Ngoại trưởng Italy từ chức vì căng thẳng với Ấn Độ
Ông Giulio Terzi vừa tuyên bố từ chức nhằm phản đối quyết định của chính phủ trong việc đưa hai lính thủy quân lục chiến Italy về Ấn Độ để đối mặt với cáo buộc giết người.
Ngoại trưởng Italy Giulio Terzi hôm qua từ chức. Ảnh: AFP
“Tôi từ chức để phản đối quyết định đưa thủy quân lục chiến trở về Ấn Độ. Mối quan ngại tôi bày tỏ trước đó đã không có chút tác động nào đối với quyết định”, AFP dẫn lời ông Terzi hôm qua nói trước quốc hội. “Tôi từ chức bởi suốt 40 năm nay, tôi vẫn giữ vững quan điểm rằng danh tiếng của quốc gia, lực lượng vũ trang và ngoại giao Italy cần phải được bảo vệ”, cho biết.
Chính phủ Italy hôm 22/3 đưa Massimiliano Latorre và Salvatore Girone, hai thủy quân lục chiến bị cáo buộc bắn chết hai ngư dân ngoài khơi bang Kerala, phía tây nam Ấn Độ, quay trở lại New Delhi.
Video đang HOT
Vụ nổ súng xảy ra hồi tháng 2/2012 khi tàu của hai ngư dân tiến sát một tàu chở dầu mà hai lính thủy Italy chịu trách nhiệm bảo vệ. Hai binh lính nói họ tưởng các ngư dân là cướp biển nên đã nổ súng. Rome yêu cầu Ấn Độ để tòa án của Italy xét xử hai binh sĩ vì vụ án liên quan tới tàu Italy và xảy ra trên hải phận quốc tế. New Delhi bác bỏ đề xuất của Italy với lý do vụ việc xảy ra trên vùng biển thuộc quyền tài phán của Ấn Độ.
Tòa án Tối cao Ấn Độ cho phép Latorre và Girone trở về Italy để tham gia cuộc bầu cử tháng trước, nhưng yêu cầu họ trở lại New Delhi trong vòng 4 tuần. Nhưng sau khi hai binh sĩ không trở lại, Tòa án Tối cao Ấn Độ cấm đại sứ Italy rời Ấn Độ. Lệnh cấm này đã gây nên căng thẳng ngoại giao giữa Rome và New Delhi trong nhiều ngày qua.
Theo VNE
Mỹ thừa nhận sai lầm ở Mali
Tư lệnh quân đội Mỹ ở Châu Phi cho biết Lầu Năm Góc đã sai lầm trong việc huấn luyện, đào tạo quân đội Mali để bây giờ họ bị nhiều cáo buộc giết hại thường dân, không tuân thủ nhân quyền trong cuộc chiến lật đổ phiến quân Hồi giáo.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Phi, Tướng Carter Ham nói rằng Mỹ đã thất bại trong việc đào tạo quân đội Mali thấm nhuần đầy đủ giá trị, đạo đức, đặc tính quân sự. Đặc biệt, vấn đề đạo đức.
Tướng Carter Ham phát biểu như trên sau khi có nhiều cáo buộc cho rằng quân đội Mali đã liên tục lạm dụng bạo lực, giết hại thường dân trong quá trình cùng quân đội Pháp lật đổ phiến quân Hồi giáo đang cai trị miền bắc Mali.
Tình hình chiến sự căng thẳng ở Mali. Ảnh: AP
Ngày 11/1, Pháp đã cho quân đội can thiệp và Mali ngăn cản phiến quân Hồi giáo tiến về phía Nam, bành trướng thế lực. Các tổ chức nhân quyền cáo buộc quân đội Mali giết người Ả Rập và người dân tộc Tuaregs. Liên đoàn quốc tế về nhân quyền (FIDH) có trụ sở tại Paris, Pháp cho biết ít nhất 33 người bị sát hại bằng phương pháp hành quyết tại chỗ. Tổ chức này nói rằng có thông tin đáng tin cậy về các vụ hành quyết. Quân đội Mali cho biết sẽ điều tra binh lính của họ về những cáo buộc trên.
Dẫu vậy, các cáo buộc không tôn trọng nhân quyền này vẫn làm chấn động phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đào tạo quân đội Mali và các nước láng giềng để giải quyết các mối đe dọa quân sự trong những năm qua. "Chúng tôi tập trung đào tạo các vấn đề chiến thuật nhưng lại không bỏ ra đủ thời gian, tập trung vào vấn đề đạo đức, đặc tính quân sự"- Tướng Carter Ham cho biết.
Theo ông, Mỹ thất bại vì không huấn luyện cho quân đội Mali rằng khi khoác áo lính là chấp nhận trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, tuân thủ nhân quyền cùng những quy tắc, giới hạn đã thống nhất trên toàn thế giới.
Trong khi đó, chính phủ Mali lên tiếng cảnh báo các binh sĩ phải tôn trọng nhân quyền. Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết, 7.100 thường dân Mali đã chạy trốn sang các nước láng giềng kể từ ngày 10-1 để thoát khỏi cuộc chiến.
Theo 24h
Cựu Tổng thống Haiti bị cáo buộc buôn lậu ma túy Giới chức Haiti đã bắt đầu cuộc điều tra đối với cựu Tổng thống Jean Bertrand Aristide về cáo buộc tổ chức đường dây buôn bán ma túy và nhận hối lộ. Cựu Tổng thống Jean Bertrand Aristide. (Nguồn: cyberpresse.ca)Ngoài ra, ông này cũng đối diện với các cáo buộc tham nhũng và có những hành động phi đạo đức. Năm 2004, Tổng...