“Ngoại giao pháo hạm” gây nguy hiểm trên Biển Đông
Đánh giá về những động thái xảy ra gần đây ở Biển Đông, ngày 29/5, ông Christian Le Miere – chuyên gia cấp cao về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) – cho rằng căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực khá nhạy cảm này đang diễn biến nguy hiểm.
Nếu không kịp thời có biện pháp làm dịu tình hình, tranh chấp chủ quyền biển đảo có nguy cơ gây ra những tranh chấp khác giữa các nước, các bên liên quan.
Chính sách “ngoại giao pháo hạm” Trung Quốc đang theo đuổi gây diễn biến nguy hiểm ở Biển Đông.
Tình trạng bất ổn ở Biển Đông không phải là mới. Tuy nhiên, vụ giết hại ngư dân Đài Loan (Trung Quốc) Hung Shih-cheng vừa qua lại cho thấy hình ảnh một Biển Đông khá mới mẻ. Đó là nguy cơ sử dụng khu vực biển này làm nơi giải quyết những bức xúc, bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Điều này khiến tranh chấp ở Biển Đông ngày càng nguy hiểm.
Những tranh cãi ngoại giao giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang “ nóng” lên sau khi lực lượng tuần duyên Philippines bắn chết Hung Shih-cheng hôm 9/5. Hung đã trở thành bia đỡ đạn khi đang đứng trên boong tàu cá Kuang Ta Hsing số 28. Kiểm tra thi thể Hung, người ta đếm được tổng cộng 59 lỗ đạn.
Vụ việc xảy ra ở vùng biển rộng lớn nơi tuyên bố chủ quyền về vùng đặc quyền kinh tế của các nước chồng lấn lên nhau. Đó cũng là khu vực biển mà các nước chưa từng đạt được thỏa thuận phân định chính thức.
Cho đến thời điểm này, nguy cơ xảy ra xung đột giữa Đài Loan và Philippines đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, hậu quả của vụ việc thì không chỉ dừng lại ở Eo Balintang – nơi nó đã xảy ra.
Mặc dù không chấp nhận việc Đài Bắc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, và vẫn coi Đài Loan là một tỉnh của mình, nhưng Trung Quốc Đại lục lại khẳng định rằng giết hại một ngư dân Đài Loan cũng là giết hại một người Hoa. Vì vậy, họ đứng về phía hòn đảo Đài Loan trong vụ tranh cãi với Philippines.
Chỉ một ngày sau vụ giết hại ngư dân, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu hải giám tới bãi Cỏ Mây – một bãi đá lúc chìm lúc nổi thuộc quần đảo Trường Sa. Hiện lực lượng Thủy quân lục chiến Philippines đang chiếm đóng bãi đá này trên một chiếc tàu đổ bộ cũ từ thời Thế chiến II.
Mười một ngày sau, Trung Quốc đưa thêm một tàu khu trục và 2 tàu hải giám đến khu vực bãi Cỏ Mây – hành động mà phía Philippines coi là bất hợp pháp và mang tính khiêu khích.
Video đang HOT
Đáp lại, Philippines đã triển khai tàu chiến tới bãi Cỏ Mây hôm 25/5. Hai ngày sau đó, lần đầu tiên trong 3 năm qua, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân với sự tham gia của cả 3 hạm đội.
Dù không công khai nói rằng những động thái triển khai tàu vừa qua là để hậu thuẫn cho Đài Loan, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang “bắn một mũi tên trúng hai đích.” Có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc muốn thử phản ứng của Philippines và trả đũa việc Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài về luật biển.
Vụ việc đó càng chứng tỏ Biển Đông vẫn là một khu vực bất ổn và rất dễ bùng phát thành xung đột với sự hiện diện của quân đội các nước, các bên có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Biển Đông còn là nơi các bên sử dụng để giải quyết những tranh chấp khác liên quan tới quan hệ song phương.
“Ngoại giao pháo hạm” đã được áp dụng để tạo sức mạnh răn đe ngay tại vùng biển quốc tế. Đó là một diễn biến rất nguy hiểm, nhất là khi căng thẳng vượt qua tầm kiểm soát của các bên.
Vấn đề này chắc chắn sẽ được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 vào cuối tuần này ở Sinhgapore – nơi mà Mỹ đã triển khai siêu hạm USS Freedom. Là 1 trong 4 tàu tác chiến ven bờ tối tân của Hải quân Mỹ, USS Freedom sẽ có mặt ở Sinhgapore trong một vài năm tới. Việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự sẽ tác động đáng kể tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn đang rất căng thẳng.
Theo vietbao
Những nơi... thiên đường của phụ nữ
Quốc gia mê sex nhất thế giới: Hy Lạp
Theo một cuộc khảo sát về tình dục của hãng sản xuất bao cao su Durex, Hy Lạp đứng đầu danh sách những quốc gia "hứng tình" nhất thế giới, vượt qua cả những đất nước vốn nổi tiếng về sự thoải mái trong tình dục như Canada, Mỹ hay Pháp. Theo khảo sát, 87% người Hy Lạp quan hệ tình dục ít nhất một lần/tuần. Brazil xếp thứ 2 với tỷ lệ 82%.
