Ngoại giao phòng ngừa
An ninh của Trung Á lại trở thành chủ đề bàn luận khi Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ vừa lên tiếng khẳng định vai trò của nền ngoại giao phòng ngừa và các cơ chế cảnh báo sớm trong việc giải quyết các bất đồng một cách hòa bình ở khu vực này.
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết
Tuyên bố của HĐBA LHQ được đưa ra trong báo cáo của ông M. Jenca, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, về hoạt động của Trung tâm ngoại giao phòng ngừa xung đột ở khu vực Trung Á của LHQ (UNRCCA). Theo ông M. Jenca, Trung Á đang cần những tác động quan trọng về tinh thần, tính nhân đạo và chính trị cũng như các lợi ích kinh tế của việc ngăn chặn xung đột bùng nổ, leo thang hoặc tái diễn.
Vốn được coi là khu vực khá lẩn khuất trên bản đồ thế giới, Trung Á ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới bởi những biến động trong vài thập kỷ gần đây. Có thể nói hiện nay, Trung Á và khu vực biển Caspi là tâm điểm của hầu hết mọi vấn đề nóng của thời đại, bao gồm vấn đề tái thiết Afghanistan, chương trình hạt nhân của Iran, cuộc xung đột Nagorno-Karabakh cũng như nạn buôn lậu ma túy, tội phạm có tổ chức và chủ nghĩa khủng bố.
Afghanistan vẫn là yếu tố chính đóng góp vào sự bất ổn của cả khu vực. Không ai dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút hết quân khỏi đây vào năm 2014. Không biết lúc đó Afghanistan có thiết lập được một chính phủ ổn định hay không và trong trường hợp thuận lợi thì chính phủ này sẽ theo mô hình nào. Dù không phe phái nào hiện nay ở Afghanistan mong muốn khả năng trở lại nắm quyền của lực lượng Taliban sau khi Mỹ rút quân nhưng ít ai tin chế độ hiện tại của Tổng thống Afghanistan H. Karzai có thể tồn tại được lâu.
Tiếp đó là những “điểm nóng” tồn tại dai dẳng ở Trung Á. Mới đây một vụ nổ súng đã xảy ra trên biên giới giữa Uzbekistan và Kyrgyztan. Vụ nổ bắt nguồn từ những tranh luận hết sức đơn giản giữa những công nhân đang sửa chữa đường nhưng nó cho thấy tranh chấp lãnh thổ bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ở Tajikistan, hoạt động chống khủng bố ở khu vực Pamir do các nhà cầm quyền tiến hành sau vụ sát hại Tướng A. Nazarov, người đứng đầu lực lượng an ninh quốc gia, đã leo thang thành một cuộc giao chiến nghiêm trọng với hàng chục người tử vong.
Trung Á đã thực sự trở thành ngòi nổ cho những bất ổn, khiến thế giới phải lo ngại. Các vấn đề đó chồng chất lên nhau, đe dọa bùng nổ. Chính vì thế mà năm 2007, LHQ thành lập UNRCCA theo sáng kiến của chính phủ 5 nước Trung Á và đặt trụ sở tại Thủ đô Ashkhabad của Turkmenistan, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các chính phủ khu vực cũng như tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang nổi lên và xóa bỏ các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Cho đến nay, có thể nói UNRCCA đã hoàn thành khá tốt vai trò và được đánh giá như một điển hình của các cơ chế ngoại giao phòng ngừa. LHQ hy vọng tổ chức này sẽ giúp các nước Trung Á đảm bảo sự ổn định và tạo một môi trường thuận lợi hơn cho hợp tác song phương và đa phương, cũng như tìm kiếm các giải pháp bền vững trước những thách thức, kể cả quản lý các nguồn nước, năng lượng và thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu của LHQ… Tuy nhiên, với hàng loạt những mâu thuẫn tiềm ẩn, Trung Á khó có thể có bình yên trong thời gian trước mắt.
