Ngoại tình với vợ cũ, nam bác sĩ chết lặng khi biết sự thật về mẹ đẻ của mình
Sau ly hôn 3 năm, tôi ngoại tình với chính vợ cũ của mình. Tôi bàng hoàng khi nghe cô ấy tiết lộ sự thật khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ.
Tôi năm nay 35 tuổi, làm bác sĩ đa khoa. Bao năm nay, tôi luôn ám ảnh, day dứt vì vết thương lòng trong quá khứ. Năm 27 tuổi tôi từng kết hôn với Tuyết – người bạn cùng trường đại học. Cô ấy theo chuyên ngành sản khoa.
Những buổi ngoại khóa, giao lưu văn nghệ, chúng tôi cảm mến và yêu nhau. Cô ấy năm nào cũng được học bổng toàn phần, là sinh viên ưu tú của trường. Ra trường, công việc ổn định, tôi đưa Tuyết về nhà ra mắt, xin phép bố mẹ tổ chức cưới.
Mẹ tôi tỏ ra vui vẻ, mừng rỡ vì cậu con trai duy nhất lập gia đình. Bà hăm hở chuẩn bị, sang nhà Tuyết bàn chuyện cưới xin.
Tuy nhiên khi vừa chạm mặt mẹ Tuyết, mẹ tôi bỗng sa sầm mặt. Hai người họ lúng túng. Nhìn thái độ của hai bà mẹ, tôi băn khoăn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Về nhà, mẹ gọi tôi ra ngọt nhạt khuyên tôi nên chấm dứt chuyện tình cảm với Tuyết. Bà cho rằng cô ấy không phù hợp với tôi. Bất ngờ vì thái độ của mẹ, tôi kiên quyết phản đối. Tôi hỏi xem có việc gì khiến mẹ thay đổi như vậy.
Tuy nhiên bà không nói rõ lý do. Tôi bực bội bỏ về phòng, tâm trạng bất an. Tuyết gọi điện, sụt sịt khóc. Cô ấy cũng báo, mẹ mình phản đối.
Tình yêu bị cả hai gia đình cấm cản. Tôi và Tuyết vẫn quyết tâm đăng ký kết hôn, rồi dọn đến chung sống với nhau. Chúng tôi bị hai bà mẹ tuyên bố từ mặt.
Kết hôn 1 năm, Tuyết thông báo có tin vui. Tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng, hi vọng khi con ra đời, bố mẹ hai bên sẽ đón nhận cháu.
Từ ngày vợ mang bầu, tôi giành làm hết việc nhà, chịu khó chăm sóc, thuốc men tẩm bổ cho cô ấy.
Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ, dù không giàu có nhưng luôn rộn rã tiếng cười.
Thế nhưng chẳng ai ngờ, khi Tuyết mang bầu tháng thứ 3, tôi đi công tác, cô ấy không may trượt chân, ngã xuống nền nhà. Hàng xóm phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ thông báo vợ tôi sảy thai, do va đập mạnh. Nghe tin tôi gần như suy sụp.
Video đang HOT
Từ ngày mất con, Tuyết trở nên lặng lẽ, ít nói hơn. Cô ấy dần dần lạnh nhạt với chồng. Lo lắng vợ bị trầm cảm, tôi đưa Tuyết đi du lịch vài nơi cho khuây khỏa nhưng tình hình càng tồi tệ.
Cô ấy hay cằn nhằn, quát tháo chồng vì những việc nhỏ nhặt. Hai vợ chồng luôn trong tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng.
Một ngày, tôi đi làm về, không thấy vợ đâu. Trên bàn là lá đơn ly hôn. Tuyết nhắn, không còn tình cảm với tôi nữa. Giờ cô ấy muốn giải thoát cho bản thân, tìm chân trời mới. Sau nửa năm níu kéo, hàn gắn nhưng bất thành, tôi chấp nhận ra tòa.
Lần cuối gặp nhau trên danh nghĩa vợ chồng, Tuyết nhìn tôi ứa nước mắt. Tôi và cô ấy cầm quyết định thuận tình ly hôn, rẽ theo hai ngả…
Tôi đau khổ không hiểu vì lý do gì khiến cô ấy thay đổi nhanh chóng đến thế. Việc mất đứa con đầu lòng là chuyện không may, chúng tôi vẫn có cơ hội sinh con cơ mà?
Từ ngày chia tay nhau, chúng tôi cắt đứt liên lạc. Mẹ biết tin con trai bỏ vợ, hay gọi điện hỏi thăm tôi.
Tôi phát chán với điệp khúc của mẹ: “Con xác định thế là đúng, lấy người khác. Ngay từ đầu mẹ đã khuyên nhủ rồi còn không nghe”.