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới: Colombia
Colombia vốn nổi tiếng về những món ăn ngon, tinh thần lạc quan, do vậy không có gì ngạc nhiên khi đất nước này trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Quốc tế WIN/ Gallup, đất nước Nam Mỹ đứng đầu danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Cuộc khảo sát tiến hành tham khảo người dân ở 54 quốc gia và đánh giá người Colombia hạnh phúc gấp đôi so với những công dân nước khác.
Quốc gia sạch sẽ nhất: Iceland
Theo một nhóm nghiên cứu ở Đại học Yale và Columbia, Iceland đứng đầu danh sách gồm 163 quốc gia về chỉ số môi trường. Các nhà nghiên cứu đánh giá thứ bậc dựa trên 25 chỉ tiêu, bao gồm chất lượng nước, không khí, lượng khí thải nhà kính, ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe dân số... Theo thang điểm 100, Iceland được đánh giá 93,5 điểm và xếp đầu bảng, trong khi Sierra Leone xếp vị trí bét bảng với số điểm 32. Các nhà nghiên cứu nhận định, Iceland được đánh giá cao nhất nhờ có nguồn nước sạch dồi dào, nhiều khu vực tự nhiên được bảo vệ tốt, điều kiện y tế chất lượng và có nguồn năng lượng địa nhiệt ít gây ô nhiễm.
Đất nước bi quan nhất thế giới: Pháp
Mặc dù nổi tiếng với những món ăn ngon, rượu vang thượng hạng hay cảnh quan tuyệt đẹp, nhưng theo một nghiên cứu gần đây, Pháp lại đứng đầu danh sách những nước bi quan nhất thế giới. Cuộc khảo sát thường niên được tờ báo Le Parisiencông bố, đã tiến hành tham khảo ý kiến người dân ở 51 quốc gia khắp 5 châu để đánh giá mức độ bi quan và lạc quan. Cuộc khảo sát này phát hiện rằng, quốc gia càng thịnh vượng càng kém hạnh phúc, trong khi những quốc gia lạc quan nhất chủ yếu nằm ở khu vực kém phát triển hơn như châu Phi hay châu Á.
Thiên đường cho phụ nữ: New Zealand
Tờ Economist đã khảo sát và đưa ra danh sách những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất cho phụ nữ. Bảng đánh giá dựa vào các tiêu chí như cơ hội nghề nghiệp, mức lương, tỷ lệ phụ nữ tham gia những công việc cấp cao, chi phí chăm sóc sức khỏe trẻ em... Theo đó, New Zealand được đánh giá là quốc gia có thứ hạng cao nhất. Một số quốc gia khác được xem như thiên đường cho phụ nữ còn có Phần Lan và Thụy Điển, trong khi ở đáy bảng có các nước châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đất nước hòa bình : Iceland
Khái niệm về hòa bình là rất khó xác định và càng khó hơn để đánh giá. Tuy nhiên, kể từ năm 2006, Chỉ số Hòa bình Toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Australia công bố, đánh giá hòa bình là "không có bạo lực". Ngoài ra, tổ chức này đánh giá mức độ hòa bình còn dựa trên các yếu tố văn hóa khác. Theo đánh giá mới nhất vào năm ngoái, Iceland được xem là quốc gia hòa bình nhất, theo sau là Đan Mạch và New Zealand. Ở chiều ngược lại, Somalia là quốc gia bạo lực nhất và theo sau là Afghanistan, Sudan.
Đất nước "học thức" nhất: Canada
Dựa trên một nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện, tờ 24/7 Wall St biên soạn danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ người dân học đại học cao nhất. Đứng đầu là Canada, quốc gia duy nhất trên thế giới có hơn 50% người dân có trình độ đại học. Năm 2010, 51% dân số nước này hoàn thành giáo dục đại học. Đứng sau Canada là Israel, Nhật Bản, Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc với tỷ lệ hơn 40% dân số có bằng đại học.
Quốc gia kém thân thiện nhất : Bolivia
Hồi tháng 3, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố một báo cáo về việc đánh giá mức độ chào đón du khách ở mỗi quốc gia . Theo khảo sát được đánh giá sâu rộng và dựa trên thang điểm 7, Bolivia (4,1 điểm) xếp đầu về mức độ thiếu thân thiện với khách du lịch. Tiếp đó là quốc gia Venezuela và Nga. Ngược lại, Iceland, New Zealand và Morocco là những quốc gia cởi mở và thân thiện với khách du lịch nhất.
Đất nước giàu có nhất : Qatar
Tạp chí Forbes gần đây công bố một danh sách về các quốc gia giàu có nhất thế giới, dựa theo GDP bình quân đầu người lấy từ số liệu được 182 quốc gia , vùng lãnh thổ do Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cung cấp. Trong danh sách 10 quốc gia giàu có nhất thế giới được công bố tháng 10/2012, Qatar đứng đầu bảng, tiếp đó là Luxembourg. Qatar vốn là quốc gia có nguồn tài nguyên đồi dào như dự trữ dầu mỏ và khí tự nhiên phong phú.
Theo vietbao
Trung Quốc muốn "đẩy" Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây? Căng thẳng tiếp tục leo thang ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa) trênBiển Đông và Philippines lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm mọi cách "đẩy" lực lượng của Philippines ra khỏi khu vực này. Chính quyền Philippines cáo buộc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ sau khi 3 tàu Trung Quốc, trong đó có 1 tàu chiến...