Ngộ nghĩnh những cây quất cảnh “mọc” trên lưng các chú con heo đất có giá hàng triệu đồng ở Hà Nội
Cuối năm, nhiều nhà vườn cây cảnh ở phường Tứ Liên đang bắt đầu rầm rộ mở bán sớm dàn quất cảnh để phục vụ người dân đón Tết Kỷ Hợi 2019. Đáng chú ý, trong năm nay, có quất cảnh trồng trên lưng heo đất khiến người mua thích thú.
Nắm bắt được tâm lý khách hàng trong dịp Xuân Kỷ Hợi 2019, các nghệ nhân thuộc phường Tứ Liên đã s áng tạo trồng quất cảnh trên lưng các chú heo bằng sứ để bán ra thị trường dịp cuối năm.
Những cây quất trồng trong chậu sứ hình con heo trong các nhà vườn ở Tứ Liên.
Quất trồng trên lưng những chú heo được trồng từ đầu năm 2017, qua quá trình chăm sóc, đến cuối năm đã có thể đem bán.
Theo chia sẻ của những chủ vườn, mỗi chậu quất có giá từ 1-1,5 triệu đồng đối với loại nhỏ, 3 đến 5 triệu đồng đối với loại lớn.
Dù chưa đến tết nhưng hiện nhiều người đã đến tận nhà vườn để đặt hàng, gửi nhà vườn chăm sóc giúp cho đến ngày giáp Tết mới đưa về nhà.
Tùy từng kích thước mà mỗi chậu quất có giá khác nhau, từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
“Người chơi cây cảnh mỗi năm sẽ có một xu hướng riêng nên nghệ nhân phải nhanh trí và sáng tạo để bắt kịp tâm lý khách hàng. Năm 2019 là năm Kỷ Hợi, hay còn gọi là năm con heo thì thú chơi sẽ xoay quanh biểu tượng con vật đó.
Video đang HOT
Ngoài ra, gia đình tôi còn tạo ra một số mẫu quất trồng trên hình dáng các con vật khác nhằm đa dạng hóa mặt hàng quất cảnh này”, chủ nhà vườn Thế Mạnh cho biết.
Dù chưa đến cận ngày cuối năm nhưng theo một số chủ nhà vườn, đã có khá nhiều khách hàng đến đặt mua rồi gửi nhờ chăm sóc, cuối năm đến lấy hàng.
Trên thân mỗi con heo sứ sẽ có một lỗ nhỏ để thân cây quất vươn ra, sau đó được người trồng dùng dây thép quấn lại để giữ thăng bằng.
Những chậu quất ngộ nghĩnh, đáng yêu hứa hẹn cháy hàng trong dịp cuối năm.
Theo Trí thức trẻ
Khi chủ, khách cùng có vang...
Mùa tiệc tùng đang diễn ra và sẽ còn kéo dài đến hết những "mùng" mừng Xuân Kỷ hợi 2019, chắc chắn bạn sẽ có nhiều lần được mời dự tiệc tối ở nhà sếp, đồng nghiệp, bạn thân hoặc thành viên nào đó trong đại gia đình của bạn. Vang luôn là món quà lý tưởng để mang theo, nhưng cần nhớ vài quy tắc bất thành văn.
Khuôn vàng thước ngọc ở tiệc vang
Cặp vang trắng, vang đỏ bạn trao cho chủ nhà là "món quà" bạn dành cho họ, đừng cố chấp cho rằng và cũng không nên mở miệng đề nghị chúng được khui uống ngay trong bữa tiệc tối hôm ấy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể "xin phép" được giới thiệu một loại vang ngon để mọi thực khách cùng thưởng thức. Tùy chủ nhà quyết định. Giả như chủ tiệc chiêu đãi toàn các loại vang hạng thứ thì đừng tỏ ra miễn cưỡng phải nâng ly. Đó là phép lịch sự tối thiểu. Và thậm chí vang không hề xuất hiện trong bữa tiệc thì bạn cũng hãy vui vẻ uống bia với đá cục hoặc thậm chí... nước trái cây.
Chủ nhà mời, khách mang đến chung vui.
