Ngó qua bữa ăn trưa của 5 trường quốc tế ở Singapore: Tràn ngập dinh dưỡng giúp trẻ phát triển
Thực đơn ăn trưa tại các trường quốc tế ở Singapore đều tràn ngập dinh dưỡng, giúp học sinh phát triển lành mạnh. Đặc biệt có trường còn nấu ăn theo đặt hàng của học sinh.
Singapore là một đảo quốc ở Đông Nam Á với nền kinh tế phát triển cùng nền giáo dục lớn mạnh, đứng đầu châu Á. Ở Singapore, học sinh không chỉ được học tập trong môi trường giáo dục toàn diện mà còn được chăm sóc kỹ lưỡng trong từng bữa ăn.
Điều này khiến học sinh không chỉ phát triển tốt về trí tuệ mà còn về thể chất, giúp các em có đủ sức khỏe học tập và tham gia các hoạt động thể thao, ngoại khóa.
Dưới đây là thực đơn ăn trưa của 5 trường quốc tế tại Singapore. Có thể thấy tất cả các bữa ăn đều đầy đủ dinh dưỡng.
Thực đơn ăn uống của Eton House được xây dựng với sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và thay đổi hàng tuần để khuyến khích học sinh thử các loại thực phẩm khác nhau.
Trường cũng thường xuyên thay đổi thực đơn dựa theo sự phản ánh của học sinh. Một bữa ăn trưa bình thường của học sinh tại Eton House cso đầy đủ các thành phần: Cá hồi với cơm chiên trứng, đậu Pháp, nấm, ngô và cà rốt, salad trộn.
Trường Eton House thường xuyên tăng cường menu dựa theo sự phản ánh của học sinh.
Một thực đơn ăn trưa bình thường của học sinh tại Eton House.
Video đang HOT
Trường Kinderland chăm sóc từng chi tiết dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh. Thực đơn của trường bao gồm trái cây và rau quả, ngũ cốc lành mạnh, cũng như thịt và các sản phẩm từ sữa.
Trường hạn chế cho muối, đường vào thức ăn và chỉ sử dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như đun sôi, hấp, xào qua với dầu ăn không bão hòa.
Trường Kinderland chăm sóc từng chi tiết dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh.
Trường quốc tế Sir Manasseh Meyer
Dinh dưỡng cho học sinh là ưu tiên hàng đầu tại trường quốc tế Sir Manassheh Meyer (SMM). Chính vì vậy, trường mời chuyên gia ẩm thực từ Vương quốc Anh đến làm việc và thiết kế thực đơn ăn trưa.
Học sinh của SMM sẽ được cung cấp một bữa ăn trưa nóng hổi mỗi ngày, có thể là bữa chay hoặc bữa mặn có thịt, cá, tùy thuộc vào thói quen ăn uống.
Học sinh của SMM được cung cấp bữa chay hoặc bữa mặn có thịt, cá, tùy thuộc vào thói quen ăn uống.
Trường Quốc tế Úc
Thực đơn ăn uống tại trường Quốc tế Úc được cung cấp bởi Chartwells – nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm lành mạnh cho các trường học hàng đầu thế giới. Cùng với Chartwells, trường phát triển chương trình “Eat Smart” (Ăn uống thông minh), nhằm cung cấp các mặt hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, trái cây… để chế biến cho học sinh.
Thực đơn ăn trưa của trường Quốc tế Úc thay đổi liên tục và học sinh có thể đặt trước món ăn mà mình yêu thích để nhà bếp chế biến. Về thực đơn cố định, trường phục vụ các bữa ăn nóng hổi bao gồm cơm hoặc mì ống, đi kèm với trái cây tươi cho học sinh.
Trường Quốc tế Úc phục vụ cơm hoặc mì ống, đi kèm với trái cây tươi cho học sinh
Trường Marlborough College Malaysia
Trường Marlborough College Malaysia có 3 phòng ăn để phục vụ 3 bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Chi phí ăn trưa đã được bao gồm trong lệ phí học và học sinh sẽ được lựa chọn thực đơn hàng ngày là món Tây hoặc món Á đi kèm với súp, salad, trái cây, bánh pudding truyền thống của Anh.
Học sinh được chọn ăn món Tây hoặc món Á đi kèm với súp, salad, trái cây và bánh pudding.
Ngoài ra, để học sinh có đầy đủ sức khỏe, trường cung cấp bữa ăn nhẹ buổi sáng và buổi chiều mà không phải trả thêm phí.
