Ngoại trưởng Áo mắc COVID-19, nghi lây từ cuộc họp các ngoại trưởng EU
Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg vừa nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và có thể đã lây bệnh tại cuộc họp với những người đồng cấp Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tuần.
Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg. Ảnh: Canberra Times
Theo Reuters, việc ông Schallenberg khiến nhiều người lo ngại rằng Hội đồng Đối ngoại EU sẽ trở thành sự kiện “siêu lây lan”.
Trước khi ông Schallenberg thông báo việc mắc COVID-19 hôm thứ Bảy (17/10), người đồng cấp Bỉ của ông – bà Sophie Wilmes – cho biết hôm thứ Sáu rằng bà sẽ tự cách ly vì có các triệu chứng nghi ngờ,
Video đang HOT
“Có khả năng ông Schallenberg nhiễm virus tại sự kiện Hội đồng Đối ngoại ở Luxembourg hôm thứ Hai (12/10)”, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Áo cho biết.
Hiện ông Schallenberg vẫn chưa có triệu chứng và được theo dõi sức khỏe sát sao.
Sau cuộc họp EU hôm thứ Hai, ông Schallenberg còn tiếp tục tham dự cuộc họp nội các Áo hôm thứ Tư, nhưng các thành viên nội các đều đeo khẩu trang.
“Như một biện pháp đề phòng, tất cả các thành viên của chính phủ sẽ được xét nghiệm vào thứ Bảy”, nữ phát ngôn viên nói.
Nga dọa đáp trả EU do lệnh trừng phạt về vụ Navalny
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cảnh báo Moskva sẽ đáp trả xứng đáng lệnh trừng phạt của châu Âu về vụ Navalny và có thể nhắm vào Đức, Pháp.
"Không nghi ngờ gì nữa, các biện pháp đáp trả tương ứng sẽ được thực hiện. Vì các lệnh trừng phạt được đưa ra mang tính cá nhân, nên phản ứng đáp trả cũng sẽ như vậy", Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho biết ngày 17/10.
Chizhov cảnh báo các biện pháp đáp trả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ song phương giữa Moskva với Berlin và Paris, thêm rằng Đức và Pháp chính là hai nước đứng sau các lệnh trừng phạt của EU.
Đại sứ Nga cho hay nước này có thể coi các lệnh trừng phạt mới từ châu Âu là "hành động đơn phương, trái pháp luật, giống như tất cả các lệnh trừng phạt trước đây". Ông nhấn mạnh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Alexei Navalny tại Moskva, Nga tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
EU hôm 15/10 đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 quan chức và một tổ chức khoa học Nga do cáo buộc liên quan đến vụ Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngay lập tức gọi động thái của EU là "bước đi không thân thiện có chủ đích" và gây tổn hại tới quan hệ với Nga. Peskov lấy làm tiếc về quyết định "khiến mối quan hệ giữa EU và Moskva bị đe dọa chỉ vì một người mà châu Âu tin là thủ lĩnh của một số hình thức đối lập", đề cập đến Navalny.
Navalny từng cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau việc ông đổ bệnh và phải sang Đức điều trị. Navalny khẳng định ông bị đầu độc, trong khi Nga cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Tổng thống Putin còn cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc" trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là "kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ".
Chủ tịch Quốc hội Cyprus từ chức sau vụ bê bối mua bán hộ chiếu Ngày 15/10, Chủ tịch Quốc hội Cyprus Demetris Syllouris đã từ chức sau vụ bê bối mua bán hộ chiếu gây tiếng xấu cho chính quyền quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này. Chủ tịch Quốc hội Cyprus Demetris Syllouris. Ảnh: bbc.com Chủ tịch Quốc hội Demetris Syllouris là nhân vật quyền lực cao thứ hai của Cyprus và đang...