Ngoài kháng thể, cơ thể người còn ‘chiến binh’ nào để đấu với Omicron?

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2, một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch của con người giữ vai trò nổi bật hơn cả chính là kháng thể.

Các protein hình chữ Y này đang trở thành thông tin được quan tâm hàng đầu trước tình hình nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay không thể sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để chống lại biến thể Omicron đột biến cao.

Được sản sinh nhờ tiêm vaccine hoặc lây nhiễm trước đó, các kháng thể sẽ bám vào protein gai trên bề mặt của SARS-CoV-2, ngăn nó xâm nhập vào tế bào và gây bệnh cho con người. Dù vậy, kháng thể không phải “vị anh hùng” diệt virus duy nhất trong cơ thể người.

Ngoài kháng thể, cơ thể người còn 'chiến binh' nào để đấu với Omicron? - Hình 1
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 hiện lên dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP

Trên thực tế, nhà miễn dịch học tại Đại học Harvard Roger Shapiro giải thích rằng hệ miễn dịch của cơ thể có một phản ứng phức hợp rất tinh vi theo quan điểm tiến hóa.

Hãng thông tấn AFP đã điểm mặt những “chiến binh” tinh nhuệ nhất của cơ thể dưới đây:

“Kẻ đán.h bom rải thảm” của hệ miễn dịch bẩm sinh

Trong vài phút và vài giờ sau khi con virus đầu tiên xâm nhập, các protein truyền tín hiệu sẽ phát ra cảnh báo để đán.h thức những “chiến binh” của hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

Kẻ đầu tiên xuất hiện là bạch cầu trung tính (neutrophil), chiếm đến 50 – 70% tế bào bạch cầu. Chúng nhanh chóng tấn virus song cũng nhanh chóng lụi tàn. Kế đến là các đại thực bào (macrophage) “ham ăn” nuốt chủng mầm bệnh rồi tiết ra những tín hiệu quan trọng để giúp đào tạo các “đồng đội” thông minh hơn. Đó chính là các tế bào NK được mệnh danh là “sát thủ tự nhiên” và tế bào “đuôi gai” truyền thông tin.

Nhà miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, John Wherry nhận xét: “Nó như thể đán.h bom rải thảm cả khu vực và hy vọng bạn sẽ gây thiệt hại cho kẻ xâm lược nhiều nhất có thể… và cùng lúc đó liên lạc về cơ quan đầu não để đưa lính đặc nhiệm vào chiến đấu”.

Tế bào B và T: đặc vụ tình báo và sát thủ tài ba

Nếu những kẻ xâm lược không bị đán.h đuổi, hệ miễn dịch thích ứng sẽ phát huy tác dụng.
Vài ngày sau lần nhiễ.m trùn.g đầu tiên, tế bào B khôn ngoan đối mặt với mối đ.e dọ.a và bắt đầu bơm ra kháng thể. Việc tiêm vaccine phòng ngừa cũng huấn luyện các tế bào B – chủ nằm trong các hạch bạch huyết ở nách, gần vị trí tiêm – trở nên sẵn sàng.

Chuyên gia Shapiro ví tế bào B như những đặc vụ tình báo nắm giữ thông tin quan trọng về các mối đ.e dọ.a. Loại kháng thể mạnh nhất, được gọi là “trung hòa”, hoạt động giống như bã kẹo cao su dính chặt vào đầu chìa khóa khiến nó mất đi chức năng mở cửa.

Ngoài kháng thể, cơ thể người còn 'chiến binh' nào để đấu với Omicron? - Hình 2
Một người đã tiêm vaccine bị nhiễm Omicron có thể có triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh, hoặc trung bình giống như cúm, nhưng khả năng mắc bệnh nặng giảm đáng kể. Ảnh minh họa: AFP

Video đang HOT

Có những loại kháng thể ít được báo trước hơn và không dính như loại trung hòa nhưng vẫn giúp cản chân virus, kéo nó về phía các tế bào miễn dịch hoặc kêu gọi sự giúp đỡ và nâng cao phản ứng tổng thể.

Đối tác chính của tế bào B là tế bào T, có thể phân chia thành “người trợ giúp” và “sát thủ”. Với chức năng sát thủ, tế bào T tấ.n côn.g các tế bào nhiễm bệnh, song nó cũng gây ra thiệt hại lớn đi kèm.

Còn các tế bào T trợ giúp lại hoạt động giống như các tướng lĩnh giữ vai trò điều phối binh sĩ, thúc đẩy các tế bào B tăng cường sản xuất kháng thể nhắm vào phía kẻ thù.

Các tế bào T trợ giúp “giống như các vị tướng”, Shapiro nói thêm, điều phối quân đội, thúc đẩy các tế bào B tăng cường sản xuất của họ và hướng những người đồng đội sát thương của họ về phía kẻ thù.

