Ngoại giao về xung đột Ukraine xoay quanh vũ khí hơn là đàm phán hòa bình
Đối với cả Ukraine và Nga, lợi ích trên chiến trường hiện tại có thể mang lại lợi thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào sau này.
Điều đó được phản ánh trong các cuộc thảo luận của họ về vũ khí với các đồng minh.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (giữa) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hôm 11/9, đứng cạnh bên trái là Ngoại trưởng Anh David Lammy. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình mới vào tháng 11, có sự tham gia của Nga. Trong khi đó, các nhà ngoại giao phương Tây đang thảo luận về loại liên minh quốc phòng nào mà quốc gia của họ có thể cam kết với Ukraine để giúp đạt được một giải pháp.
Những cuộc trao đổi đó dường như cho thấy Ukraine và các đồng minh của họ sẵn sàng hơn trong việc tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Nga. Tuy vậy, hoạt động ngoại giao cấp bách nhất đang diễn ra hiện nay – và được thảo luận sôi nổi trong tuần này tại Kiev, Washington và London là về việc định hình chiến trường có lợi cho Ukraine.
Các quan chức Ukraine và phương Tây phát biểu với điều kiện giấu tên để thảo luận về vấn đề ngoại giao nhạy cảm, đã nói rõ trong tuần qua rằng họ đang hoạt động theo ý tưởng rằng Ukraine phải củng cố và mở rộng lợi ích của mình trên chiến trường để thúc đẩy nhà lãnh đạo Nga Putin ngồi vào bàn đàm phán, và để có đòn bẩy có ý nghĩa nếu các cuộc đàm phán bắt đầu.
Các cuộc thảo luận đã được tiếp thêm động lực bởi việc quân đội Ukraine chiếm giữ lãnh thổ Nga ở tỉnh Kursk trong một chiến dịch khiến cả Nga và các đối tác của Ukraine đều bất ngờ vào tháng trước.
Ukraine cũng đã tăng cường các cuộc tấn công vào một số cơ sở sản xuất dầu của Nga, tấn công vào mạch máu của nền kinh tế đối phương. Và họ đã vô hiệu hóa phần lớn hạm đội Biển Đen của Nga.
Video đang HOT
Các cuộc thảo luận ngoại giao trong tuần qua tập trung vào việc liệu Mỹ, Anh và Pháp có nên cho phép cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà họ đã cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không. Hiện tại, các quốc gia này chỉ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự Nga ở bên kia biên giới.
Một tòa nhà bị hư hại do mảnh vỡ tên lửa ở Kursk, Nga, vào tháng 8. Ảnh: New York Times
Anh và Pháp đã sẵn sàng cho phép các cuộc tấn công xa hơn bằng vũ khí của riêng họ nhưng đang chờ Tổng thống Biden ký, điều mà ông còn đang do dự khi xét đến nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga.
Sau cuộc gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng hôm 13/9, hai nhà lãnh đạo đã “tái khẳng định sự ủng hộ không lay chuyển của họ đối với Ukraine khi nước này tiếp tục chống lại Nga”, mà không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về vấn đề tên lửa tầm xa.
Trước đó tại Kiev hôm 12/9, Tổng thống Ukraine Zelensky đã thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và đồng cấp người Anh David Lammy nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí. Và sau đó, ông Blinken đã phát biểu tại các cuộc họp báo ở cả Kiev và Warsaw, Ba Lan rằng Mỹ sẽ “điều chỉnh và thích nghi” với các điều kiện trên chiến trường.
“Chúng tôi quyết tâm đảm bảo rằng họ có những gì họ cần để thành công”, ông Blinken nói với các phóng viên tại Kiev.
Hôm 13/9, ông Zelensky gặp gỡ những nhà ủng hộ nổi tiếng của Ukraine tại một hội nghị ở Kiev, bao gồm cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và sau đó đăng trên mạng xã hội: “Điều quan trọng là các lập luận của chúng tôi liên quan đến vũ khí tầm xa và hợp tác quốc phòng tổng thể với các đối tác của chúng tôi phải được lắng nghe”.
