Ngoại trưởng Kuleba: Ukraine đang nhận các nguồn cung vũ khí bí mật
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nói rằng “mọi thứ đang diễn ra ở hậu trường”.
Tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị quân sự khác tại Sân bay Borispol gần Kiev, Ukraine. Ảnh: Getty Images
Ngoại trưởng Ukraine, Dmitry Kuleba mới đây tuyên bố rằng một số quốc gia đã cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev mặc dù về mặt công khai thì họ phủ nhận việc làm đó. Theo ông Kuleba, trong những trường hợp như vậy, vũ khí được giao thông qua bên thứ ba.
Ngoại trưởng Kuleba đưa ra thông tin nói trên trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien của Pháp.
“Hầu hết các nước thứ ba này công khai nói rằng họ không cung cấp bất cứ thứ gì, nhưng mọi thứ đang diễn ra ở hậu trường”, ông Kuleba nói mà không cung cấp chi tiết cụ thể về những quốc gia nào đang bí mật hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga.
Những tiết lộ của Ngoại trưởng Kuleba được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều báo cáo cho rằng những nước ủng hộ Ukraine, bao gồm một số quốc gia NATO, đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí do liên tục rót vũ khí cho Kiev.
Chẳng hạn, theo một bài báo gần đây của tờ New York Times, chỉ các đồng minh NATO lớn như Pháp, Đức, Italy và Hà Lan, vẫn có khả năng duy trì hoặc thậm chí có khả năng tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine.
“Các quốc gia nhỏ hơn đã cạn kiệt tiềm năng của họ”, một quan chức NATO nói với tờ New York Times, đồng thời cho biết thêm rằng ít nhất 20 trong số 30 thành viên của khối đã “cạn khá nhiều”.
Video đang HOT
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine vào cuối tháng 2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã rót cho Kiev hàng tỷ USD viện trợ quân sự. Moskva đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên “bơm” vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều đó sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột chứ không thay đổi được kết cục, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ va chạm trực diện giữa Nga và khối quân sự do Mỹ đứng đầu.
Theo tờ New York Times, kho dự trữ vũ khí của EU đang cạn dần, trong khi Đức đã “đạt đến giới hạn” vào đầu tháng 9. Trong khi đó, Litva, vốn không còn vũ khí nào để tặng cho Kiev, đã kêu gọi các đồng minh trao cho Ukraine “tất cả những gì chúng ta có”.
Xe quân sự viện trợ cho Ukraine được đưa xuống khỏi máy bay vận tải. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẽ duy trì hoạt động viện trợ vũ khí cho Ukraine “chừng nào còn cần thiết”, nhưng ngay cả các kho dự trữ quân sự của Mỹ cũng bị ảnh hưởng sau nhiều gói viện trợ cho Kiev. Ngay từ tháng 3, chỉ vài tuần sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gấp rút bổ sung hàng nghìn tên lửa vác vai cung cấp cho Kiev. Đến tháng 8, kho dự trữ đạn pháo 155mm của Mỹ ở mức “thấp một cách khó chịu”, theo tờ Wall Street Journal.
Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc nêu chi tiết hơn 19 tỷ USD viện trợ quân sự trực tiếp được phê duyệt kể từ tháng 2, bao gồm hơn 46.000 hệ thống chống thiết giáp, gần 200 khẩu lựu pháo, 38 Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và một loạt vũ khí hạng nặng khác, phương tiện quân sự và đạn dược, cùng hơn 920.000 viên đạn pháo 155mm.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ trước đây từng cho rằng quân đội Mỹ “không được cấu trúc để chiến đấu hoặc hỗ trợ một cuộc xung đột kéo dài”, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng “có quy mô phù hợp với tỷ lệ sản xuất trong thời bình” và việc mở rộng khả năng sẽ mất nhiều năm.
Nga đã đưa quân vào Ukraine từ ngày 24/2 năm nay, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt trong nhà nước Ukraine.
Cùng trong tháng 2/2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbas là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập, không bao giờ tham gia bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Trong khi đó, Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.
Vào tháng 9 vừa qua, Nga đã đơn phương sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, gồm Donetst, Lugansk, Kherson và Zaporizhia trong một động thái mà Ukraine và các nước phương Tây tuyên bố là trái pháp luật và không có giá trị pháp lý.
Mỹ gửi súng chống UAV, tên lửa phòng không NASAMS tới Ukraine
Gói hỗ trợ an ninh thứ 26 mà Mỹ gửi cho Ukraine trong một năm qua sẽ bao gồm các tên lửa cho hệ thống phòng không NASAMS, loạt súng máy hạng nặng chống máy bay không người lái và nhiều vũ khí, khí tài khác.