Chấm dứt tình trạng bệnh nặng

Do có protein gai đột biến cao, biến thể Omicron có thể dễ dàng lẩn tránh hệ miễn dịch bằng cách trung hòa các kháng thể được tạo ra từ nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng trước đó.

Tin xấu là điều này khiến mọi người dễ bị mắc bệnh có triệu chứng hơn. Nhưng tin tốt là tế bào T gần như không bị Omicron đán.h lừa.

Nhà miễn dịch học John Wherry cho biết các tế bào T có một “kính tiềm vọng” đối với các tế bào bị nhiễm, nơi chúng có thể tìm kiếm các bộ phận cấu thành của virus trong chu kỳ nhân lên của nó.

Chúng rất giỏi trong việc nhận biết các dấu hiệu của kẻ thù mà chúng đã gặp trước đây, ngay cả khi sự ngụy trang khéo léo của virus đã đán.h lừa được các kháng thể.

Ngoài kháng thể, cơ thể người còn 'chiến binh' nào để đấu với Omicron? - Hình 3
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Các tế bào T “sát thủ” thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và tiê.u diệ.t, chọc thủng lỗ trong tế bào bị nhiễm bệnh, làm chúng bị hở ra rồi kích hoạt các phản ứng để đưa các protein gây viêm được gọi là “cytokine” đến chiến đấu.

Tùy thuộc vào tốc độ phản ứng, một người đã tiêm vaccine bị nhiễm đột phát có thể có triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh, hoặc trung bình giống như cúm, nhưng khả năng mắc bệnh nặng giảm đáng kể.

Sự việc này không làm giảm đi nhu cầu cấp bách về tiêm liều vaccine nhắc lại. Tiêm liều bổ sung sẽ làm tăng vọt tất cả các loại kháng thể, đồng thời đào tạo thêm các tế bào B và T.

Viễn cảnh trên đã khiến nhiều nhà khoa học kỳ vọng tế bào T sẽ đóng vai trò là một phương án dự phòng hữu hiệu khi các kháng thể thất bại. Nếu các tế bào miễn dịch này có thể chống lại Omicron, chúng cũng sẽ ngăn được nhiều bệnh nhiễ.m trùn.g khác chuyển thành bệnh nặng.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến

Hai sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua là việc nhiều quốc gia thắt chặt kiểm soát để ngăn COVID-19 lan rộng và Nga - Trung Quốc tìm cách củng cố quan hệ khi căng thẳng với Mỹ ngày càng leo thang.

Dịch COVID-19 diễn biến xấu tại nhiều nơi

Khi Giáng sinh và Năm mới chỉ còn tính bằng ngày, biến thể Omicron tiếp tục lây lan với tốc độ chưa từng thấy, khiến hàng loạt quốc gia phải đau đầu tìm biện pháp đối phó.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 đang tiếp tục gây hoang mang dư luận. Đây Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London (ICL) vừa công bố kết quả cho thấy nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron cao gấp 5 lần so với biến thể Delta và chưa thể khẳng định biến chủng này gây bệnh nhẹ hơn so với Delta.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến - Hình 1
Cảnh vắng vẻ tại một chợ Giáng sinh ở Paris, Pháp, ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hãng Reuters đưa tin trước tình hình đang xấu đi với số ca nhiễm đang tăng nhanh khắp "điểm nóng" châu Âu, các nhà chức trách đã khẩn trương điều chỉnh các biện pháp kiểm soát cũng như cân nhắc hủy bỏ tổ chức lễ hội cuối năm. Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi người dân thận trọng trong mùa lễ hội này khi châu Âu hiện đang phải đối phó với hai biến thể có khả năng lây nhiễm cao là Delta và Omicron, có nguy cơ tổn hại hệ thống y tế vốn đã bị quá tải.

Điển hình, theo báo cáo của Bộ Y tế Đan Mạch ngày 17/12, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 11.194 ca nhiễm mới COVID-19 - mức tăng cao nhất trong 24 giờ từ đầu dịch tới nay. Đáng ngại là 20% số ca mắc mới này được xác định nhiễm biến thể Omicron. Kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào ngày 28/11, Đan Mạch đã ghi nhận tổng cộng 11.559 ca nhiễm biến thể này. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã đề xuất một số biện pháp như đóng cửa rạp chiếu phim, rạp hát và sân khấu ca nhạc, cấm bán đồ uống có cồn sau 22h hàng ngày cũng như kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada, ngày 12/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo truyền thông Canada, Ban cố vấn khoa học của tỉnh Ontario về COVID-19 ngày 16/12 đã kêu gọi chính quyền tỉnh đông dân nhất quốc gia này ngay lập tức triển khai các biện pháp y tế công cộng nghiêm ngặt để ứng phó với xu hướng gia tăng các ca nhiễm biến thể Omicron. Mô hình dịch bệnh mới nhất của Ban cố vấn trên cho thấy, nếu không áp dụng các biện pháp "ngắt mạch" để giảm khoảng 50% các mối liên hệ xã hội, chỉ riêng chiến dịch tiêm mũi tăng cường sẽ không đủ sức để ngăn số ca nhiễm mới vọt hơn 10.000 ca mỗi ngày vào cuối năm 2021.