Thành công trên chiến trường củng cố mọi hy vọng về một giải pháp đàm phán, Tymofiy Mylovanov, chủ tịch Trường Kinh tế Kiev và là cựu bộ trưởng phát triển kinh tế Ukraine, nói. Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn, chính loại năng lực quân sự được tăng cường này có thể đưa Nga vào bàn đàm phán và giúp duy trì bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào có thể xảy ra, đặc biệt là khi các lệnh trừng phạt kinh tế không làm suy chuyển được Moskva
Ông Mylovanov cho biết để có đòn bẩy, Ukraine cần có khả năng tấn công nhanh chóng vào các cảng, sân bay và cơ sở dầu mỏ – thậm chí đe dọa thủ đô Moskva bằng các cuộc tấn công tên lửa nếu cần thiết.
Trong khi đó, các mục tiêu của Nga cũng phụ thuộc vào việc đáp ứng các nhu cầu trên chiến trường và các cuộc thảo luận ngoại giao của nước này với các đối tác xoay quanh vấn đề đó. Điều đó đã được nhấn mạnh trong tuần này bởi lời cáo buộc công khai của Ngoại trưởng Mỹ Blinken và người đồng cấp Anh Lammy rằng Iran đã bắt đầu vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến Nga. Ông Blinken cho biết tại London rằng Nga sẽ sử dụng tên lửa để tấn công Ukraine “trong vòng vài tuần” mặc dù Iran và Nga đã phủ nhận sự tồn tại của các chuyến hàng như vậy.
Tổng thống Vladimir V. Putin và Sergei K. Shoigu, một quan chức an ninh cấp cao, đang gặp một quan chức an ninh cấp cao của Iran, Ali Akbar Ahmadian, hôm 12/9. Ảnh: Sputnik
Hình thức ngoại giao về Ukraine cũng sẽ xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Phó Tổng thống Kamala Harris đã cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine như chính quyền Biden, trong khi cựu tổng thống Donald Trump đã dẫn đầu nhiều nhà lập pháp Đảng Cộng hòa trong nỗ lực chặn viện trợ cho Ukraine.
Khi được người điều phối cuộc tranh luận với bà Harris hôm 10/9 rằng ông có muốn Ukraine thắng không, ông Trump đã tránh trả lời là có. Ứng cử viên đảng Cộng hòa từng nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh mà không đưa ra chi tiết. Ông có thể coi việc dừng viện trợ quân sự cho Ukraine là một cách để buộc ông Zelensky ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Gần đây, ông Zelensky đã lên tiếng nhiều hơn về khả năng giải pháp đàm phán cuối cùng, nhưng chỉ với các điều khoản mà ông và hầu hết công dân Ukraine có thể chấp nhận. Ukraine coi các điều kiện do Nga nêu ra là yêu cầu đầu hàng.
Tổng thống Ukraine đã nói rằng ông sẽ trình bày với Tổng thống Biden, bà Harris và ông Trump trong tháng này một “kế hoạch chiến thắng” sẽ “ảnh hưởng đến quyết định chấm dứt cuộc chiến này của Nga”. Chiến lược này sẽ bao gồm việc gây áp lực về mặt tâm lý, chính trị, ngoại giao, ngay lập tức nhất về quân sự, lên Moskva. Ông Zelensky cũng có kế hoạch phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế vào tháng 11 tới.
Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine
Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gửi lời cảm ơn đối với những bước đi mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ủng hộ Ukraine. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Phương Tây gần đây ngày càng thúc đẩy ý tưởng về việc mở ra các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra, theo tờ Izvestia của Nga ngày 31/7. Trong khi đó, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng Ukraine đang ở vị thế mạnh hơn để bắt đầu đối thoại với Nga, dù thực tế trên chiến trường dường như không ủng hộ nhận định này.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, lời kêu gọi này chưa phản ánh đầy đủ sự sẵn sàng thực sự của EU và Mỹ cho một tiến trình hòa bình thực chất.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Le Monde của Pháp, Tổng thống Stubb nhấn mạnh rằng Ukraine hiện đang ở một vị thế mạnh hơn để khởi động các cuộc đàm phán với Nga. Ông lập luận rằng sự gia tăng viện trợ quân sự từ phương Tây đã làm tăng cường khả năng thương lượng của Kiev. Các nhà phân tích quân sự cho rằng tình hình thực tế trên mặt trận có vẻ không phản ánh vị thế của Ukraine như vậy. Lực lượng Nga đã kiểm soát thêm hơn 10 khu định cư chỉ trong tháng 7 và vẫn duy trì động lực của chiến dịch quân sự đặc biệt. Trong khi đó, quân đội Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự và khó khăn trong việc huy động lực lượng.
Nhưng sự thay đổi trong bối cảnh chính trị ở phương Tây cũng có thể ảnh hưởng đến động thái của các bên liên quan. Tại EU, sự gia tăng sự phổ biến của các đảng cánh hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu có thể phản ánh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại. Tại Mỹ, với cuộc bầu cử sắp tới và khả năng Donald Trump trở lại nắm quyền, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ có thể sẽ thay đổi. Những yếu tố này có thể khiến phương Tây kêu gọi đàm phán không phải vì sẵn sàng thực hiện các cuộc đối thoại mà là để chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề chính trị và khó khăn hiện tại của họ.
Denis Denisov, chuyên gia tại Đại học Tài chính của Chính phủ Nga, cho rằng động lực thúc đẩy phương Tây về việc đàm phán có thể chỉ là một cách để chuyển hướng sự chú ý khỏi tình hình khó khăn mà Kiev và các đối tác của họ đang gặp phải. Ông Denisov cho rằng nếu các quốc gia phương Tây thực sự có lập trường thống nhất về nhu cầu đàm phán, Kiev có thể sẽ ủng hộ kế hoạch đó. Tuy nhiên, hiện tại dường như các sáng kiến về đàm phán chỉ là một phần của chiến lược chuyển hướng và không thực sự thể hiện sự sẵn sàng cho tiến trình hòa bình.
Về phần mình, Dmitry Ofitserov-Belsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) nhận định, sự mệt mỏi vì xung đột không nhất thiết đồng nghĩa với việc các bên sẵn sàng chấm dứt xung đột. Ông lưu ý rằng xung đột có thể bị đóng băng, nhưng để thực sự chấm dứt, cần có những đề xuất cụ thể. Theo ông, phương Tây có thể chỉ muốn đưa Nga vào quá trình đàm phán để đóng băng xung đột, sau đó tiếp tục cuộc chiến khi cần thiết.
Một điểm quan trọng trong tình hình hiện tại là sắc lệnh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cấm các cuộc đàm phán với Nga. Theo giới lãnh đạo Nga, nếu Ukraine thực sự muốn chứng tỏ sự sẵn sàng cho việc đối thoại, trước tiên Kiev cần phải hủy bỏ sắc lệnh này. Đến nay, Ukraine vẫn chưa thực hiện điều đó, có nghĩa là bất kỳ lời lẽ về tiến trình hòa bình đều có thể chỉ là để thăm dò phản ứng của Nga.
Như vậy, mặc dù phương Tây ngày càng kêu gọi mở đàm phán giữa Nga và Ukraine, thực tế là các quốc gia này chưa thực sự thể hiện sự sẵn sàng cho một tiến trình hòa bình thực chất. Các yếu tố chính trị nội bộ và chiến lược của các bên liên quan, cũng như sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine, cho thấy rằng việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện vẫn còn nhiều thách thức.
Những mục tiêu ở Nga mà Ukraine có thể tấn công bằng tên lửa tầm xa Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã liệt kê một loạt mục tiêu ở Nga mà Ukraine có thể tấn công nếu được các nước phương Tây cho phép tấn công bằng vũ khí tầm xa. Tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh. Ảnh: Yahoo News Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây để tấn...