Theo ANTD
Video đang HOT
Báo Nhật:Trung-Nga giả vờ mật ngọt, rốt cuộc vẫn là đối thủ của nhau
Về góc độ địa-chính trị, Trung-Nga luôn là một mối quan hệ đối lập. Trung Quốc sử dụng SCO thò vào "bụng" Nga và có tham vọng lãnh thổ, tài nguyên.
Lính tuần tra biên phòng Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung-Nga.
Tờ nguyệt san "Choice" Nhật Bản số tháng 7 có bài viêt nhan đề "Trung-Nga giả vờ tuần trăng mật".
Theo bài viết, giống như muốn chống lại việc Mỹ từng bước chuyển trung tâm chiến lược tới châu Á, gần đây Trung Quốc và Nga hô hào đưa "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương" đi vào chiều sâu. Hai nước tích cực giả vờ tăng cường một mối quan hệ đối tác bình đẳng, nhưng trò diễn này rất dễ bị phát hiện.
Ngày 8/6, tờ "International Herald Tribune" Mỹ đã đăng bài viết của Bobo Lo, chuyên gia quan hệ Trung-Nga. Bobo Lo viết: "Trung Quốc đang phát triển mạnh, còn các bước hiện đại hóa của Nga đình trệ, về chính trị đã xơ cứng. Mối đe dọa lớn nhất của hai bên chính là khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn".
Xuất phát từ mục đích chống Mỹ quay trở lại châu Á, Trung Quốc thực sự tìm cách khéo léo tận dụng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - tổ chức duy nhất được nước này đóng vai trò chủ đạo. Nga rõ ràng cũng tính toán đón lấy "gió đông" Trung Quốc để tăng cường khả năng đàm phán với Mỹ và NATO.
Nhưng Tổng thống Nga Putin ôm mộng nước lớn, tuyên bố Nga sẽ tiếp tục trở thành người tham gia vào các vấn đề toàn cầu, thai đô này rất rõ đối với Trung Quốc và SCO.
Tháng 2/2012, hãng RIA Novosti đã có một chương trình về vấn đề ngoại giao của Tổng thống Putin, ông tuyên bố "vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng cường". Putin công khai cho rằng: "Sức mạnh tổng thể của Trung Quốc ngày càng tăng cường, trong đó có khả năng lan tỏa tới các khu vực. Đứng trước yếu tố Trung Quốc được tăng cường nhanh chóng, chúng ta nên làm thế nào?".
Ngày 25/4/2012, Trung-Nga diễn tập bảo vệ tuyến đường hàng hải ở biển Hoàng Hải.
Trung Quốc rõ ràng đang gây ra "mối đe dọa" cho Nga. SCO trên thực tế bị Trung Quốc kiểm soát, các thành viên bao gồm các nước Trung Á là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan va Uzbekistan. Lý do Nga cảnh giác với việc Trung Quốc tăng cường quyền phát ngôn rất rõ ràng. Bốn nước Trung Á là thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), vì vậy Nga chắc chắn có cảm giác Trung Quốc thò tay vào "bụng" của họ.
Học giả chính trị quốc tế nổi tiếng Ấn Độ, Brahma Chellaney luôn nhấn mạnh, về địa-chính trị học, Trung-Nga là một mối quan hệ đối lập. Về lý do Trung-Nga tại sao không xóa bỏ sự ngờ vực về địa-chính trị học, Chellaney chỉ ra: "Trung-Nga tuyệt đối sẽ không liên minh. Hai bên có sự ngờ vực lẫn nhau, đặc biệt là sự hoài nghi của Nga đối với Trung Quốc rất lớn.
Dân số Nga có mật độ thấp, còn Trung Quốc tương đối cao. Nga có tài nguyên thiên nhiên phong phú, còn Trung Quốc lại có lòng tham không đáy đối với tài nguyên nhiên nhiên. Đất đai Nga quá rộng lớn, còn Trung Quốc đang tranh đoạt lãnh thổ. Bất kể nhìn ở góc độ nào, Trung Quốc và Nga đều thuộc đối thủ cạnh tranh.
