Ngoại trưởng Ba Lan: Việc NATO điều quân tới Ukraine ‘không phải là điều không thể nghĩ tới’
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) điều quân tới Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga “không phải là điều không thể nghĩ tới”.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski. Ảnh: AFP
“Phương Tây nên đáp trả hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine bằng sự leo thang bất đối xứng. Theo quan điểm này, sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không thể nghĩ tới”, tờ Rzeczpospolita dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Sikorski tại Hội nghị kỷ niệm 25 năm Ba Lan gia nhập NATO diễn ra ở Warsaw hôm 8/3.
Bình luận của Ngoại trưởng Sikorski được đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào cuối tháng trước rằng “không thể loại trừ” khả năng binh sĩ NATO sẽ được cử đến hỗ trợ Kiev.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladysław Kosiniak-Kamysz lại cam kết với truyền thông rằng quân đội nước này sẽ không có mặt tại Ukraine. Ông nhấn mạnh: “Cả Tổng thống, Thủ tướng và tôi đều xác nhận điều này”. Ông chohay Ba Lan từng là một trong những nước ủng hộ chính của Ukraine trong EU và sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev thông qua cung cấp thiết bị quân sự.
Tuyên bố của ông Macron đã gây ra làn sóng phản đối từ lãnh đạo các nước thành viên NATO. Một số nhà lãnh đạo khẳng định họ không có kế hoạch điều quân tới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 8/3 cũng nhắc lại tuyên bố không quốc gia nào thực sự muốn có mặt trên thực địa ở Ukraine. Ông cho rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này nên dừng lại.
Video đang HOT
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết việc triển khai quân tới Ukraine là quyết định có chủ quyền của các nước thứ ba, song cả Mỹ và NATO trước đó đều nói rõ rằng họ không có kế hoạch đó.
“Đó là một quyết định có chủ quyền mà mọi đồng minh NATO sẽ phải tự đưa ra. Tổng thống Joe Biden đã nói rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào đóng vai trò chiến đấu ở Ukraine”, ông Kirby nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định: “Những gì đã được thỏa thuận ngay từ đầu giữa chúng ta sẽ được áp dụng trong tương lai, cụ thể là các nước châu Âu hoặc thành viên NATO sẽ không điều bất cứ binh sĩ nào đến Ukraine”.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố Budapest không sẵn sàng gửi vũ khí hoặc điều quân tới Ukraine. Ông nói: “Đây là lập trường rất rõ ràng và vững chắc của Hungary”.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nhận định rằng Ukraine chưa có nhu cầu tiếp nhận bộ binh của phương Tây và việc điều quân tới nước này chưa nằm trong kế hoạch của Stockholm.
Trong cuộc họp báo ở Prague, Thủ tướng CH Séc Petr Fiala cũng tuyên bố chính phủ nước này không xem xét lựa chọn nói trên.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định khối này không hề có sự chuẩn bị nào để đưa lực lượng tới Ukraine. Ông tuyên bố: “Không có kế hoạch triển khai lực lượng bộ binh của NATO đến chiến đấu ở Ukraine”.
Tuần trước, trong bài phát biểu thường niên, viện dẫn những thắng lợi của nước Nga trong quá khứ, Tổng thống Putin cũng khẳng định mọi ý định hay nỗ lực nhằm khuất phục nước Nga đều sẽ thất bại. Ông cũng cảnh báo những quốc gia thù địch với Nga sẽ phải đối mặt với kết cục bi thảm hơn nhiều. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, đang ở trạng thái “hoàn toàn sẵn sàng cho việc triển khai”. Ông lưu ý rằng hành vi leo thang của phương Tây “đặt ra mối đe dọa về một cuộc xung đột liên quan đến vũ khí hạt nhân, và do đó dẫn đến sự hủy diệt nền văn minh”.
Ông Medvedev cảnh báo xung đột hạt nhân, Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine có nguy cơ dẫn tới xung đột hạt nhân.
Các quốc gia thành viên NATO đang đào tạo phi công Ukraine điều khiển tiêm kích F-16 trước khi bắt đầu chuyển giao máy bay. Trong suốt nhiều tháng, Ukraine đã đề nghị được nhận các máy bay chiến đấu của phương Tây để chống lại ưu thế trên không của quân đội Nga.
"Sự bùng nổ vô tình, không có chủ ý của một cuộc xung đột hạt nhân không phải là thứ có thể loại bỏ, đó là lý do tại sao tất cả những âm mưu xung quanh Ukraine đều nguy hiểm", hãng thông tấn Tass hôm nay (22/2) dẫn lời ông Medvedev nói.
Tiêm kích F-16 thực hiện chuyến bay ở Ba Lan. Ảnh: Reuters
Theo ông Medvedev, tiêm kích F-16 do Mỹ thiết kế có thể là tác nhân kích hoạt xung đột hạt nhân. Ngoài ra, Kiev muốn có F-16 dù không có cơ sở hạ tầng mặt đất để vận hành.
"Vậy nếu một trong những chiếc F-16 cất cánh từ một quốc gia NATO để làm nhiệm vụ cho Ukraine, điều đó sẽ là gì? Một cuộc tấn công vào Nga. Tôi sẽ không mô tả điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Diễn biến như vậy thậm chí có thể không được lãnh đạo NATO và Mỹ chấp thuận", Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cho hay.
Trước đây, giới chức Nga từng cảnh báo việc cung cấp F-16 cho Ukraine sẽ gây ra nhiều vấn đề, do tiêm kích này có thể triển khai bom trọng lực hạt nhân.
Cũng theo ông Medvedev, cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Washington không đến mức buộc người dân phải trốn trong hầm trú ẩn hạt nhân, song nó còn tồi tệ hơn Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ông còn nhấn mạnh, đồng hồ ngày tận thế "đang kêu tích tắc", và đã "tăng tốc đáng kể".
Nga kiểm soát làng Pobieda
Hôm nay (22/2), Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Pobieda ở phía nam thành phố Maryinka thuộc vùng Donetsk của Ukraine.
Theo hãng tin Reuters, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã giành được làng Pobieda, và cải thiện các vị trí ở một số khu vực khác trong vùng Donetsk.
Song trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay quân đội nước này đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga gần ngôi làng, và tiếp tục "kiềm chế đối phương".
Tại sao Ukraine chỉ muốn nhận tiêm kích F-16? Quan chức Ukraine thừa nhận, Kiev đang đặt hy vọng duy nhất vào tiêm kích F-16 Fighting Falcons do nước này không có khả năng phục vụ nhiều loại máy bay. "Chúng tôi sẽ không thể đưa nhiều loại máy bay khác nhau vào sử dụng, bảo dưỡng, và đào tạo phi công. Đây sẽ là vấn đề khó khăn đối với chúng...