Biết chủ nhà là người sành vang, có thú sưu tập những chai vang hảo hạng, giá cao nhưng điều này không buộc bạn phải chọn cặp vang đắt tiền làm quà. Chưa kể là ngày nay, có rất nhiều vang thơm ngon với giá phải chăng. Nhưng giả như chủ là người rất sành sõi vang còn bạn chỉ "i, tờ" về vang thì tốt nhất là chọn món quà khác, bó hoa, hộp chocolate...
Nếu trước đó chủ tiệc đã cho phép bạn được "B.Y.O" (viết tắt của bring your own, tức được mang theo vang của mình) thì hay nhất là hãy đem theo hai hoặc ba chai. Bàn tiệc càng có nhiều loại vang, thực khách càng được thưởng thức nhiều. Nhưng đừng bao giờ "khoe" bạn đã mua các chai vang ấy hết bao nhiêu tiền, dù đó là những chai giá cỡ vài ba triệu đồng. Cũng đừng quên vang sủi tăm và vang tráng vì đa phần phụ nữ thích các loại vang này. Món ăn ngon đã được bày ra nhưng ly của bạn đã cạn đáy từ lâu? Hãy nhắc khéo chủ nhà: "Vang này ngon quá!".
Có chai của chủ nhà, có chai của khách cùng vui.
Ly nước không màu cạnh ly vang
Bạn còn nhớ lời bác sĩ dặn không? "Đừng quên uống nước". Loại chất lỏng này là thứ tối cần thiết cho cơ thể con người (khoảng 1,8-2 lít/ngày), không phải chỉ sau khi bạn chơi thể thao, đi bộ dưới trời nắng gắt, lữ hành tham quan địa danh du lịch nổi tiếng... mà cả khi bạn thưởng thức vang.
Chuẩn bị tiệc vang, có đủ ly, đủ nước.
Vì thế, trên bàn dài của buổi tiệc Tết, ly nước có kiểu dáng đẹp luôn hiện diện cạnh ly vang. Không những thế, ly đựng nước thường lại lớn hơn ly đựng vang. Tại sao vậy? Thưa vì, trước nhất, ly nước không màu, không vị góp phần làm nền cho ly vang trắng (thực ra lắm khi có màu vàng lợt), ly vang hồng (rosé) và ly vang đỏ được nổi bật hơn.
Nhưng quan trọng hơn, nước là chất "làm sạch" lưỡi, hàm, cuống họng đã "bám quyện" những nét riêng của dòng vang vừa uống, hòng bạn có thể cảm nhận đầy đủ hơn, tường tận hơn vị đặc trưng của dòng vang mới sắp được chủ nhà mời bạn thưởng thức. Ngoài ra nước còn có công dụng giúp bạn tránh mau bị say, mau mệt, mất sức, không thể "cầm cự" được với bạn hữu quanh bàn tiệc.
6 chai Champagne thượng hảo hạng mừng xuân, xa xa vẫn là các chai nước cần thiết.
Và cuối cùng, khi tan tiệc, về đến nhà, bạn nhớ bồi thêm vài ly nước (cỡ một lít) để cho hệ tiêu hóa, bài tiết làm việc thật tốt, tống khứ chất cồn ra khỏi cơ thể, sáng hôm sau thức dậy cảm thấy mình khỏe re, có thể bắt tay làm việc hăng hái trong ngày mới. "Nhớ uống nước nhé" cũng là lời nhắc nhở của mẹ, của các chuyên gia tư vấn lữ hành hàng không và của cả những người sành điệu uống vang.
Chúc bạn vui Tết nhưng không say xỉn vì uống nhiều vang, nhức đầu, lờ đờ cả ngày hôm sau. Bất cứ thứ gì quá nhiều cũng có hại!
Theo thegioitiepthi.vn
Tết là để vui Tết là để cùng con tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc, hà cớ gì cho con thấy sự lo âu, mệt mỏi? Mà không chỉ có tết, tôi sẽ cùng con cảm nhận niềm vui trong cuộc đời một cách đơn giản nhất. Đi làm về, tôi nghe con gái hơn hai tuổi của mình với cái giọng chưa tròn...