Ngoại hành tinh cực đoan chưa từng có, nóng tới mức nung sắt thành dạng khí
WASP-189b nằm cách Trái đất 322 năm ánh sáng, có nhiệt độ lên tới 3.200 độ C đủ để biến sắt thành dạng khí.
Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng CHEOPS, các nhà khoa học gần đây thực hiện nghiên cứu về ngoại hành tinh WASP-189b. WASP-189b quay quanh HD 133112, một trong những ngôi sao nóng nhất.
Nằm cách Trái đất 322 năm ánh sáng trong chòm sao Libra, WASP-189b nặng gấp rưỡi sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. WASP-189b đặc biệt thú vị vì nó là một hành tinh khí khổng lồ quay rất gần sao chủ. Mất chưa đầy 3 ngày để nó quay quanh ngôi sao của mình. WASP-189b gần ngôi sao chủ hơn 20 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Hình ảnh mô phỏng về WASP-189b quay quanh sao chủ của nó. (Ảnh: ESA)
Video đang HOT
Hành tinh này có mặt ngày vĩnh viễn, luôn tiếp xúc với ánh sáng của sao chủ và mặt đêm vĩnh viễn.
“Dựa trên các quan sát bằng CHEOPS, chúng tôi ước tính nhiệt độ của WASP-189b là 3.200 độ C. Các hành tinh như WASP-189b được gọi là “Sao Mộc cực nóng”. Ở nhiệt độ như vậy, sắt có thể nóng chảy và biến thành thể khí. Hành tinh này là một trong những hành tinh cực đoan nhất mà chúng ta từng biết cho tới nay”, nhà khoa học Monika Lendl tới từ Đại học Geneva cho hay.
Các nhà khoa học tin rằng không có đám mây nào hiện diện gần WASP-189b vì theo lý thuyết, không đám mây nào có thể hình hành ở nhiệt độ cao tới vậy.
“Nhờ dữ liệu từ CHEOPS, chúng tôi có thể kết luận rằng bản thân ngôi sao này quay nhanh đến mức hình dạng của nó không còn là hình cầu nữa mà là hình elip”, Willy Benz, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Bern cho biết thêm.
Theo ông Lendl, ngôi sao mà WASP-189b quay quanh rất khác với Mặt trời. Nó lớn hơn đáng kể và nóng hơn Mặt trời của chúng ta hơn 2.000 độ C. Vì quá nóng, ngôi sao này có màu xanh lam thay vì màu trắng vàng như Mặt trời.
“Chỉ một số ít hành tinh quay quanh những ngôi sao nóng như vậy và hệ sao này sáng nhất trong số đó”, ông Lendl nói thêm.
Bức ảnh sắc nét chưa từng có của Sao Mộc ra đời như thế nào?
Các nhà thiên văn học vừa tái dựng thành công hình ảnh sắc nét nhất từng có của Sao Mộc bằng tia hồng ngoại, theo BBC.
Bức ảnh được chụp bằng các tia hồng ngoại bởi Kính viễn vọng Bắc Gemini ở Hawaii và là một trong những quan sát sắc nét nhất từ mặt đất về hành tinh này.
Hình ảnh cho thấy nhiều vùng phát sáng rõ rệt bên dưới những đám mây khí gas của hành tinh này.
Hình ảnh nằm trong nghiên cứu do Đại học California tại Berkeley, Mỹ tiến hành, vốn là một phần của chương trình quan sát chung có liên quan đến kính viễn vọng Hubble và tàu vũ trụ Juno.
Hình ảnh Sao Mộc chụp từ Đài viễn vọng Gemini. Ảnh: Gemini Observatory.
Để có được tấm ảnh trên, các nhà khoa học sử dụng kĩ thuật "hình ảnh may mắn", trong đó vô số tấm ảnh Sao Mộc được chụp và chỉ giữ các phần hình có mức nhiễu tối thiểu.
Các phần ảnh được chọn sẽ được ghép lại thành một tấm ảnh có độ nét tốt hơn hẳn những bức ảnh chụp một lần.
Hồng ngoại là bước sóng dài hơn các bước sóng quen thuộc vốn nhìn thấy được bằng mắt và thường được quan sát bởi những kính viễn vọng tương tự Hubble.
Chúng được sử dụng để quan sát xuyên qua khói mù và những đám mây mỏng trên đỉnh khí quyển của Sao Mộc, giúp các nhà khoa học có cơ hội thăm dò sâu hơn vào hoạt động bên trong của hành tinh và khám phá thêm về hệ thời tiết cũng như nguyên nhân của những cơn bão lớn càn quét Sao Mộc suốt nhiều thập kỉ.
Hành tinh sống sót sau cái chết của sao chủ Các nhà khoa học phát hiện hành tinh lớn tương đương sao Mộc, quay xung quanh một ngôi sao đã chết. Hệ sao WD 1856. Đây là lần đầu tiên họ phát hiện một ngoại hành tinh nguyên vẹn, tiếp tục tồn tại sau cái chết của ngôi sao chủ. Sử dụng dữ liệu của Kính viễn vọng không gian TESS và một...