Ngoại giao ẩm thực của các quốc gia chủ nhà G20
Đó là buổi tiệc hiếm có khi danh sách khách mời quy tụ nhà lãnh đạo của các nền kinh tế nắm giữ 80% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 75% thương mại toàn cầu.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Phu nhân Iriana Widodo tiếp đón Ngoại trưởng Mexico tại buổi tiệc khai mạc hội nghị G20 ngày 15/11. Ảnh: Reuters
Indonesia, quốc gia đăng cai hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) năm nay đang nắm lấy cơ hội này để giới thiệu các món ăn của nước nhà, đồng thời gây ấn tượng với các quan khách quốc tế theo phương châm “ ngoại giao ẩm thực”.
Tại đêm hội nghị ở Bali, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và những nhà lãnh đạo khác đã được chiêu đãi yến tiệc ngoài trời. Thực đơn gồm món thịt bò hầm rendang, cá tuyết hấp măng tây kèm nước sốt nghệ của Bali, kế đến là bánh mousse sô cô la Aceh. Hôm 15/11, các nhà lãnh đạo đã dùng bữa trưa với món thịt xiên sa tế, thăn bò wagyu, cơm rau, tương nén tempeh và bánh phồng tôm.
“Chúng tôi muốn các vị khách quý có ấn tượng tốt đẹp về Indonesia. Vì vậy, chúng tôi phục vụ nhiều món ăn của quốc gia và giới thiệu cho họ cái nhìn thoáng qua về truyền thống ẩm thực phong phú của Indonesia”, Bộ Ngoại giao Indonesia thông báo.
Đó là một phần của những gì mà các học giả gọi là “ngoại giao ẩm thực”. Tiến sĩ Wantanee Suntikul, người đã nghiên cứu chủ đề này trong 13 năm và giảng dạy ngành du lịch tại Đại học Bách khoa Hong Kong, nhận xét: “Đó là một chính sách ngoại giao công chúng rộng lớn hơn. Là cách chúng ta cố gắng giao tiếp bằng cách sử dụng văn hóa ẩm thực của quốc gia”.
“Đối với những quốc gia tầm trung, nếu bạn không có một quân đội mạnh hay một phương tiện truyền thông mạnh, thì bạn còn có gì khác để gây ấn tượng? Vì vậy, thức ăn có thể là một phần sức mạnh mềm đó”, bà Suntikul nói.
Các nhà lãnh đạo G20 dự yến tiệc tại Hamburg năm 2017. Ảnh: Getty Images
Các nước chủ nhà G20 đã tổ chức những bữa tiệc chiêu đãi theo nhiều cách khác nhau. Năm 2018, Argentina – quốc gia Nam Mỹ đầu tiên tổ chức G20 – đã phục vụ thực đơn gồm nhiều món thịt với bít tết sườn, thịt cừu Patagonia và bánh mì xúc xích choripan. Tại thời điểm đó, Tổng thống Argentina khi đó là ông Mauricio Macri đang muốn khởi động lại hoạt động xuất khẩu thịt bò sống sang Mỹ.
Video đang HOT
Về bữa tiệc năm 2016 tại Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu về việc G20 là cây cầu nối hữu nghị như thế nào, trong lúc các nhà lãnh đạo có cả Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đang thưởng thức món cá sốt chua ngọt ăn kèm hạt thông nướng, tôm xào lá trà, cua sốt cam và bít tết phi lê kiểu Hàng Châu. Các món ăn được đậy bằng những chiếc lồng chụp bằng gốm vẽ tay do chính Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viên đặt làm. Các vị khách mời cũng nhấm nháp loại rượu vang được sản xuất trong nước.
“Thức ăn luôn là thứ ngôn ngữ phổ quát vượt qua những ranh giới và rào cản. Đây là một bữa ăn xứng đáng với mối quan hệ ngoại giao quốc tế tốt nhất”, một bài báo trên trang China News Service nhận xét vào thời điểm đó.
