Ngoài Đường Lâm, Hà Nội còn có ngôi làng cổ hơn 100 tuổi cũng đẹp không kém
Những gì còn sót lại ở nơi đây đủ để du khách cảm nhận sự cổ kính, thanh bình và cả những truyền thống từ bao đời nay vẫn chưa hề bị mất đi.
Làng Cự Đà nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Người dân nơi đây còn gọi là làng doanh nhân, lý do là bởi từ những năm đầu thế kỷ XIX, dân làng này đa phần làm ăn buôn bán phát đạt. Ngôi làng là một điểm đến du lịch Hà Nội dành cho những ai yêu thích tìm hiểu kiến trúc, hoặc muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, những làng nghề truyền thống, hay đơn giản là đến đây để có những phút giây thả tâm hồn vào khung cảnh bình yên, cảm nhận như thời gian đang đứng lại.
Cấu trúc của ngôi làng được quy hoạch theo hình xương cá. Từ đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ và dẫn vào các xóm. Còn bến sông Nhuệ trước đây là nơi buôn bán tấp nập. Dân làng Cự Đà dựng hai cột, trên đó có con cóc đá đội đèn để thuyền bè biết lối cập bến.
Không chỉ có những ngôi nhà ba gian, năm gian, làng cổ còn có những ngôi nhà hai tầng mang phong cách Pháp được xây dựng cách đây cả trăm năm. Làng vẫn còn những cây cổ thụ, mái đình, cổng làng, các ngôi nhà xưa… khiến người tới thăm có cảm giác như đi ngược lại thời gian.
Bên cạnh đó, trong làng vẫn còn sót lại những ngôi đình, chùa vẫn còn giữ được y nguyên những nét kiến trúc cổ. Chùa Cự Đà có lịch sử 300 năm tuổi là nhân chứng của thời gian, dù cho có thay đổi một chút để trùng tu lại thế nhưng kiến trúc vẫn được giữ nguyên.
Video đang HOT
Ngoài tên gọi là làng doanh nhân, Cự Đà còn được biết đến là làng nghề làm tương và miến truyền thống có tiếng trong dân gian. Vào những ngày nắng đẹp, dọc trên những con đường làng Cự Đà du khách sẽ dễ dàng bắt gặp sóng sánh sắc vàng của miến.
Ngôi làng đã trải qua hơn 100 năm vẫn giữ gần như trọn vẹn những nét kiến trúc xưa. Hệ thống nhà với đường, ngõ ngách ở đây tựa như xương cá. Cự Đà ắt sẽ khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với hàng chục ngôi nhà được thiết kế xen kẽ theo nét kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ và kiến trúc Pháp.
Dù cho những hình ảnh của miền quê xưa đã không còn nhiều, nhưng khi tới đây bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự thanh bình, nét cổ kính và giản dị của ngôi làng. Làng Cự Đà vẫn đẹp dù cho có thay đổi đến thế nào đi chăng nữa, những nét cổ kính, tình người hiếu khách của người dân trong làng vẫn không hề thay đổi.
Giải mã vật liệu 'siêu việt' dùng để xây làng cổ Đường Lâm
Trong nhiều thế kỷ qua, người dân ở làng cổ Đường Lâm nói riêng và xứ Đoài nói chung đã dùng đá ong để xây các công trình.
Xung quanh loại vật liệu này có nhiều điều lý thú mà không phải ai cũng tường tận.
Nằm ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng cổ Đường Lâm là ngôi làng cổ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Góp phần làm nên giá trị đặc biệt cho diện mạo cảnh quan của ngôi làng này là một loại vật liệu xây dựng đặc biệt: Những viên gạch đá ong.
Đây là loại gạch được đẽo từ đá ong, loại đá được được coi là một sản vật quý của vùng đất Sơn Tây. Tên gọi đá ong xuất phát từ bề mặt xù xì với những vết lõm đều nhìn giống như những tổ ong của loại đá này.
Trong nhiều thế kỷ qua, người dân ở Đường Lâm nói riêng và xứ Đoài nói chung đã dùng đá ong để xây các công trình phục vụ nhu cầu của gia đình và cộng đồng. Có thể nói, đá ong là loại vật liệu đồng hành cùng lịch sử của vùng đất này.
Tất cả các công trình nổi tiếng của làng Đường Lâm như đình Mông Phụ, chùa Mía, cổng làng và các giếng cổ trăm tuổi... đều được xây dựng bằng đá ong. Xung quanh loại vật liệu này có nhiều điều lý thú mà không phải ai cũng tường tận.
Theo các nhà địa chất học, đá ong là loại đá xuất hiện từ quá trình phong hóa nhiệt đới. Phần lớn diện tích đất có đá ong nằm ở các vùng nhiệt đới giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Loại đá này thường có màu vàng hay màu nâu đỏ bởi hàm lượng oxit sắt rất cao.
So với các loại đá tự nhiên khác như đá xanh, đá hoa cương thì đá ong nhẹ và giòn hơn vì kết cấu xốp. Tuy nhiên, có thêm đặc tính dẻo và độ co giãn thấp nên đá ong vẫn có độ bền cao, chống chọi tốt với mọi loại hình thời tiết.
Với khả năng hấp thu nhiệt độ kém và tỏa nhiệt nhanh, những công trình sử dụng đá ong sẽ có không gian mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. So với các loại gạch, đá phổ biến khác, đá ong cũng ít bị ẩm mốc, mọc rêu trơn.
Về mặt mỹ thuật, đá ong có bề mặt thô mộc, sắc màu tươi tắn tự nhiên của đất, đem lại một dáng vẻ độc đáo và sức hút đặc biệt cho công trình, nhất là khi xây theo phong cách truyền thống.
Đá ong khá mềm khi mới khai thác từ lòng đất, nhưng chỉ cần phơi nắng một lần là đã đủ cứng để sử dụng. Việc chế tác đá ong không tốn nhiều công sức như các loại đá khác và không mất nhiều thời gian như nung gạch từ đất sét.
Theo lối xây dựng của người xưa, chỉ cần lấy đất sét, đất mịn hoặc bùn non trộn với trấu để trét mạch đá ong là có thể tạo nên sự vững chắc cho tường nhà. Đến thời hiện đại, cách này vẫn còn được duy trì dù xi măng hay vôi cát được ưa chuộng hơn.
Ở một số vùng quê khác của xứ Đoài hay miền Trung cũng đào được đá ong nhưng loại đá chất lượng tốt nhất chỉ có ở vùng Đường Lâm - Sơn Tây. Vì vậy, có thể nói không ngoa rằng đây là "thủ phú đá ong" của cả nước.
Ngày nay, vẻ đẹp mộc mạc của những viên gạch đá ong vẫn trường tồn sau bao thăng trầm thời cuộc ở ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là Di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của những cư dân ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử - văn hóa...
[Ảnh] Ngôi làng cổ Xứ Đoài mang đậm dấu ấn thời gian làm say lòng du khách Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội mang đậm dấu ấn thời gian, không ồn ào, bịu bặm, chỉ có sự trong lành, của đất, của đá ong, của những ngôi nhà năm gian, hai trái. Cổng làng Đường Lâm mang nét đẹp yên bình Nơi lưu giữ hồn làng Việt cổ Cổng làng Đường Lâm xây bằng đá ong, hai cánh...