Chán nản, tôi vùi đầu vào học tập, sang nước ngoài làm nghiên cứu sinh. Về nước, tôi được đề bạt lên các vị trí quản lý, phụ trách chuyên môn.
Mẹ thúc giục, mai mối cho tôi tìm hiểu các cô gái khác nhưng đều bị tôi từ chối. Hai năm trước, mẹ tôi ốm nặng. Bà than thở thèm được nhìn tôi lấy vợ, sinh con. Thương mẹ, tôi gật đầu làm đám cưới với Yến Chi – con gái người bạn thân của bà.
Phải thừa nhận, tôi chưa bao giờ rung động với Yến Chi. Mọi thứ với cô ấy chỉ là trách nhiệm.
Vợ hai sinh cho tôi cậu con trai bụ bẫm, đáng yêu. Nhìn hai mẹ con, lòng tôi chợt nhớ vợ cũ đến se sắt. Năm đó nếu cô ấy không sẩy thai, con chúng tôi cũng lớn rồi.
Vài tháng sau, mẹ tôi qua đời. Lo hậu sự cho mẹ xong xuôi, tôi lên đường sang Pháp tu nghiệp 3 tháng. Yến Chi đượm buồn vì mình mới sinh con, chồng đã vắng nhà.
Dường như cô ấy cũng hiểu sự xa cách, thiếu đồng điệu của hai vợ chồng nên hàng đêm chỉ biết khóc thầm. Tôi biết mình làm vậy là có lỗi nhưng thực sự tôi vẫn không quên được Tuyết.
Ở Pháp, tôi gặp lại Tuyết. Cô ấy vẫn độc thân, đang làm việc ở TP.HCM và được cơ quan cử sang đây học. Gặp nhau trong hoàn cảnh đó, chúng tôi ngượng ngùng.
Cảm xúc trong tôi ùa về, nhìn người phụ nữ mình yêu thương hơn tất thảy, tôi chỉ muốn buông tất cả, ở bên cô ấy. Có lẽ Tuyết cũng vậy. Chúng tôi không kiềm chế được, đã lao vào nhau như thuở nào.
Và tôi đã ngoại tình với chính vợ cũ của mình. Ngày sinh nhật Tuyết, cô ấy uống khá nhiều . Trong cơn say, Tuyết tiết lộ mẹ tôi chính là lý do khiến cô ấy mất con và cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ.
Khi tôi vắng nhà, mẹ tìm đến mắng xối xả con dâu. Bà cho biết, mẹ Tuyết chính là kẻ thù của mình. Năm xưa họ cùng yêu một người đàn ông.
Ông ta chuẩn bị làm đám cưới với mẹ tôi nhưng vẫn lăng nhăng với mẹ Tuyết. Cuối cùng sự việc vỡ lở, đám cưới bị hủy.
Người đó sang nước ngoài và không trở về nữa. Mẹ tôi cho rằng chính mẹ Tuyết là người phá hoại hạnh phúc của mình nên rất hận.
Vì vậy, họ một mực phản đối chúng tôi kết hôn. Tại cuộc gặp ngày hôm đó, mẹ tôi nặng nời, khiến Tuyết sốc, bị ngã và sảy thai. Tuyết uất ức, sinh ra trầm cảm và mọi chuyện đáng tiếc đã xảy ra, chúng tôi mất nhau.
Cô ấy không lấy ai cũng vì còn quá yêu tôi. Giờ tôi bế tắc quá. Yến Chi chỉ là nghĩa, còn Tuyết mới là tình yêu đích thực.
Tôi có nên thẳng thắn, chia tay Yến Chi để về với vợ cũ hay không? Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên.
Theo tintuconline.com.vn
Câu nói tàn nhẫn nhất với đàn bà: Chỉ việc chăm con mà cũng không xong!
Sự quẩn quanh đơn độc khi ở nhà chăm con khiến phụ nữ dễ dàng bị trầm cảm, bí bách.
Khi nỗi niềm không có cơ hội giải tỏa, chồng đi làm về cũng chẳng thèm lắng nghe vợ, phụ nữ dù có dẻo dai sắt đá đến đâu cũng làm sao chống nỗi căn bệnh trầm kha ở nội tâm này?
"Chỉ việc chăm con mà làm cũng không xong"- câu nói này, nếu thốt ra từ miệng mẹ chồng, thì đau một. Nhưng thốt ra từ miệng chồng, thì đau mười! Mà ở Việt Nam, đàn ông rất thích nói câu đó!
