Ngoài số lượng lớn chiến binh và ngựa đất nung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn ẩn chứa bí mật gì?
Như chúng ta đều biết, văn hóa Trung Quốc rất sâu rộng, những người thợ lành nghề trong quá khứ đã tạo ra hết kỳ tích văn hóa này đến kỳ tích văn hóa khác đang chờ chúng ta khám phá. Trong số đó, điều gây sốc và hấp dẫn nhất chắc chắn là một trong tám kỳ quan của thế giới – Chiến binh và ngựa đất nung nhà Tần ở Tây An.
Tây An hay trong quá khứ còn gọi là Trường An, là trung tâm văn hóa của nhiều triều đại, và Lăng Tần Thủy Hoàng tạo lạc tại đây. Là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng không chỉ theo đuổi sự bất tử và mong muốn cai trị đế chế của mình mãi mãi trong suốt cuộc đời mà còn lên kế hoạch đầy công phu giấc mơ cai trị của mình sau khi qua đời. Kết quả là, các chiến binh đất nung nhà Tần, một kỳ quan của thế giới, đã ra đời. Tất cả các chiến binh đất nung đều được làm theo tỷ lệ 1: 1 so với người thật. Họ là những người lính mà Tần Thủy Hoàng đã cố gắng đưa đến một thế giới khác.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên Trung Quốc, luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ và giới nghiên cứu. Một trong những phát hiện vĩ đại nhất tại đây là kho áo giáp đá và mũ giáp được khai quật vào năm 1998 tại hố K9801 – “Hố áo giáp đá”.
Theo đó, Tần Thủy Hoàng đã xây dựng một hố chôn khổng lồ bên cạnh lăng mộ được gọi là “Hố áo giáp đá”. Trong hố chôn này không có vàng bạc, châu báu hay tài liệu thư pháp, hội họa mà chứa đầy mũ bảo và áo giáp được nối bằng dây đồng dẹt.
Tổng cộng, hơn 600 mảnh đá vôi được ghép nối tinh xảo bằng dây đồng đã tạo nên những bộ áo giáp và mũ giáp có kích thước như người thật. Đây là minh chứng cho kỹ thuật chế tác thủ công cao của thời kỳ nhà Tần, đồng thời hé lộ những thông tin quý giá về trang phục quân sự và tín ngưỡng tang lễ trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu khoa học đã rất ngạc nhiên trước tay nghề của những người đã tạo nên những bộ giáp này. Ngay cả khi bộ giáp đã được chôn cất trong hàng ngàn năm, nó vẫn rất đáng tin cậy về độ bền và độ cứng. Hơn nữa, những bộ giáp này không cồng kềnh khi mặc và rất nhẹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, chúng còn rất phù hợp với những đường cong của cơ thể con người và rất thoải mái khi mặc. Đặc biệt đối với mũ, để phù hợp hơn với cơ thể con người, độ cong của từng miếng giáp trên mũ cũng được chế tạo khác nhau. Mặc dù chúng là những bộ giáp được thiết kế từ hàng nghìn năm trước, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra vô cùng kinh ngạc trước tay nghề của những người thợ thủ công thời đó.
Để chế tạo những bộ áo giáp đá và mũ giáp này, các nghệ nhân thời nhà Tần đã sử dụng kỹ thuật đúc khuôn và đục đẽo đá điêu luyện. Đầu tiên, họ tạo khuôn từ đất sét theo kích thước cơ thể, sau đó đổ đá vôi nung chảy vào khuôn và để nguội. Sau khi nguội, đá sẽ được đục đẽo tỉ mỉ để tạo thành từng mảnh giáp riêng biệt. Các mảnh giáp sau đó được ghép nối với nhau bằng dây đồng một cách cẩn thận và chính xác
Bộ giáp bao gồm hơn 600 mảnh áo giáp và mỗi mảnh được nối với nhau bằng dây đồng. Hàng ngàn năm trước, khi năng lực suất vẫn còn lạc hậu, loại áo giáp có mật độ cao và khó như này sẽ phải yêu cầu một công nhân phải làm việc trong hơn 300 ngày đêm. Và số lượng áo giáp khổng lồ được chôn trong lăng mộ cũng cho thấy rằng để hoàn thành được chúng, vô số thợ thủ công lành nghề lúc bấy giờ đã phải tiêu tốn cả đời lao động vất vả.
Khác với những bộ áo giáp kim loại được sử dụng trong chiến tranh, các nhà khảo cổ tin rằng áo giáp đá và mũ giáp trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng mang mục đích tang lễ. Chúng được chôn cất cùng với tượng binh lính đất nung để bảo vệ linh hồn của vị hoàng đế trong thế giới bên kia. Việc sử dụng đá vôi thay vì kim loại có thể là do quan niệm về sự vĩnh cửu và trường tồn của đá.
Phát hiện ra kho áo giáp đá và mũ giáp trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một sự kiện quan trọng trong ngành khảo cổ học Trung Quốc. Nó cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá về kỹ thuật chế tác thủ công, trang phục quân sự và tín ngưỡng tang lễ của thời kỳ nhà Tần. Những bộ áo giáp và mũ giáp này cũng góp phần khẳng định uy thế và quyền lực to lớn của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc.
