Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), các lực lượng như Công an xã và các lực lượng Cảnh sát khác có được quyền dừng xe, xử phạt giao thông hay không?
Điều 87 Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ 1/7/2009) quy định trong trường hợp cần thiết sẽ huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Việc huy động này chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết và do người có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
Như vậy, ngoài CSGT thì các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ nhưng phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Thông tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
Thông tư này quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, lực lượng được huy động bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác); Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã).
Video đang HOT
Cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã có nhiệm vụ: Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Về trang bị phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thông tư quy định lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Công trình trăm tỉ ở Vĩnh Phúc bị điều tra
Như trước đó chúng tôi đã đưa tin, C46 - bộ Công an đã có văn bản số 2833 gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông báo việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hai dự án BT.
Công trình trăm tỉ ở Vĩnh Phúc bị điều tra
Như trước đó chúng tôi đã đưa tin, C46 - bộ Công an đã có văn bản số 2833 gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông báo việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hai dự án BT.
BT nhưng nhà đầu tư không phải bỏ vốn...
Theo tài liệu, tháng 10/2012, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt dự án đầu tư xây dựngcông trình khu công viên Quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc, tổng mức đầu tư lên tới gần 280 tỉ đồng (phần 1 là 105,8 tỉ đồng và phần 2 là gần 174,2 tỉ đồng), trên diện tích 30ha. Dự án do công ty cổ phần Sông Hồng Thủ Đô (có trụ sở tại TP. Vĩnh Yên) làm nhà đầu tư BT và được tách thành 2 phần để thực hiện và thanh toán theo kiểu "cuốn chiếu".
Người dân Vĩnh Phúc đặt ra câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm cho những dự án sai phạm?
Thành phần 1 được doanh nghiệp thực hiện trong thời gian 2 tháng (từ 28/11/2012 đến 28/1/2013), sở Xây dựng Vĩnh Phúc - đại diện tỉnh Vĩnh Phúc và một số cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành nghiệm thu, thanh toán cho nhà đầu tư. Trong văn bản ngày 1/2/2013 do bà Dương Thị Tuyến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký duyệt cho thấy, khối lượng hoàn thành mới đạt trên 74,9 tỉ đồng, chưa đạt khối lượng phần 1 là trên 105,8 tỉ đồng. Đến ngày 16/10/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Hà Hòa Bình lại tiếp tục ký Quyết định số 2879, phân khai chi tiết trên 47,4 tỉ đồng -số vốn còn lại thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung kế hoạch năm 2013 -cho công trình thực hiện theo hình thức BT này.
Trong đó, dự án đường từ nút giao nhà thi đấu TP.Vĩnh Yên vào khu đô thị Nam Vĩnh Yên (gồm cả cầu vượt đường sắt), đã quyết toán số tiền trên 26 tỉ đồng. Ngoài ra, phần 2 của dự án có số tiền 20,66 tỉ đồng phải thực hiện theo hình thức BT. Nhưng, thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành nghiệm thu, thanh toán cho chủ đầu tư bằng "tiền tươi". Công ty cổ phần Sông Hồng Thủ Đô đã được sở Xây dựng Vĩnh Phúc, Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc và ban ngành chức năng "tạo điều kiện" cho thanh toán hàng trăm tỉ đồng để thực hiện dự án mà không phải bỏ tiền túi ra làm theo quy định về thực hiện hợp đồng dự án BT.
Cá nhân phải chịu trách nhiệm
Ông Nguyễn Văn Tôn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, người đứng đơn phản ánh sai phạm trên tỏ ra khá buồn và bức xúc: Công trình Quảng trường, Văn Miếu, Cầu vượt, nhà hát, quảng trường Tây Thiên là "có vấn đề". Tuy nhiên, lần này cục C46, bộ Công an mới khởi tố điều tra về sai phạm ở hai dự án là Quảng trường và cầu vượt.
Chia sẻ về câu chuyện ai phải đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai phạm ở hai công trình bị bộ Công an khởi tố, ông Tôn dẫn giải: Quyết chi như thế nào, phân bổ ngân sách từ đầu năm là do HĐND. Sau đó giải ngân để chi theo Nghị quyết của HĐND là do thường trực HĐND, không ai có quyền thay đổi. Nếu có thay, điều chỉnh ngân sách như thế nào, thường trực HĐND quyết rồi báo cáo lại. Bước tiếp theo sẽ được giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện. UBND căn cứ vào Nghị quyết của HĐND rồi giao cho các đơn vị giúp việc khác thực hiện. Các cấp thi hành có khó khăn gì thì báo cáo để điều chỉnh. "Cả HĐND thì sẽ không phải chịu trách nhiệm gì vì đã có nghị quyết. Còn anh thi hành cái Nghị quyết ấy sai thì phải chịu trách nhiệm. Có Nghị quyết HĐND đầu tư, tại sao anh không đấu thầu mà anh lại đem chỉ định thầu. Cái đó là anh sai. Vậy chỉ cần tìm ra được ai là người quyết định chỉ định thầu là ra người làm sai...", ông Tôn nói.
Chiều ngày 18/8, PV báo đã liên lạc với những cán bộ nguyên là lãnh đạo và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc. Trao đổi với PV, ông Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Tôi hiện nay đã về hưu, không thể nhớ hết được vì đã ký hàng trăm văn bản. Các anh muốn tìm hiểu thông tin thì qua văn phòng". Bà Hoàng Thị Thuý Lan, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc nói: "Tôi đang bận họp. Các anh muốn nắm thông tin thì sang chỗ anh Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng ban Nội chính".
Vi phạm Thông tư của bộ Tài chính Theo tài liệu PV thu thập được, công trình xây dựng Quảng trường tại Vĩnh Phúc vi phạm nghiêm trọng khoản 2, Điều 16 của Thông tư 166 của bộ Tài chính. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã chi tiền cho chủ đầu tư khi chưa có biên bản nghiệm thu công trình BT, bàn giao tiến độ cam kết, biên bản xác định giá trị phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng được cơ quan Nhà nước chấp thuận, đề nghị thanh toán của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cáo quyết toán hợp đồng hoàn thành, báo cáo kiểm toán, báo cáo quyết toán hợp đồng dự án hoàn thành; phê duyệt quyết toán hợp đồng dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhóm phóng viên
Theo_Người Đưa Tin
Người chuyển giới có quyền thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác. Sáng nay (9/6), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII báo cáo Thẩm tra dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh lý trên cơ sở...