Đàn ông chẳng mấy người hiểu được nỗi vất vả của vợ ở nhà chăm con - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông thường không chịu đựng nỗi những cơn than vãn, buồn tủi, ấm ức của vợ. Đàn ông thường sẽ nổi đóa lên rằng: "Tôi đi làm kiếm tiền cực khổ về nuôi cả cái nhà này, còn cô chỉ việc chăm con mà làm cũng không xong!". Nhiều người đàn ông bênh nhau, lại nói thêm rằng: "Cứ cho bọn phụ nữ ra ngoài kiếm tiền cho biết khổ với người ta, ở nhà sướng thân riết phát rồ".
Đem chuyện kiếm tiền so với chuyện chăm con, ngẫm nghĩ lại xem có hợp lý chưa?
Đầu tiên, đàn ông đi làm bên ngoài, ít nhất cũng có giờ nghỉ, ngày nghỉ. Trưa được giải lao tối thiểu 1 tiếng, ngày làm 8 - 10 tiếng. Chiều tối về nhà còn được nghỉ ngơi, đọc báo, thư giãn. Chưa kể, thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, hầu hết đều được nghỉ xả hơi.
Phụ nữ ở nhà chăm con, thường chả có thời gian nghỉ. Nuôi một đứa trẻ, chuyện thức trắng đêm, sáng dậy sớm, trưa bỏ ngủ - là chuyện hiển nhiên! Những lúc con quấy, khóc la, đau ốm, phụ nữ thường không chợp mắt giây nào. Nuôi con, không có khái niệm cuối tuần, ngày lễ, ngày nghỉ - phụ nữ phải gồng mình chịu đựng suốt năm dài tháng hạn, liên tục và xoay vòng. Ngủ còn không đủ giấc, đừng nói là cầm tờ báo thư giãn, hay đi loanh quanh dạo phố xả stress như đàn ông.
Sự quẩn quanh đơn độc khiến phụ nữ rất dễ trầm cảm - Ảnh minh họa: Internet
Thứ hai, đàn ông đi làm, dù có trăm công nghìn việc thì cũng xoay quanh chuyên môn cá nhân. Phụ nữ ở nhà lại khác, cô ấy không chỉ chăm con, mà còn phải gánh vác hàng trăm thứ việc không tên. Dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn cho gia đình, lau dọn, rửa ráy, chợ búa, giặt giũ... Mỗi ngày đều lặp đi lặp lại, vừa nách con vừa làm, ba đầu sáu tay cũng không xuể. Ai không tin, cứ thử làm rồi biết!
Thứ ba, đàn ông đi làm, còn có cơ hội nói chuyện với người này người nọ, ghé quán này quán kia. Cho dù công việc bề bộn, áp lực xoay quanh, vẫn còn có cách tiêu khiển để giảm căng thẳng. Phụ nữ ở nhà lại khác, cúi mặt vào con cái và việc nhà, thường chẳng có cơ hội mở miệng hay tâm sự với ai, huống hồ là bước chân ra ngoài gặp bạn bè chòm xóm.
Sự quẩn quanh đơn độc này làm phụ nữ dễ dàng bị trầm cảm, bí bách. Khi nỗi niềm không có cơ hội giải tỏa, chồng đi làm về cũng chẳng thèm lắng nghe vợ, phụ nữ dù có dẻo dai sắt đá đến đâu cũng làm sao chống nỗi căn bệnh trầm kha ở nội tâm này?
Là đàn ông, hãy thương yêu vợ chứ đừng so đo công ai nhiều hơn - Ảnh minh họa: Internet
Mặc dù biết rằng, ra ngoài kiếm tiền là cay đắng trăm bề, nhưng ở nhà quán xuyến hậu phương cũng vất vả ngàn điều. Đã là vợ chồng, không nên so sánh công cán ai lớn hơn ai, xem ai cực hơn ai, mà nên thấu hiểu cảm thông cho nhau. Phải thương yêu sự hi sinh, phải cám ơn sự nỗ lực của đối phương, thì hôn nhân mới bền vững, cuộc sống đôi lứa mới nồng đượm được.
Theo phunuvagiadinh.vn
Thông gia xót con trách móc, mẹ chồng liền nói thẳng: "Không có sữa cho con bú thì cần gì phải tẩm bổ, ăn ngon" Mỗi lần như vậy, mẹ chồng em lại than thở với những người nằm giường kế bên em: "Người ta ăn rau ăn mắm cũng khỏe. Con dâu nhà tôi thì đến chán, lúc nào cũng yếu như sên". Sau khi sinh con, em gần như bị trầm cảm. Nhà mẹ đẻ ở xa nên em không thể nhờ vả được bố mẹ....