Ngoài bán 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank, BIDV còn có loạt động thái khác
BIDV thu ròng 20.208 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank, tăng vốn lên 40.220 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa cho biết đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 603,3 triệu cổ phiếu cho đối tác KEB Hana Bank, tương đương 15% vốn điều lệ, với giá 33.640 đồng/ cổ phần.
Theo đó, tổng giá trị giao dịch hơn 20.295 tỷ đồng, BIDV thu ròng 20.208 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau chào bán của BIDV nâng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng.
Trước đó, đại hội cổ đông thường niên 2019 của BIDV đã thông qua 4 phương án tăng vốn điều lệ trong đó có phương án phát hành cho đối tác nước ngoài.
Cụ thể, thứ nhất là phát hành thêm cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc riêng lẻ với số tiền 1.709 tỷ đồng. Thứ hai là phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng giá trị 6.033 tỷ đồng. Thứ ba, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động 1.709 tỷ đồng. Thứ tư là phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại.
Theo kế hoạch đó, BIDV cũng vừa nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán 450.000 trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị chào bán tính theo mệnh giá 4.500 tỷ đồng. Trong đó, 400.000 trái phiếu kỳ hạn 7 năm đáo hạn năm 2026; còn 50.000 trái phiếu kỳ hạn 10 năm đáo hạn vào 2029.
Ngoài ra, ngày 8/11 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để BIDV tiến hành trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 14% (1 cổ phiếu nhận 1.400 đồng). BIDV sẽ thanh toán số cổ tức này cho cổ đông vào ngày 12/12.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh vừa được công bố gần đây, 9 tháng, lãi trước trích lập của BIDV đạt 23.529 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, chi phí trích lập dự phòng tăng 15% lên 16.501 tỷ đồng, khiến lãi trước thuế giảm 3%, xuống 7.028 tỷ đồng, tương đương 68% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.496 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản đến cuối tháng 9 ở mức 1,4 triệu tỷ đồng, tăng gần 10% so với đầu năm. Cho vay khách hàng 1,07 triệu tỷ đồng, tăng gần 9%. Tỷ lệ nợ xấu 2,1%, tăng so với mức 1,9% đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 5.000 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng ghi nhận 1,08 triệu tỷ đồng, tăng gần 10%. Phát hành giấy tờ có giá tăng hơn 9.500 tỷ đồng so với đầu năm, lên 49.544 tỷ đồng.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
BIDV thu hơn 20.000 tỷ sau khi bán vốn cho ngân hàng Hàn Quốc
Tổng số tiền BIDV thu từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tới từ Hàn Quốc là gần 20.300 tỷ đồng, trong đó tổng thu ròng từ đợt chào bán vào khoảng 20.200 tỷ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV vừa có thông báo về kết quả đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, ngày 31/10, BIDV đã hoàn tất phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ sau chào bán cho đối tác Hàn Quốc là Ngân hàng KEB Hana Bank.
Với mức giá 33.640 đồng/cổ phiếu, ngân hàng phía Việt Nam thu về số tiền gần 20.300 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu. Sau khi trừ chi phí phát hành, tổng thu ròng từ đợt chào bán của BIDV là 20.208 tỷ.
KEB Hana Bank trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại BIDV sau sở hữu vốn của Nhà nước. Ảnh: KEB.
Mức giá chào bán cho đối tác ngoại thấp hơn 18% so với thị giá cổ phiếu BIDV niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay, đạt 41.000 đồng/cổ phiếu (ngày 1/11).
Nếu so với thời điểm ngân hàng phía Việt Nam bắt đầu tìm đối tác để phát hành riêng lẻ, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ mức giá đỉnh hồi đầu năm 2018.
Cùng với việc thu về hơn 20.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của BIDV cũng tăng từ 34.187 tỷ lên 40.220 tỷ đồng, và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất thị trường hiện nay. Tính đến cuối quý III, 5 nhà băng có quy mô vốn lớn nhất thị trường gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank và Agribank.
Trong đó, vốn điều lệ của Vietinbank là 37.234 tỷ; Vietcombank là 37.089 tỷ; Techcombank là 34.966 tỷ và Agribank đến cuối quý II là gần 30.500 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại nhà băng này cũng giảm xuống còn 81% từ mức 95,28% trước đó. KEB Hana Bank cũng trở thành cổ đông ngoại lớn nhất và là cổ đông lớn thứ hai tại BIDV sau sở hữu của Nhà nước.
Lô cổ phần mà đối tác Hàn Quốc mua sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Theo kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành, ngoài việc bổ sung tiền vào vốn điều lệ, ngân hàng sẽ dùng tiền để mở rộng một số lĩnh vực và tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay.
Ngay trước đợt phát hành, BIDV đã thông qua việc chi gần 4.800 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho hai năm 2017 và 2018, với tổng tỷ lệ 14% (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 1.400 đồng tiền mặt).
Báo cáo tài chính quý III của nhà băng này cho biết, sau 9 tháng, ngân hàng ghi nhận khoản lãi ròng sau thuế đạt hơn 5.645 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Lãi lũy kế đến cuối tháng 9 của ngân hàng đạt gần 15.900 tỷ đồng.
BIDV hiện vẫn là ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống đạt trên 1,42 triệu tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính huy động vốn và dư nợ cho vay của nhà băng này đều đạt trên 1 triệu tỷ.
Trong năm nay, nhà băng này kỳ vọng sẽ thu về 10.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế với dư nợ cho vay tăng dự kiến 12% và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Trong khi đó, đối tác phía Hàn Quốc - KEB Hana Bank là nhà băng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tài chính Hana. Ngân hàng này được thành lập từ tháng 9/2015 trên cơ sở sáp nhập giữa Hana Bank và Korea Exchange Bank.
Tại thời điểm sáp nhập, tổng tài sản của KEB Hana Bank ước đạt 299.000 tỷ won (tương đương 255 tỷ USD), đứng đầu trong số các ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc.
Theo News.zing.vn
BIDV trả cổ tức năm 2017 và 2018, tỷ lệ 14% bằng tiền Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán BID) thông báo chi trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt, tỷ lệ 14% (1 cổ phiếu nhận được 1.400 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 8/11, ngày thanh toán là ngày 12/12. Trụ sở chính của ngân hàng TMCP...