Theo Thefinder/Helino
Khủng hoảng khói mù tại Đông Nam Á: Đâu là nguyên nhân và giải pháp
Theo giới chuyên gia, cần giải quyết triệt để các nguyên nhân trước khi tình trạng "đến hẹn lại lên" này tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ra đường trở thành nỗi ám ảnh với người dân tại các nước Đông Nam Á khi "giặc bụi" đang hoành hành ở Indonesia, Singapore, Malaysia và miền Nam Thái Lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Theo chu kỳ, các đám khói mù sẽ kết thúc, nhưng giới chuyên gia cho rằng cần phải giải quyết triệt để các nguyên nhân cơ bản trước khi tình trạng "đến hẹn lại lên" tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trẻ em ở tỉnh Aceh, Indonesia phải đeo khẩu trang khi vui chơi ngoài trời. Ảnh: Getty
Trong tháng 9/2019, hàng loạt các thành phố của Đông Nam Á luôn trong tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm không khí, trong đó phải kể đến Indonesia, Singapore, Thái Lan. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân với hàng nghìn trường học tại các nước phải đóng cửa. Số ca mắc các bệnh lý hô hấp tại một số khu vực ô nhiễm tăng vọt, khẩu trang và các máy lọc không khí trở thành mặt hàng khan hiếm.
Chính phủ các nước cũng nỗ lực để chống chọi với tình trạng ô nhiễm. Trong khi Indonesia tích cực dập tắt các đám cháy rừng, được cho là nguyên nhân chính khiến khói mù lan qua biên giới, Thái Lan đã tiến hành các chiến dịch phun nước ở một số quận để giảm bụi mịn xung quanh các trường học và những tuyến đường chính ở thủ đô.
Bộ trưởng Môi trường Khoa học Công nghệ Malaysisa Yeo Bee Yin cũng cho biết: "Chúng tôi có thể đảm bảo rằng chính phủ sẵn sàng thực hiện mưa nhân tạo bất cứ khi nào cần thiết để giảm nhẹ tác động của khói mù đối với sức khỏe của người dân. Mặc dù đây là biện pháp tạm thời nhưng chúng tôi đang làm mọi điều tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho người dân".
Trang phân tích Eurasiareview cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng khói mù ở các nước đông Nam Á đó là tác động của thời tiết, trong đó có hiện tượng El Nino, đốt rừng canh tác trên vùng đất nhiều than bùn và yếu tố con người. Việc các thành phố châu Á đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dân cư tập trung đông đúc, lưu lượng vận tải lớn cũng gây ra ô nhiễm không khí. Tình trạng khói mù không chỉ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á mà còn có nguy cơ tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa cuộc sống của con người trên hành tinh.
Nghị sĩ quốc hội Malaysia Charles Santiago cho rằng, để giải quyết tình trạng khói mù cần phải sự hợp tác của cả ASEAN.
"Tôi nghĩ việc đổ lỗi cho nhau phải chấm dứt. Thế giới đang theo dõi liệu ASEAN có thể giải quyết các bất đồng lớn đang xảy ra trong khu vực của mình hay không. Và nếu chúng ta thất bại thì sẽ chứng minh sự không hiệu quả của khối trong việc giải quyết các vấn đề của mình", ông Santiago nói.
Vấn đề khói mùa qua biên giới cũng đã là tâm điểm của ASEAN trong những năm 1997 và 1998 với 8 triệu héc-ta rừng tại Indonesia bị đốt để chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Cuộc khủng hoảng đã khiến ASEAN phải kí Thỏa thuận kiểm soát ô nhiễm cháy rừng xuyên biên giới 2002.
Trang eurasiareview cũng cho rằng, theo chu kì thì tình trạng này sẽ sớm kết thúc, nhưng cần phải có các giải pháp bền vững hơn. Theo đó, cần dựa trên 3 yếu tố là theo dõi thời tiết, đưa ra các biện pháp quản lí hiệu quả tình trạng đốt rừng để lấy đất canh tác và nâng cao nhận thức xã hội về hậu quả của khói mù./.
Theo Phạm Hà/VOV1
Ô nhiễm không khí - kẻ thù chung của cả Đông Nam Á Ra đường đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân tại các nước Đông Nam Á khi không khí nơi họ sinh sống bị ô nhiễm nặng nề. Các thành phố Kuala Lumpur (Malaysia), Hà Nội, Jakarta (Indonesia), Cebu (Philippines) và Singapore (Singapore) thời gian qua luôn nằm trong top đầu danh sách các thành phố có chỉ số ô nhiễm cao...