theo đó kêu gọi điều một nhóm quan sát viên quốc tế tới Ukraine để đảm bảo quyền lợi của người gốc Nga. Nga hiện chưa bình luận về đề xuất này.
Giới phân tích cho rằng cuộc gặp của ông Kerry và Lavrov được xem như là phép thử cho một cuộc đối thoại về Ukraine.
Lực lượng thân Nga hiện đang kiểm soát vùng tự trị ở miền nam Ukraine, Crimea. Theo BBC, căng thẳng vẫn tiếp tục tăng cao vào đêm qua ở Crimea, song không có thông tin xảy ra bạo lực.
Trước đó, vào đầu tuần này, căng thẳng leo thang khi Nga cảnh báo có thể triển khai quân ở miền đông Ukraine để bảo vệ người Nga và những người nói tiếng Nga ở đó.
Trong một số diễn biến mới, Nato và Nga cũng dự kiến đàm phán ở Brussels. Lãnh đạo Nato Anders Fogh Rasmussen trước đó cho rằng Nga vẫn tiếp tục "vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Còn người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Catherine Ashton sẽ tiếp tục đến Kiev để đàm phán với chính phủ mới. Trong khi đó, Nga đã thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày hôm qua 4/3.
Vũ Quý
Theo Dantri
Việt Nam và quốc tế đi tìm tiếng nói chung chống biến đổi khí hậu Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ngày 23/9, Phó Thủ tướng VN Phạm Bình Minh, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổng thống Mỹ Obama, cùng hàng trăm nhà lãnh đạo khác, đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ hướng tới một nỗ lực toàn cầu chống lại nguy cơ chung. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...