Tên lửa phục vụ cho Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia, NASAMS, sẽ là một phần trong gói hỗ trợ an ninh mới nhất mà Mỹ gửi tới Ukraine. Ảnh: Defensenews
Theo trang Defensenews, Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ gửi cho Ukraine số lượng đạn dược, vũ khí và vật tư lên tới 400 triệu USD trong gói viện trợ mới nhất để giúp nước này phòng vệ trước Nga.
Gói hỗ trợ an ninh được công bố hôm 23/11 bao gồm nhiều đạn dược hơn cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS, tên lửa chống bức xạ tốc độ cao còn gọi là HARM, và 200 viên đạn pháo 155mm dẫn đường chính xác. Thông tin này được Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Lầu Năm Góc cho biết, gói viện trợ mới cũng bao gồm 150 khẩu súng máy hạng nặng với thiết bị quan sát ảnh nhiệt mà Ukraine có thể sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái của Nga, cũng như 10.000 viên đạn cối 120mm và các loại đạn bổ sung cho Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS). hệ thống phòng thủ được phát triển bởi Kongsberg Defense and Aerospace của Na Uy và công ty Raytheon Technologies của Mỹ.
Thông báo của Lầu Năm Góc lưu ý: "Trước các cuộc tấn công không ngừng bằng tên lửa và hệ thống máy bay không người lái của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, các khả năng phòng không bổ sung vẫn là một ưu tiên cấp bách... Các loại đạn bổ sung cho NASAMS và súng máy hạng nặng sẽ giúp Ukraine chống lại những mối đe dọa khẩn cấp này."
Gói viện trợ nói trên cũng bao gồm 150 xe Humvee, hơn 100 xe chiến thuật hạng nhẹ, hơn 200 máy phát điện, phụ tùng thay thế cho lựu pháo 105mm và các thiết bị khác cùng hơn 20 triệu viên đạn vũ khí hạng nhỏ.
Đây sẽ là gói viện trợ quân sự thứ 26 của quân đội Mỹ tới Ukraine kể từ tháng 8/2021. Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã cung cấp khoảng 22 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine kể từ năm 2014, trong đó có trên 19 tỉ USD được hỗ trợ từ khi xung đột với Nga bắt đầu vào tháng 2 năm nay.
Số lượng hệ thống NASAMS mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine còn quá ít, dẫn đến phạm vi bảo vệ hẹp. Ảnh: The Drive
Thời gian gần đây Mỹ đã đẩy nhanh việc cung cấp cho Ukraine các tổ hợp phòng không NASAMS - một dự án chung được phát triển bởi Công ty Phòng thủ và Hàng không vũ trụ Kongsberg của Na Uy và công ty Raytheon Technologies của Mỹ.
NASAMS sử dụng tên lửa không đối không AMRAAM để đánh chặn từ mặt đất. Một trong các lợi thế chính của nó là có nguồn cung rất lớn các tên lửa AMRAAM được phân phối trên thế giới. Đa phần các tên lửa này là mẫu cũ nhưng được cho là vẫn đủ tốt để chặn cả tên lửa hành trình lẫn UAV, dù rằng thông tin này vẫn phải kiểm nghiệm trong thực tế.
Tuy vậy, hệ thống này cũng có nhiều điểm yếu. Khi phóng từ mặt đất (thay vì từ máy bay), tên lửa AMRAAM có tầm bắn ngắn hơn nhiều. Người ta ước tính AMRAAM phóng từ bệ NASAMS có thể hiệu quả chỉ tới 40km.
NASAMS có thể phóng các tên lửa có đầu tìm hồng ngoại tầm ngắn hơn như AIM-9 Sidewinder. Nhưng tên lửa do hồng ngoại dẫn đường có giá trị hạn chế trước các UAV tàng hình với động cơ nhỏ.
Một nhược điểm nữa là Mỹ mới sẽ chỉ giao cho Ukraine 2 hệ thống NASAMS, tức là khu vực được bảo vệ sẽ hẹp. Washington đã tính cung cấp thêm cho Ukraine 4 hệ thống nữa nhưng sẽ mất thêm thời gian thì các hệ thống mới sản xuất xong để bàn giao.
Ngoài ra, NASAMS sẽ gặp khó khi bảo vệ mục tiêu trước lối tấn công chiến thuật bầy đàn máy bay không người lái. Phía Nga có thể kết hợp và phối hợp UAV với tên lửa hành trình, sử dụng chúng với số lượng lớn để tấn công các mục tiêu có giá trị cao.
Thiếu vũ khí, các đồng minh của Ukraine đứng trước lựa chọn khó khăn Gửi hàng tỉ USD vũ khí và thiết bị quân sự cho Kiev, các nước đồng minh của Ukraine đang phải lo cân đối kho dự trữ nếu không muốn đẩy chính mình vào rủi ro. Binh sĩ Ukraine nã pháo vào các vị trí của Nga gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 20/11/2022. Ảnh: AP Theo trang Defensenews, các quan chức quốc...