Nga rất lo ngại đối với Trung Quốc là do hiện trạng phân bố trái ngược về diện tích lãnh thổ và dân số của nước này. Phần châu Á chiếm 72% diện tích lãnh thổ Nga, phần châu Âu chỉ chiếm 28%, nhưng 75% người Nga sống ở châu Âu, phần châu Á chỉ chiếm 25%.
Chính vì vậy, Nga thông qua kênh chính thức nhập khẩu lao động Trung Quốc khai thác các dự án của Siberia, đồng thời còn có không ít lao động bất hợp pháp từ Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Nga.
Binh sĩ tàu tuần dương Varyag Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham quan tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Hải quân Trung Quốc.
Nga lo ngại rằng, sau 50 năm, khu vực Viễn Đông mặc dù về chính trị vẫn do Nga kiểm soát, nhưng về kinh tế có thể đã bị Trung Quốc kiểm soát thực tế".
Do kinh tế liên tục tăng trưởng, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm kiếm tài nguyên ở các nước láng giềng, trên biển, Trung Đông, châu Phi và châu Nam Mỹ. Người Trung Quốc không thể không tràn vào nước láng giềng theo kiểu thủy triều lên, tìm kiếm các tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, kim cương và vàng.
Sự xâm lấn bí mật về con người và vốn này bắt đầu từ thập niên 1990, khiến cho khu vực Viễn Đông dần dần nằm trong sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc - điều này thống nhất với phân tích của Chellaney.
Nếu Nga bắt tay khai thác khu vực Viễn Đông thị chắc chắn phải nhập khẩu lao động của Trung Quốc. Nga dựa vào giá dầu tăng lên, thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng một bên cung cấp nguyên liệu, một bên xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hai bên từng bước hình thành một mối quan hệ tương tự với mô hình giữa nước phát triển và nước đang phát triển trước đây.
Về kinh tế, Trung Quốc tăng cường chi phối thực tế đối với khu vực Viễn Đông, họ liệu có tính toán thôn tính khu vực phía bắc sông Amour (Trung Quốc gọi là Hắc Long Giang) và phía đông hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang hay không?
Trung Quốc bỏ ra 20 triệu USD để sở hữu tàu sân bay của Nga.
Putin nhiều lần yêu cầu Trung Quốc có sự hợp tác trong chương trình đường ống khí đốt. Bên ngoài cho rằng, trong hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung-Nga năm nay, hai nước sẽ đạt được đồng thuận, nhưng do chưa thể thống nhất về vấn đề giá cả, các cuộc đàm phán tiếp tục bị kéo dài. Đối với một nước sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, thị trường Trung Quốc chắc chắn rất hấp dẫn.
Nhưng, Trung Quốc không chịu nhượng bộ về giá khí đốt. Trung Quốc biết rất rõ thủ đoạn sử dụng dầu khí làm con bài ngoại giao của Nga, cho nên 6 năm trước họ lần lượt ký hợp đồng mua khí đốt với Trung Đông, Australia và các nước Trung Á.
Ngày 5/6, tờ "Thời báo New York" cho rằng, Trung-Nga tồn tại mối quan hệ lợi hại tương đồng, nhưng rốt cuộc vẫn là quan hệ đối đầu mang tính lịch sử bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Moscow cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã vượt toàn diện Nga, cân bằng sức mạnh giữa hai bên đã có sự thay đổi kịch tính.
Trung Quốc nhập khẩu rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27/30 của Nga, số lượng những máy bay chiến đấu này của Trung Quốc hiện đã vượt Nga.
Theo GDVN
Tajikistan muốn Nga trả tiền thuê căn cứ Tajikistan muốn Nga thanh toán ít nhất 250 triệu USD mỗi năm cho căn cứ quân sự của Nga được triển khai tại quốc gia Trung Á, báo Kommersant dẫn một nguồn tin Tajikistan cho biết ngày 12.7. Căn cứ quân sự của Nga ở Tajikistan được mở vào năm 2004 và là căn cứ lớn nhất của Nga dành cho các lực...