Ngoại hạng Anh bắt chẹt cầu thủ gây sốc, cấm tắm nước đá và xoa bóp
Những quy định mới nhất từ Ngoại hạng Anh khiến nhiều cầu thủ không đồng tình, vì nó liên quan đến quyền lợi và sức khỏe của họ.
Các CLB Ngoại hạng Anh đối mặt thêm một rào cản để tái khởi động mùa giải sau khi có tin các cầu thủ được quyền có một kỳ nghỉ đến ngày 30/6. Hợp đồng của các cầu thủ có ghi rõ họ có 5 tuần nghỉ trong một năm, và các câu lạc bộ “không được phép từ chối đơn xin nghỉ 3 tuần liên tiếp của các cầu thủ mà không có lý do”. Thường thì giai đoạn nghỉ này rơi vào mùa hè.
Việc trị liệu sẽ bị hạn chế, điều khiến các cầu thủ có tiền sử chấn thương lo lắng
Điều này có nghĩa là các câu lạc bộ sẽ phải đạt được thỏa thuận với cầu thủ nếu họ muốn tiếp tục mùa giải vào giữa tháng 6 và kết thúc mùa giải vào cuối tháng 7. Hầu hết các đội bóng sau đó sẽ có khoảng thời gian nghỉ vào tháng 8 trước khi trở lại cho một giai đoạn ngắn chuẩn bị trước mùa, trong trường hợp mùa 2020/21 bắt đầu vào giữa tháng 9.
Tuy nhiên, MU, Man City, Chelsea và Wolves vẫn đang tham dự cúp châu Âu, và Champions League cũng như Europa League đang được lên lịch để đá lại vào tháng 8. Nếu có bất kỳ đội bóng Anh nào vào chung kết, quãng nghỉ của họ sẽ vô cùng ngắn trước khi lại ra sân để chuẩn bị cho mùa mới.
Video đang HOT
Dù các cầu thủ hàng đầu thường không sử dụng hết quãng thời gian nghỉ này vì nghĩa vụ ở đội tuyển quốc gia trong mùa hè, thì tình thế trong năm nay có thể rất khó đoán. Nguồn tin từ nhiều CLB cho hay sẽ cần phải có những thương lượng giữa phía CLB và cầu thủ để đảm bảo đủ quyền lợi.
Các cầu thủ đang phải trải qua một quãng thời gian đầy bão tố, khi họ bị đề nghị giảm lương, sau đó là nguy cơ đốt cháy thể lực và chấn thương khi mùa giải trở lại quá sớm sau giai đoạn cách ly. Giờ đây, nếu quyền lợi nghỉ ngơi của họ bị can thiệp, có lẽ sẽ không dễ để Ngoại hạng Anh có thể trở lại suôn sẻ.
Ở một diễn biến khác, các cầu thủ Ngoại hạng Anh cũng bày tỏ sự quan ngại với những quy định khác lạ, vốn được đề ra để phòng ngừa bệnh dịch cho họ, nhưng giờ lại mang đến nhiều nguy cơ khác. Một trong số đó là việc “nhân viên không sử dụng các phương pháp trị liệu bằng tay cho các cầu thủ (phần lớn là mát-xa) trước khi tập luyện”.
Việc hạn chế trị liệu trước và sau trận đấu dẫn đến một sự lo ngại lớn từ các cầu thủ, về việc nó có thể khiến họ gặp nhiều chấn thương hơn, đặc biệt là những cầu thủ có tiền sử chấn thương cơ. Những người này thường phụ thuộc rất nhiều vào các bài trị liệu nhằm giúp họ có thể trạng tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc tắm nước đá và những liệu pháp sử dụng máy móc – ví dụ như buồng áp lạnh – cũng bị hạn chế. Đây là những phương pháp hồi phục rất phổ biến trong giới cầu thủ, nhằm tái tạo cơ sau khi vận động và giúp cầu thủ sung mãn hơn.
Trong khi BTC Ngoại hạng Anh đang tính đến những phương án để mùa giải trở lại, thì các cầu thủ tại giải đấu này có vẻ rất lo lắng về tình hình sức khỏe của cá nhân họ. Các buổi tập nhóm nhiều khả năng sẽ bắt đầu từ 18/5, trong khi mùa giải đang được xác định tái xuất vào ngày 12/6.