Tại hội nghị G20 gần đây nhất được tổ chức trực tiếp trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Nhật Bản đã phục vụ món cá tì bà chiên giòn được trang trí khéo léo, thịt bò Tajima nướng trên than tre, bánh flan ngô ngọt trang trí hoa và món tráng miệng hương vị trà xanh. Cùng với rượu sake và rượu vang, các đầu bếp Nhật Bản đã chuẩn bị danh sách thực đơn bằng 15 thứ tiếng, giải thích các kỹ thuật nấu nướng, cũng như cách các đầu bếp lấy tính bền vững làm trọng tâm của thực đơn.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng có thể tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn hơn. Thủ tướng Canada Trudeau đã ngồi uống bia với người đồng cấp mới nhậm chức của Anh là ông Rishi Sunak, người uống một ly cocktail vị xoài, trong lúc nói về chính sách đối ngoại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Bà Wantanee Suntikul cho biết các chiến dịch ngoại giao ẩm thực thành công có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, chẳng hạn như tăng xuất khẩu.
Thuật ngữ “ngoại giao ẩm thực” được tờ The Economist sử dụng trong một bài báo năm 2002 về dự án của Thái Lan nhằm tăng số lượng các quán ăn của nước này trên khắp thế giới.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Peru và các quốc gia Bắc Âu cũng đã đưa ra các chương trình kích cầu tương tự. Các chiến dịch du lịch của Peru luôn tìm cách phổ biến những món ngon như pisco và ceviche thông qua các hội chợ thương mại, sách dạy nấu ăn và lễ hội ẩm thực. Chiến dịch xuất khẩu văn hóa của Hàn Quốc cũng đã góp phần thúc đẩy sự bùng nổ hàng tiêu dùng từ bánh bao và mì cay cho đến món kẹo đường lấy cảm hứng từ bộ phim ăn khách “Squid Game” của Netflix.
Thái Lan đề cao mô hình Sinh học - Tuần hoàn - Xanh trong phát triển kinh tế khu vực
Trong tháng này, ba quốc gia Đông Nam Á là Campuchia, Indonesia và Thái Lan lần lượt đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 10 - 13/11; Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Bali (Indonesia) ngày 15 - 16/11 và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) trong ngày 18 - 19/11.
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Nhân dịp này, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura đã trả lời phỏng vấn của TTXVN về sự phối hợp giữa Thái Lan với Campuchia và Indonesia, nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trong khu vực, cũng như những đề xuất của Thái Lan cho hội nhập kinh tế khu vực.
Năm nay, ba nước Đông Nam Á là Campuchia, Indonesia và Thái Lan đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn. Xin Đại sứ cho biết sự phối hợp của Thái Lan trên cương vị Chủ tịch Năm APEC 2022, với Campuchia trên cương vị Chủ tịch Năm ASEAN 2022 và Indonesia trên cương vị Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trong khu vực?
Trước tiên, điều đáng mừng là ba nước Đông Nam Á đang cùng lúc đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn này theo hình thức gặp mặt trực tiếp. Điều này phản ánh rõ nét sự thành công của khu vực trong ứng phó với đại dịch, cũng như hiệu quả của các nỗ lực của chúng ta hướng tới phục hồi sau dịch COVID-19.
Sự phối hợp giữa Thái Lan, Indonesia và Campuchia với mục tiêu thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch trong khu vực phản ánh tầm nhìn chung của cả ba quốc gia và toàn thế giới rằng: Chúng ta phải cùng nhau tiến về phía trước, hướng đến trạng thái "bình thường mới", khi sức khỏe cộng đồng, an ninh con người, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, sự thịnh vượng được thúc đẩy nhờ ưu tiên sự phát triển bền vững, cân bằng.
Nhìn vào các chủ đề của mỗi hội nghị, sẽ thấy rằng các chủ đề đều chia sẻ những giá trị chung đó, mặc dù có thể đặt trọng tâm vào các khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào các lợi ích và bối cảnh khu vực. Chẳng hạn, chủ đề Thái Lan đặt ra cho Năm APEC 2022 là "Rộng mở - Kết nối - Cân bằng", được thúc đẩy bởi mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG).