Tại Mỹ, với số ca nhập viện do mắc COVID-19 đang gia tăng trong bối cảnh dịp nghỉ lễ cuối năm bắt đầu sôi động, giới chuyên gia kêu gọi người dân thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa. Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky hôm 17/12 dự báo Omicron sẽ trở thành biến thể phổ biến nhất ở quốc gia này trong vài tuần tới.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hiện nay các ca mắc biến thể Omicron đã được ghi nhận tại ít nhất 39 bang của Mỹ, kể cả ở những người đã tiêm đủ vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường, nhưng chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ. Điều này buộc Nhà Trắng phải triển khai chiến lược chống dịch đa tầng, trong đó quy định đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp vệ sinh, tăng cường tiêm chủng trong nước và đẩy mạnh tài trợ vaccine cho quốc gia khác.

Sau khi phát hiện những ca nhiễm Omicron đầu tiên, giới chức Trung Quốc mới đây đã khuyến khích người lao động không nên về quê trong dịp Tết Nguyên đán. Đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi này nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Một huyện ở Trương Gia Khẩu thuộc tỉnh Hà Bắc đã kêu gọi công nhân viên chức nhà nước "làm gương" bằng cách tổ chức nghỉ Tết tại địa phương thay vì về quê.

Ngày 16/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân kiềm chế đi du lịch nước ngoài sau khi ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này. Ông cũng yêu cầu các quan chức nhà nước không đi du lịch các nước khác, ít nhất là cho đến khi tình hình lắng xuống.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến - Hình 4
Bệnh nhân COVID-19 chờ được tiếp nhận tại bệnh viện ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo cấm tổ chức các sự kiện đón Năm Mới quy mô lớn tại nước này. Quyết định trên được đưa ra sau khi Malaysia ghi nhận thêm ca thứ 2 nhiễm biến thể Omicron và ít nhất 18 người khác nghi nhiễm.

Nga - Trung Quốc tăng cường quan hệ

Hôm 15/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để thảo luận về mối quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này tiếp tục leo thang.

Theo hãng tin AP, trong phần phát biểu mở đầu, hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Tập Cận Bình đều ca ngợi nền tảng quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh. Ông chủ Điện Kremlin tuyên bố Nga - Trung Quốc chính là ví dụ điển hình về hợp quốc tác xuyên quốc gia vào thế kỷ 21 và thành công này một phần là do họ có chung nguyên tắc không can thiệp vào công việc của nhau. Hai nguyên thủ cam kết sẽ gặp trực tiếp tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau nhân sự kiện khai mạc Thế vận hội mùa Đông 2022.

Thế giới tuần qua: Omicron 'phủ bóng đen' Giáng sinh; Nga-Trung mở thượng đỉnh trực tuyến - Hình 5
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng sẽ có những trao đổi sâu hơn với Tổng thống Putin về quan hệ song phương cùng các vấn đề quốc tế, đồng thời đạt được nhiều sự đồng thuận hơn. Chủ tịch Trung Quốc cũng nhấn mạnh thể thao chính là cầu nối để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin phát biểu tại hội nghị trực tuyến: "Tôi mong rằng chúng ta sau cùng sẽ có thể gặp mặt trực tiếp. Chúng ta sẽ tổ chức hội nghị trước khi dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông". Nhà lãnh đạo Nga cũng gửi lời cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc đã mời ông dự sự kiện thể thao trên.

Ông Putin nói: "Tôi muốn chỉ ra rằng chúng tôi luôn ủng hộ lẫn nhau trong hợp tác thể thao quốc tế, cũng như lập trường chống lại các nỗ lực chính trị hóa thể thao và Phong trào Olympic". Ông Putin tin tưởng rằng Olympic Bắc Kinh 2022 sẽ được tổ chức tốt nhất có thể.

Đáp lại, ông Tập Cận Bình cho hay bản thân rất mong đợi sự kiện "cùng nhau tham dự Thế vận hội Mùa đông" và sẵn sàng làm việc với Tổng thống Putin vì một tương lai chung để mở ra một chương mới trong quan hệ Trung - Nga thời hậu COVID-19.

