Pháp dùng tiề.n của Nga mua vũ khí cho Ukraine
Paris sẽ sử dụng số tiề.n thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để mua đạn pháo và thiết bị phòng không cho Kiev.
Binh lính Ukraine chuẩn bị khai hỏa hệ thống pháo Caesar do Pháp sản xuất trên tiề.n tuyến ở Donbas. Ảnh: Anadolu / Getty Images
Pháp đã tuyên bố sẽ sử dụng một phần tiề.n thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để chi phí cho việc mua vũ khí cho Ukraine. Động thái này diễn ra sau khi Kiev kêu gọi Paris đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí.
Các nước phương Tây đã đóng băng 300 tỷ USD tài sản của Nga để đáp trả hoạt động quân sự của Moskva tại Ukraine. Trong khi Kiev và một số nước ủng hộ ở châu Âu liên tục thúc giục tịch thu toàn bộ số tiề.n này, thì cho đến nay EU vẫn chưa tìm ra phương cách hợp pháp để thực hiện.
Tuy nhiên, hồi tháng 6, Ủy ban châu Âu đã nhất trí trích 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD) tiề.n thu được từ các tài sản của Nga để hỗ trợ cho Ukraine.
“Ủy ban châu Âu đã nhất trí với Tổng cục Vũ khí Pháp về việc sử dụng các khoản tiề.n này để nhanh chóng mua đạn dược, pháo và thiết bị phòng không cho Ukraine từ ngành công nghiệp Pháp, với trị giá 300 triệu euro [332 triệu đô la] vào năm 2024″, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết trong một tuyên bố ngày 6/9.
Video đang HOT
“Đây là cơ hội để tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp Pháp hỗ trợ Ukraine”, tuyên bố trên nêu rõ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã tiếp tục thúc giục Pháp, Anh và Mỹ đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí trong bối cảnh lực lượng Kiev không thể ngăn chặn được bước tiến đều đặn của quân đội Nga ở Donbass. “Cần phải đưa ra quyết định, cũng như chuyển giao hậu cần kịp thời các gói viện trợ đã công bố”, ông Zelensky nói.
Moskva đã tuyên bố rằng việc các nước phương Tây đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và tương đương với hành vi trộm cướp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết vào tháng 6 rằng “phản ứng tất yếu của Moskva sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến Brussels”.
Mặc dù cho đến nay, EU vẫn phản đối các yêu cầu từ Kiev và Washington về việc tịch thu hoàn toàn số tài sản trị giá 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga, nhưng họ đã đồng ý dùng lợi nhuận từ các tài sản đó để chuyển cho Ukraine.
Theo quyết định hồi tháng 5 của Hội đồng châu Âu, 90% lợi nhuận từ các tài sản đóng băng sẽ được chuyển sang Quỹ Hòa bình châu Âu, cơ chế của khối để hoàn trả cho các quốc gia thành viên số tiề.n đã chi cho việc cung cấp vũ khí cho Kiev, sau đó chuyển sang Quỹ Hỗ trợ Ukraine mới thành lập.
Trong khi đó, 10% còn lại được chuyển vào ngân sách EU để hỗ trợ các chương trình cho Kiev và ngành công nghiệp quốc phòng của khối.
Nga đã nhiều lần chỉ trích sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine, cho rằng điều này chỉ khiến xung đột leo thang và kéo dài. Moskva cũng tuyên bố đáp trả việc phương Tây đóng băng và có ý định tịch thu tài sản của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hồi tháng 5 tuyên bố nước này sẽ có các biện pháp đáp trả tương xứng nếu các nước phương Tây sử dụng trái phép tài sản của Nga.
“Có vẻ như tài sản của các quốc gia khác, gồm cả dự trữ ngoại tệ và vàng của các ngân hàng trung ương, là điều cấm kỵ và không bị bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhắm tới. Nhưng hệ tư tưởng này giờ đây đã thay đổi vì không có nguyên tắc cơ bản, không có nền tảng pháp lý nào còn hiệu lực đối với các nước phương Tây”, ông Siluanov nói.
G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga
Các quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp tại Italy trong tuần này nhằm tìm kiếm "tiếng nói chung" về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine và giải quyết vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm.
Cờ của các nước G7 và Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau Castle, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G7, gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italy và Canada, sẽ tập trung tại thị trấn Stresa, Italy trong hai ngày 24-25/5.
Các nhà đàm phán của G7 đã thảo luận trong nhiều tuần về cách tốt nhất để tận dụng tài sản bị đóng băng của Nga chẳng hạn như các loại tiề.n tệ chính và trái phiếu chính phủ, trị giá khoảng 300 tỷ USD. sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Mỹ đang thúc đẩy việc tìm cách tận dụng nguồn thu nhập tương lai từ những tài sản đó, thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc có nhiều khả năng là cấp cho Ukraine khoản vay lên tới 50 tỷ USD trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, một số quan chức cho biết nhiều khía cạnh pháp lý và kỹ thuật cần được giải quyết, nghĩa là một thỏa thuận chi tiết dự kiến chưa thể đạt được ở Stresa. Trong trường hợp đó, các cuộc hội đàm không chính thức sẽ tiếp tục diễn ra để đưa ra một đề xuất cho các nhà lãnh đạo thuộc G7 tại cuộc họp ở Puglia, miền nam Italy, vào ngày 13-15/6.
Ý tưởng G7 phát hành trái phiếu cho Ukraine dường như không được chấp thuận, trong đó Mỹ hiện đề xuất một khoản vay được "lấy" từ tài sản bị đóng băng. Tuy vậy, ai sẽ quản lý khoản vay, khoản vay sẽ được bảo lãnh như thế nào, lợi nhuận trong tương lai được ước tính như thế nào và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có thỏa thuận hòa bình với Nga là tất cả các khía cạnh vẫn cần được làm rõ.
Một nhà ngoại giao EU cho biết sẽ mất "hàng tuần, thậm chí là hàng tháng" để đưa ra quyết định cuối cùng.
Những chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Stresa bao gồm tác động của trí tuệ nhân tạo đến nền kinh tế toàn cầu và "đán.h giá" lại các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Vấn đề thuế cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự lần nay, trong đó Italy cố gắng hồi sinh thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu với các công ty đã quốc gia. Thỏa thuận này đã được khoảng 140 quốc gia ký kết vào năm 2021, nhưng chưa được thực hiện đầy đủ do sự phản đối của Mỹ và một số quốc gia khác.
Một đề xuất về việc đán.h thuế tài sản toàn cầu đối với các tỷ phú, được Brazil và Pháp thúc đẩy trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), cũng sẽ được thảo luận tại Stresa. Tuy nhiên, đề xuất này đang gặp phải sự phản đối từ phía Mỹ.
Bloomberg: Mỹ cung cấp loạt trang bị tăng tầm bắ.n và độ chính xác cho vũ khí ở Ukraine Trước tình hình xung đột ở Ukraine sắp sửa tròn 1 năm, Washington đã quyết định gửi một loại vũ khí tầm xa hơn cho Kiev. Bom thông minh JDAM được xếp trên boong tàu chiến Mỹ USS Harry S. Truman. Ảnh: Getty Images Hãng tin Bloomberg trích dẫn hai nhân vật ẩn danh cho hay Kiev sẽ nhận được các Bộ điều...