Ngoại hạng Anh đấu đá dữ dội, tranh cãi khoản tiền "nhảy dù" bí ẩn
Nội bộ bóng đá Anh vẫn đang nóng như lửa đốt, khi xung quanh việc làm sao để Ngoại hạng Anh trở lại còn các vấn đề liên quan đến các giải đấu cấp thấp khác
Trong cuộc họp với các Ủy ban Kỹ thuật, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh mới đây, Rick Parry, trưởng ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh (EFL) đã chỉ trích thẳng mặt giải Ngoại hạng Anh về khoản "tiền nhảy dù" mà giải đấu này đang chi ra hàng năm.
Rick Parry gay gắt về khoản "tiền nhảy dù" của Ngoại hạng Anh
Parry gọi khoản tiền này là "thứ tai hại cần phải được loại bỏ", xuất phát từ việc ông đang kêu gọi một khoản cứu trợ từ Ngoại hạng Anh cho các CLB cấp dưới, khi những đội bóng này đang phải đối mặt với khoản thất thu lên tới 200 triệu bảng vào tháng 9 tới đây và có nguy cơ phải giải thể hoặc phá sản. Parry coi khoản "tiền nhảy dù" là một sự lãng phí của Ngoại hạng Anh.
Tiền nhảy dù (Parachute payment) là một khoản chi của Ngoại hạng Anh cho 3 CLB xuống hạng nhằm giúp đỡ họ không lâm vào tình trạng phá sản, vì khi xuống hạng tiền vé bán thường phải giảm, số lượng CĐV đến sân ít hơn và tiền bản quyền truyền hình cũng tụt thê thảm, nôm na gọi là tiền "trợ cấp".
Trước đây, khoản này được cố định ở mức 60 triệu bảng nhưng theo chia sẻ mới nhất của Parry, khoản tiền này thực tế nhiều hơn.
Đáp trả Parry, đại diện của Ngoại hạng Anh cho hay: "Tiền nhảy dù trao cho những đội bóng mới lên hạng sự tự tin để đầu tư vào đội hình, để trở nên cạnh tranh hơn. Nó cũng là phương án đắc lực cho các đội xuống hạng, nhằm tránh những rủi ro về nguồn thu. Chúng tôi không thấy khoản tiền này vô dụng ở mặt nào và vẫn coi nó là một phần không thể thiếu trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp".
Trong phần phát biểu của mình, Parry tỏ ra gay gắt khi đề cập đến việc tái cơ cấu để thích nghi với tình hình hiện tại. Ông cho rằng "sự đoàn kết đang ngày càng ít đi" và "chúng ta cần tái khởi động, tái cơ cấu" để "không mắc từ cái bẫy này đến cái bẫy nọ".
Hiện tại, BTC Ngoại hạng Anh và BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh đang nhóm họp thường xuyên để tìm ra giải pháp đưa giải đấu trở lại. Thời điểm chắc chắn nhất để Ngoại hạng Anh có thể tái xuất là 12/6. Trong khi đó, thời điểm để các CLB có thể bắt đầu trở lại tập vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Cuối tuần qua, việc cách ly đã được nới lỏng tại nước Anh và một số CLB đã lên kế hoạch trở lại tập ngay thứ Hai vừa rồi, nhưng sau đó phải dời đến 18/5 vì một số vấn đề leo thang về tiền trợ cấp cho cầu thủ.
Nếu Ngoại hạng Anh không đá hết 90 phút: MU lọt Top 4, ngỡ ngàng Newcastle Nếu Ngoại hạng Anh chỉ đá từ 60-75 phút/trận từ đầu mùa, sẽ có khá nhiều thay đổi trên bảng xếp hạng. Các quan chức Ngoại hạng Anh đang xem xét một loạt những phương án nhằm đảm bảo an toàn cho các cầu thủ và nhân viên khi mùa giải trở lại trong giai đoạn Covid-19 chưa được kiểm soát, trong đó...