Ngoài ra, ông Putin lưu ý Moskva và Bắc Kinh sẽ kỷ niệm năm 2022 và 2023 là Năm hợp tác thể dục và thể thao giữa Nga và Trung Quốc.

Các trao đổi thiện chí giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu Nga - Mỹ xảy ra khi Mỹ và một số nước đồng minh đang sử dụng "vấn đề nhân quyền" làm lý do để chính trị hóa Olympic Bắc Kinh cũng như phát động phong trào "tẩy chay ngoại giao" trong khi vẫn cử vận động viên nước họ đến thi đấu.

Thời báo Hoàn cầu trích dẫn nhận định của giới phân tích cho rằng Moskva và Bắc Kinh sẽ còn sát cánh hơn để đối phó với những áp lực và mối đ.e dọ.a ngày càng tăng từ phương Tây, nhằm nhấn mạnh rằng Washington và các nước theo sau sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế.

Những năm gần đây, Nga và Trung Quốc đã thắt chặt quan hệ song phương nhằm đối phó với mối quan hệ ngày càng gập ghềnh với Mỹ.

Trong khi Mỹ duy trì cảnh giác với các đối thủ hàng đầu, Trung Quốc và Nga vẫn đoàn kết trong việc củng cố các lợi ích kinh tế chung. Tổng thống Putin cho hay tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, thương mại giữa hai nước đã tăng 31% lên 123 tỷ USD. Bên cạnh đó, hai nước đang triển khai một số dự án chung quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái tiết kiệm tiề.n 10 năm để mua bằng được căn nhà tồi tàn rộng 48m2, lý do gây kinh ngạc

Netizen

11:13:30 01/10/2024
Câu chuyện về một cô gái ở Hong Kong (Trung Quốc) dành hết số tiề.n tiết kiệm được trong 10 năm để mua căn nhà cũ, rộng 48m2, sau đó cải tạo thành một bất động sản cao cấp, thu hút nhiều sự quan tâm của hàng triệu người.

Kendall Jenner với hình ảnh khác lạ gây phấn khích tại Paris

Thời trang

11:02:31 01/10/2024
Được tạo kiểu bởi Dani Michelle, cô hoàn thiện vẻ ngoài với đôi giày cao gót mũi nhọn màu đen cổ điển và kính râm mờ đục, trông giống như một ngôi sao Hollywood thời xưa.

HLV Park Hang-seo được ủng hộ dẫn dắt tuyển Trung Quốc

Sao thể thao

10:48:40 01/10/2024
Đội tuyển Trung Quốc đang thi đấu khá tệ tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khi để thua tan nát Nhật Bản tới 0-7, rồi thua tiếp 1-2 trước Saudi Arabia trên sân nhà ở lượt đấu thứ hai..

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

Tin nổi bật

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Ai bảo tủ giày nhỏ là khó sử dụng? Học ngay 8 mẹo lưu trữ "cực đỉnh" đến từ các bà nội trợ Hàn

Sáng tạo

10:40:12 01/10/2024
Lưu trữ đồ đạc, đặc biệt là khu cất giữ giày dép vẫn luôn là điều khiến hội chị em nhức đầu lo lắng. Tuy nhiên, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo cực kỳ hay ho của các bà nội trợ Hàn Quốc để áp dụng vào cuộc sống thường nhật!

Game mới ra mắt đã nhận điểm tuyệt đối bất ngờ phát sinh lỗi khó đỡ, game thủ ức chế cực kỳ

Mọt game

10:40:10 01/10/2024
Phiên bản Dragon s Dogma đầu tiên đã được phát hành cách đây 12 năm và quả thật, các fan hâm mộ của series này có lý do để háo hức chờ đợi sự xuất hiện của Dragon s Dogma 2.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó

Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024

Trắc nghiệm

10:13:09 01/10/2024
Xem lịch âm ngày 2/10/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 2/10/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 2/10/2024

Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc

Phim châu á

10:00:19 01/10/2024
Sau gần một năm chờ đợi kể từ khi mùa 1 kết thúc, Sinh Vật Gyeongseong 2 của cặp đôi cực phẩm nhan sắc Han So Hee - Park Seo Joon đã lên sóng chính thức vào ngày 27/09 vừa qua.

Vì sao chúng ta nên tẩy tế bào chế.t cho da đầu thường xuyên?

Làm đẹp

09:42:35 01/10/2024
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chế.t cho da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tẩy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

Phát hiện thêm một "Thụy Sỹ thu nhỏ" cách Hà Nội chỉ 400km: Mê mẩn cảnh thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ, du khách đi chẳng muốn về

Du lịch

09:41:00 01/10/2024
Miền Bắc nước ta có một thảo nguyên sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và ngọt ngào. Nơi đây đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh sống ảo .