Ngoại trưởng Italy công du Ukraine và Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 15/2, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio đã bắt đầu chuyến công du tới Kiev, sau đó tới Moskva ngày 16/2, trong nỗ lực giải quyết căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Di Maio khẳng định Italy đang “phối hợp chặt chẽ với các đối tác và đồng minh châu Âu, NATO và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) để ngăn chặn khủng khoảng. Italy cũng quyết tâm chuyển đi những thông điệp rõ ràng và thống nhất tới Nga trong khuôn khổ chuyến công du lần này”.
Bên cạnh đó, ông Di Maio khuyến cáo các công dân Italy đang ở Ukraine trở về nước bằng các phương tiện thương mại, đồng thời kêu gọi “hoãn tất cả các chuyến đi” tới quốc gia Đông Âu này. Ngoại trưởng Di Maio cũng yêu cầu “tất cả các nhân viên không thiết yếu tại đại sứ quán Italy ở Kiev về nước”.
Trong động thái tương tự, Đại sứ quán Ấn Độ tại Kiev đã kêu gọi công dân nước này, đặc biệt là các sinh viên không có mục đích thiết yếu, tạm thời rời khỏi Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Đại sứ quán Ấn Độ nêu rõ sẽ tiếp tục hoạt động bình thường để cung cấp tất cả các dịch vụ cho công dân Ấn Độ ở Ukraine.
Video đang HOT
Trước đó, Mỹ thông báo sẽ đóng cửa Đại sứ quán của nước này ở Ukraine và chuyển tất cả nhân viên còn lại đến một thành phố Liviv, gần biên giới Ba Lan.
* Cùng ngày 15/2, sau phiên họp khẩn cấp tại Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua khoản viện trợ trị giá 1,2 tỷ euro (1,36 tỷ USD) cho Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, khoản viện trợ này sẽ được cấp dưới dạng khoản vay, giúp hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô và chương trình cải cách cơ bản ở Ukraine. Số tiền sẽ được chuyển đến Ukraine theo hai giai đoạn, mỗi giai đoạn là khoảng 600 triệu euro (680 triệu USD) trong vòng 12 tháng.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, kể từ năm 2014, EU đã hỗ trợ cho Ukraine số tiền lên tới 17 tỷ euro (19,3 tỷ USD).
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 14/2 cho biết Mỹ đang đề xuất bảo lãnh vay tới 1 tỷ USD cho Ukraine để hỗ trợ nền kinh tế nước này.
Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ. Moskva cũng cho rằng việc NATO tìm cách mở rộng về phía Đông, trong đó có việc kết nạp Ukraine cũng như đưa vũ khí vào lãnh thổ nước này, đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
* Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Israel dẫn nguồn truyền thông địa phương cho biết Israel đã quyết định dừng bán hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt cho Ukraine.
Vòm Sắt là dự án phát triển chung giữa Mỹ và Israel. Sau khi hệ thống Vòm Sắt chứng minh hiệu quả trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Gaza năm ngoái, Ukraine đã tích cực vận động Chính phủ Mỹ cho phép Israel bán hệ thống phòng thủ này cho Kiev. Gần đây, phía Ukraine đã liên hệ trực tiếp với Israel đề nghị phê duyệt chính thức việc này.
Tuy nhiên, trang tin Ynetnews cho biết trong các cuộc gặp không chính thức với các đối tác Mỹ, các quan chức Israel đã đề nghị hoãn bàn giao hệ thống Vòm Sắt do lo ngại tổn hại quan hệ với Nga. Phía Mỹ đã đồng ý với đề xuất của Israel.
Phản hồi về thông tin trên, Bộ Quốc phòng Israel cho biết chưa nhận được đề xuất nào của Ukraine về việc chuyển giao hệ thống Vòm Sắt.
Italy và Hy Lạp chính thức hoàn tất thỏa thuận biên giới trên biển
Ngày 8/11, Italy và Hy Lạp đã hoàn tất việc thông qua thỏa thuận biên giới trên biển, phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa hai nước.
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias (phải) và người đồng cấp Italy Luigi Di Maio. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio và người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias đã gặp nhau tại Rome để trao đổi các văn kiện phê chuẩn thỏa thuận nói trên, một thủ tục mà theo đó hai quốc gia sẽ thông báo cho nhau về việc hoàn thành quy trình hiến pháp trong nước để phê duyệt và thực hiện thỏa thuận, mở đường cho Italy và Hy Lạp thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên biển.
Phát biểu sau buổi lễ, Ngoại trưởng Di Maio nhấn mạnh việc trao đổi những văn kiện trên đánh dấu sự bắt đầu có hiệu lực của thỏa thuận ở cấp độ quốc tế. Đây là thành công lớn của cả hai nước và rất quan trọng đối với sự hợp tác ở Địa Trung Hải, mà cả hai quốc gia đều mong muốn trở thành mô hình mẫu và điểm tham chiếu cho tương lai.
Ông Di Maio cho biết thêm đã thảo luận với Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias về một loạt vấn đề, từ quan hệ song phương với các nước láng giềng phía Nam đến các vấn đề kinh tế và năng lượng. Theo ông, "các chuyến thăm và tiếp xúc song phương đang chứng minh cho tình hữu nghị bền chặt và hợp tác hiệu quả giữa hai nước, việc hai bên có quan hệ tốt đẹp và hợp tác chặt chẽ về các vấn đề quốc tế, bắt đầu từ chương trình nghị sự của châu Âu".
Về phần mình, Ngoại trưởng Hy Lạp nêu rõ "hành động biểu tượng nói trên có ý nghĩa đặc biệt. Nó giải quyết một vấn đề đã tồn tại suốt 45 năm và thể hiện mối quan hệ mẫu mực của hai nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) ở cấp độ song phương".
Ông Dendias lưu ý rằng việc trao đổi các văn kiện phê chuẩn thỏa thuận kể trên cũng thể hiện sự tôn trọng của hai nước đối với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS).
Italy nêu bật tính cấp bách của lá chắn phòng thủ châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 17/9, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho rằng việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và ký thỏa thuận đối tác an ninh 3 bên với Australia và Anh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có tên gọi AUKUS, cho thấy nhu cầu cấp bách về xây dựng một lá chắn phòng thủ thực sự...