Mô hình này hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư rộng mở, khôi phục kết nối thông qua đi lại an toàn, không bị cản trở giữa các quốc gia, tăng cường đầu tư vào an ninh y tế nhằm thúc đẩy hơn nữa sự lưu động kinh doanh, kết hợp các mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững với các mục tiêu kinh tế nhằm tạo ra sự cân bằng và năng lực tự phục hồi.
Thái Lan có những sáng kiến và đề xuất gì để hiện thực hóa chủ đề của Năm ASEAN 2022: "ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức" trên tinh thần đoàn kết vì sự thịnh vượng chung? ASEAN nên làm gì để thúc đẩy vai trò trung tâm của khối trong kết nối khu vực?
Để hiện thực hóa chủ đề của năm ASEAN 2022: "ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức", việc thúc đẩy một Cộng đồng ASEAN vững mạnh là rất quan trọng và có thể được thực hiện theo ba cách.
Đầu tiên, các quốc gia thành viên ASEAN phải củng cố những nền tảng hiện nay thông qua thực hiện hiệu quả Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF), đặc biệt là trong vấn đề nâng cao sức khỏe cộng đồng và an ninh con người. Thái Lan sẵn sàng đóng góp một cách có ý nghĩa cho mục tiêu này, như việc là nơi đặt trụ sở Văn phòng Ban Thư ký và Văn phòng Ứng phó của Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED). ASEAN cũng phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng và tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác.
Thứ hai, ASEAN phải cùng nhau hợp tác cho tương lai, ưu tiên tính bền vững trong tất cả các chiến lược của khối, bao gồm Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Thứ ba, cần tôn trọng Phương thức ASEAN (ASEAN Way). Các nguyên tắc hợp tác chính, tham vấn và đồng thuận trong khối phải được tôn trọng để thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng ASEAN, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, bảo vệ ASEAN trước sự can thiệp từ bên ngoài.
Thái Lan hiện đang tăng cường thúc đẩy chiến lược kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG). Xin Đại sứ cho biết chiến lược này được mang đến các Hội nghị ASEAN như thế nào để thúc đẩy cơ hội kinh doanh sau khi dịch COVID-19 lắng xuống?
Mô hình kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG) tích hợp kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh để tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và cân bằng hơn để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội.
Về cơ bản, mô hình kinh tế BCG thúc đẩy sự thay đổi hành vi theo hướng "cân bằng mọi thứ" để chúng ta có thể phát triển và thịnh vượng, đồng thời nhấn mạnh sự cân bằng và bền vững hơn là tối đa hóa lợi nhuận.
Đây là khái niệm Thái Lan đã giới thiệu cho ASEAN vì chúng tôi tin rằng tính bền vững phải được lồng ghép vào tất cả các khía cạnh hoạt động của ASEAN. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là chìa khóa trong việc áp dụng mô hình kinh tế BCG và do đó, có thể dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh, đặc biệt là trong thương mại điện tử và kinh tế số.
Đại sứ đánh giá như thế nào về sự tham gia và đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng một cộng đồng ASEAN bình đẳng, mạnh mẽ và bao trùm vì hòa hợp, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực?
Việt Nam luôn có những đóng góp ý nghĩa trong việc xây dựng một cộng đồng ASEAN bình đẳng, mạnh mẽ và bao trùm, vì hòa hợp, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020, với chủ đề "Gắn kết và Chủ động thích ứng", Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, sự tham gia mạnh mẽ và mang tính xây dựng với các đối tác của ASEAN, tăng cường kết nối, có thể là trên phương diện hội nhập kinh tế thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hoặc xây dựng và tăng cường các cơ chế của ASEAN để chủ động hơn, đặc biệt khi đối mặt với các thách thức khu vực và toàn cầu.
Việt Nam vẫn đặt lên hàng đầu những lập trường này trong tầm nhìn đối với ASEAN. Điều này cho thấy sự nhất quán và cống hiến của Việt Nam đối với một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng cho khu vực của chúng ta.
Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Indonesia gấp rút hoàn thiện công tác phục vụ cho Hội nghị G20 Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia, Airlangga Hartarto ngày 3/10 cho biết chính phủ nước này đang tiếp tục hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra tại Bali ngày 15-16/11. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta,...