Kho áo giáp đá và mũ giáp trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một di sản văn hóa vô giá của Trung Quốc. Chúng là minh chứng cho trí tuệ và sự sáng tạo của người Trung Quốc cổ đại, đồng thời hé mở những bí ẩn về cuộc sống và tín ngưỡng của họ. Việc nghiên cứu và bảo tồn những di vật này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết thêm về lịch sử Trung Quốc và nền văn minh nhân loại.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã bị chôn vùi dưới lớp bụi hàng ngàn năm, cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa thể khám phá hết những bí ẩn về lăng mộ này. Liệu kho báu hay bí mật nào nào sẽ xuất hiện trong thời gian tới? Tất cả những bí mật này đều đợi thế hệ tương lai khám phá!
Dân làng tìm thấy hang động phát ra tiếng động kỳ lạ, chuyên gia vào liền hét: "Lập tức phong toả"
Chuyên gia đã nhìn thấy gì mà lại hành động như vậy?
Người dân tại một ngôi làng thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc trong khoảng năm 2019 đến 2020 đã phát hiện ra một cái hang ở địa phương. Họ cho rằng cái hang này là nơi trú ngụ của những linh hồn tà ác bởi những tiếng động kỳ lạ thường phát ra từ bên trong. Trưởng làng đã liên hệ với các nhà khảo cổ của tỉnh để báo cáo tình hình.
Sau đó, một nhóm chuyên gia khảo cổ đã tới ngôi làng để kiểm tra cái hang này. Nào ngờ, vừa vào tới trong hang, một chuyên gia liền hét lên: "Lập tức phong tỏa hang!". Hóa ra, bên trong hang có rất nhiều món cổ vật. Sau khi khai quật, họ đã xác định những di tích văn hóa quý hiếm này có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh. Những món cổ vật được tìm thấy gồm có số lượng lớn ngọc bích nhiều hình dáng, hơn 300 mảnh đồ sứ và đồ sắt, nhạc cụ, thẻ tre... Tuy nhiên, tới nay, họ vẫn chưa xác định được những món đồ cổ này thuộc sở hữu của ai.
Bên trong hang động, các nhà khảo cổ đã khai quật được rất nhiều món cổ vật. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ có các di vật văn hóa, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu tích của các bãi phế quặng ở trong hang. Sau khi phân tích xác định niên đại của những dấu tích cũng như lọc lại ghi chép còn sót được tìm thấy trong hang, họ nhận thấy những dấu tích này có liên quan tới Tần Thủy Hoàng. Cụ thể, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng hang động này làm nơi khai thác chu sa để sản xuất thủy ngân.
Theo các ghi chép lịch sử liên quan, để giúp Tần Thủy Hoảng sản xuất thủy ngân, Ba Thanh, một quả phụ nổi danh thời nhà Tần đã cử rất nhiều quân lính đi tìm các mỏ chu sa. Theo một số ghi chép, chu sa thời đó không chỉ được dùng để luyện thủy ngân mà còn được dùng để chế thuốc "trường sinh" - là tiên dược mà vua Tần ráo riết tìm kiếm. Ba Thanh không chỉ sở hữu nhiều mỏ chu sa mà cả nước Tần chỉ mình bà quả phụ này đủ khả năng kiếm được cho Tần Thủy Hoàng 100 tấn thủy ngân.
Tần Thủy Hoàng đã lệnh cho Ba Thanh tìm kiếm các mỏ chu sa để luyện thủy ngân. (Ảnh: Sohu)
Trong quá trình tìm kiếm, thuộc hạ của Ba Thanh đã tìm thấy mỏ chu sa ở khu vực huyện Lâm Đồng này nên họ đã khai thác tại đây. Nhờ có công của Ba Thanh, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã tìm đủ 100 tấn thủy ngân để mô phỏng núi song trong lăng mộ của chính mình.
Thủy ngân không dễ bay hơi hoặc oxy hóa, không phản ứng hóa học với các thành phần của không khí, do đó, 100 tấn thủy ngân đã được Tần Thủy Hoàng giữ trong lăng mộ cho tới tận ngày nay. Và cũng do thủy ngân trong lăng mộ quá nhiều, mãi tới hơn 2.000 năm sau, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn là một ẩn số khiến các nhà khoa học đau đầu vì không thể tiếp cận được nó.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã dùng 100 tấn thủy ngân để mô phỏng núi song trong lăng mộ của chính mình. (Ảnh: Sohu)
Còn hang động ở huyện Lâm Đồng, Thiểm Tây này sau khi khai thác hết chu sa, nó đã không còn giá trị sử dụng nên bị bỏ hoang. Sau này, tới thời nhà Minh và nhà Thanh, hang động này đã được tận dụng để làm nơi cất giấu đồ quý giá của thế hệ trước.
Chùm ảnh phục hồi Đội quân đất nung Ở Trung Quốc, việc trùng tu đội quân Binh Mã Dũng, hay còn gọi là Đội quân đất nung - một di tích văn hóa và lịch sử của nhà Tần, vẫn tiếp tục. Nằm ở vùng núi Lệ Sơn, Tây An, thuộc Tây Bắc Trung Quốc, Đội quân đất nung tồn tại hơn 2.000 năm của Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy...