Ngỡ ngàng với dịch vụ photocopy có giá “trên trời dưới biển”
Từ trước tới nay, nhiều người không có thói quen hỏi giá khi vào cửa hàng photocopy-in ấn vì tâm lý “chỉ vài nghìn, nhiều lắm chục nghìn đồng chứ mấy”. Nhưng cũng vì nghĩ như vậy mà không ít người bị “móc túi” đáng kể do sự chênh lệch giá khó tin giữa các dịch vụ photocopy với nhau.
Cùng một yêu cầu nhưng…nhiều loại giá!
Để tìm hiểu kỹ về thực tế giá dịch vụ photocopy “trên trời dưới biển”, phóng viên đã thử đặt cùng một yêu cầu ở các cửa hàng khác nhau nhằm kiểm chứng sự chênh lệch giá cả.
Khu photocopy ở Bách Khoa (đối diện cổng B8 của trường Đại học Bách Khoa và cạnh bể bơi Bách Khoa) được giới học sinh, sinh viên rỉ tai nhau là rẻ nhất.
Tại đây, giá in thông thường ngang với giá photocopy, bởi 2 dịch vụ này đều được thực hiện thông qua máy photo. Với một tài liệu dài 20 trang, in một mặt trên giấy thường, mức giá chỉ là 3.000 đồng (150 đồng/trang). Nếu in hai mặt thì mức giá là 2.000 đồng (100 đồng/trang).
Giữa các cửa hàng photocopy chênh lệch giá cả khá lớn và bị thả nổi
Anh Trung, chủ quán photocopy Thanh Tuyết , cho hay: “Ngày xưa, khi thao tác in ấn phải thực hiện qua máy in chuyên dụng thì giá đắt và tốc độ in chậm. Nhưng nay, nhờ bộ chuyển đổi nên in ấn thông thường, không có yêu cầu đặc biệt về màu sắc, độ tinh xảo… thì in qua máy photo cũng tương tự như thao tác photocopy thông thường nên giá là như nhau”.
Trong khi đó, với cùng tài liệu nói trên, in ở giấy thường, một mặt tại quán photocopy ở gần cổng Đại học Mở (Bách Khoa), phóng viên phải trả đến…15.000 đồng (tương đương 750 đồng/trang).
Khi bị thắc mắc về khoản chi phí, chủ quán hất hàm: “Giá ở đây nó thế. Làm được ở chỗ nào rẻ hơn thì làm. Giấy này là giấy thường nhưng hơn ối nơi”. Nếu so sánh bằng cảm quan, có thể thấy rõ chất lượng giấy ở cửa hàng rẻ hơn gấp 5 lần thậm chí còn tốt hơn, dày và trắng hơn.
Ở một cửa hàng khác nằm tại phố Quan Nhân, yêu cầu in tài liệu như trên của phóng viên bị “hô” tới 20.000 đồng (tương đương 1.000 đồng/trang), dù thao tác in được thực hiện hoàn toàn qua máy photocopy với loại giấy thường, in một mặt.
Video đang HOT
Ngoài ra, giá những dịch vụ liên quan cũng rất “vênh”, chẳng hạn như ở khu photocopy ở Bách Khoa, giá đóng bìa là 3.000 đồng/quyền (có bìa bóng là 4.000 đồng/quyển), những thao tác đơn giản khác được làm miễn phí như cắt đôi tập giấy hay đóng quyển (bìa do khách hàng mang đến) thì tại những nơi khác, giá đóng quyển có thể là 7.000 đồng/quyển (thêm bìa bóng là 10.000 đồng/quyển), thao tác cắt tập giấy bị thu phí 5.000 đồng…
Bạn Đ.H.Như, sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền, bày tỏ: “Mình không ngờ giá cả lại chênh lệch cao như vậy. Mình đang ở ký túc xá, lại không có phương tiện nên thường chỉ chọn in và photocopy ở mấy quán gần đây. Nhưng kể từ khi mất nhiều tiền quá do nhu cầu in ấn ngày càng nhiều, mình nghe các bạn bảo ra khu Bách Khoa in rẻ hơn nhiều, đi thử thì mình giật mình vì đúng thật là chênh nhiều quá. Vậy là từ đó, cứ có ý định in ấn gì thì mình tích lại một thời gian rồi bắt xe bus ra đó làm một thể cho tiết kiệm”.
Ai chịu trách nhiệm quản lý giá dịch vụ photocopy?
Sự chênh lệch giá cả lớn đến vậy của các cửa hàng photocopy đang tồn tại, nhưng thật khó để chỉ ra nguyên nhân, một khi cơ quan chức năng còn bỏ ngỏ loại hình dịch vụ này.
Chủ cửa hàng ở Quan Nhân có giá dịch vụ đắt đỏ bày tỏ về việc thu phí “cắt cổ” của mình: “Giá mặt bằng đắt, thuê mỗi tháng đã mất xừ 5-7 triệu rồi. Làm có một tí giấy thế này mà hỏi cái gì?”
Lý do “tiền thuê nhà cao” dường như là cách lý giải phổ biến nhất, bên cạnh đó, các chủ cửa hàng còn cho rằng “giấy thường” ở hàng mình tốt hơn chỗ khác, mực in đẹp, dù cho loại “giấy thường” ở cửa hàng có giá rẻ thậm chí còn dày dặn và trắng hơn, trong khi tất cả đều được in qua máy photocopy.
Anh Trung, chủ cửa hàng Thanh Tuyết ở Bách Khoa, cho biết thêm: “Cửa hàng mình rộng 26 m2, giá thuê là 16 triệu đồng mỗi tháng. Giá này khá cao vì ở khu phố này, đó là mức phổ biến. Nhưng không thể vì thế mà lấy đắt trong dịch vụ của mình được, tất cả đều có mặt bằng chung, cả dãy photocopy này đều như thế”.
Trong khi những mặt hàng hay dịch vụ đại chúng khác được quản lý giá một cách tích cực thì loại hình dịch vụ phổ biến như in ấn, photocopy lại bị bỏ ngỏ, và hơn ai hết, các bạn học sinh, sinh viên vốn thường xuyên rơi vào trạng thái “viêm màng túi” là những người cảm nhận rõ nhất sự bất cập của việc thả nổi giá in ấn, photocopy hiện nay.
Theo ANTD
Kinh hoàng "viên bún mắm" 5.000 đồng pha nước dùng trăm bát phở
Để có được nồi nước phở, bún chỉ cần một viên bún mắm "Made in China" giá 5.000 đồng là nồi nước dùng bốc mùi thơm phức đủ chan nước cho hàng trăm bát phở.
Từ các loại gia vị cho các món lẩu, hương vị nướng, phẩm tạo màu cho đến thuốc biến thịt lợn thành thịt bò vẫn ngang nhiên bày bán tại các chợ vùng biên tỉnh Lạng Sơn. Điều đáng nói là tất cả các loại gia vị này đều có xuất xứ từ Trung Quốcnhưng lại không rõ ràng về nguồn gốc.
Những lọ ớt trộn xuất hiện ở khắp các quán ăn ở Lạng Sơn.
Dựng tóc gáy ở chợ "hóa chất" đủ món
Hiện nay, gia vị không rõ nguồn gốc chủ yếu được nhập lậu vào Việt Nam qua các đường tiểu ngạch biên giới với Trung Quốc. Chúng tôi đóng vai thương nhân đến các chợ biên giới Lạng Sơn để tìm mua các loại gia vị này. Chợ Giếng Vuông, TP. Lạng Sơn được coi là "thủ phủ" của các loại "gia vị Tàu". Chợ này bày bán đủ các loại mặt hàng gia vị Trung Quốc, từ hành củ, hành tây, tỏi, cà rốt cho đến các loại gia vị bột để kho tàu, bò kho, lẩu thái, canh chua, phở, bún bò Huế, hủ tiếu hay các loại dầu giấm và nước mắm pha sẵn. Các loại gia vị có đủ dạng viên, bột và nước. Giá các mặt hàng này thấp hơn rất nhiều so với những loại gia vị có nguồn gốc rõ ràng trong nước. Đơn cử như hành củ khô, hành tây, cà rốt, gừng... giá nhập khẩu chỉ khoảng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg. Thương lái "nhập" vào bán ở nội địa thì những mặt hàng này đội giá lên gấp 2 - 3 lần.
Chị Hoàng Thị L. (chủ gian hàng tại "thủ phủ") cho rằng, để có được nồi nước phở, bún thì chỉ cần một viên bún mắm "Made in China" giá 5.000 đồng là nồi nước dùng bốc mùi thơm phức đủ chan nước cho hàng trăm bát phở. Ngoài hương liệu cho nồi nấu bún phở còn có đủ hương vị pha chế đồ uống. Đó là các gia vị pha chế nước uống như nước như chanh, sữa đậu, trà sữa, nước chanh dây, cam, ổi, dâu, bí đao, hương cúc, mía lau, trà xanh, rong biển cũng được làm giả, giá mỗi kg từ 60.000 đến 80.000 đồng. Không khó khăn gì để tìm mua sữa ngô được đựng trong vỏ chai nước lọc, dung tích 500ml và không có nhãn mác. "Dung dịch này có màu trắng đục, dậy mùi đặc trưng của sữa và ngô, đặc biệt là có vị ngọt đậm. Mỗi lít sữa ngô được bán với giá từ 35.000 - 40.000 đồng", vừa quảng cáo xong mặt hàng này, chị L. lại vào gian trong lấy ra một gói dạng bột. Chị bảo, đây là bột béo để nấu sữa đậu nành. Mỗi gói giá 100.000 đồng, nó được pha với sữa, đậu nành, đường cát và 25 lít nước là có ngay 25 lít sữa.
Theo chị L., cửa hàng chị còn cung cấp các loại hương vị tạo mùi thơm cho các món nướng, bột dạng chả cá. Gia vị loại này gồm có dạng bột và dung dịch. Dạng bột có màu trắng hoặc vàng, giá 30.000 - 80.000 đồng/100g; dạng dung dịch có giá 30.000 - 35.000 đồng/100g. Tất cả đều được đóng trong can hoặc bịch, không hề có nhãn mác.
Thuốc Bắc lẩu dùng để tạo hương vị cho nồi lẩu.
Khảo sát tại chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh..., PV phát hiện nhiều loại phẩm màu độc đáo như màu gạch tôm, tạo màu cho nem. Có những bột tạo màu được đựng trong những túi nilon, không ghi bất cứ nguồn gốc, xuất xứ. Mỗi túi phẩm màu có giá 15.000 đồng/kg có thể dùng để chế biến nhiều lần món ăn này. Ngoài ra, các loại "phụ gia lợn bò" có giá trung bình 140.000 đồng. Các chất phụ gia này được chế biến thành dạng kem đựng trong các túi nhỏ. "Cứ 1kg thịt lợn thành phẩm cần 2gram chất phụ gia "hương liệu bò". Sau khi tẩm ướp miếng thịt lợn qua chất phụ gia, đợi khoảng 30 phút để gia vị ngấm đều thì thịt lợn đã đổi màu nâu sậm. Màu sắc giống thịt bò hoàn toàn, khi ăn, nó cũng có hương vị bò, giống với vị bò bít tết. Ngoài vị bò còn có cả vị gà, vịt, cừu...", chị L. nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người tiêu dùng ưa chuộng các loại mặt hàng này vì tiện dụng, giá rẻ và đem lại kinh tế cao. Được biết, tất cả các loại mặt hàng này được các tiểu thương vận chuyển đến khắp các tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ.
Tiết lộ rợn người về đầu ra của "thủ phủ gia vị"
Trong vai một thương lái chuyên cung cấp các loại gia vị độc đáo cho các quán ăn ở Hà Nội, tôi "bắt sóng" được với anh Lộc Văn D. chuyên phân phối hàng cho những "chân rết" ở khắp các tỉnh, thành. Anh D. thừa nhận: "Hầu hết các quán ăn, nhà hàng, quán phở đều sử dụng các loại gia vị này. Chúng được ưa chuộng vì có giá rẻ bằng 1/3, thậm chí 1/5 lần so với giá sản phẩm có nguồn gốc của Việt Nam. Hơn nữa những gia vị này có thể giúp cho thức ăn, nước uống có mùi vị bắt mắt, hương vị độc đáo, thu hút khách hàng.
Anh D. cho hay, đa số các loại gia vị này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, một số không ghi nguồn gốc và chưa qua kiểm duyệt vẫn được tuồn lậu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng này đều được vận chuyển qua đường tiểu ngạch rồi phân phối về các tỉnh, thành. Theo anh D., khi hàng về Việt Nam dân buôn sẽ chọn những mặt hàng có thể bày bán tự do để đem giao khắp các chợ. Đối với những mặt hàng "nhạy cảm", đã bị phát hiện có chất gây ung thư như hương vị lẩu, thuốc biến thịt lợn thành thịt bò, thường bị quản lý thị trường kiểm tra rất gắt gao nên tiểu thương không bày ra sạp, chỉ khi người mua hỏi thì họ mới đem ra bán.
Xì dầu đóng thành từng can.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số gia vị kém chất lượng khi được tuồn lậu vào Việt Nam đã được phù phép, gắn nhãn mác. Bằng rất nhiều thủ thuật, mỡ lợn biến thành những can dầu ăn thực vật được chở bán cho các cơ sở với giá 160.000 đồng/kg. Dầu mỡ độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, làm tim đập chậm, huyết áp tăng cao và là tác nhân gây ra các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.
Mặc dù lực lượng chức năng đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn thực phẩm, gia vị bẩn. Tuy nhiên, do lợi nhuận quá lớn nên thương lái vẫn bất chấp luật pháp và sức khỏe của người tiêu dùng. Theo ông Phạm Công Anh, Chi cục phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lạng Sơn thì việc kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, gia vị không rõ nguồn gốc này tại Lạng Sơn vẫn là một việc khó, vì nhiều lý do. Trong khi đó, vẫn chưa thể phân định rõ danh mục quản lý giữa các ngành liên quan như y tế, nông nghiệp, công thương.
Bác sỹ Nguyễn Văn Lưu, chuyên khoa dinh dưỡng, bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết: "Riêng với những gia vị nhập lậu từ Trung Quốc, phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa chất. Nó đánh lừa vị giác, khứu giác, thị giác của người ăn chứ hoàn toàn không có giá trị về dinh dưỡng, chưa kể một số hóa chất có trong gia vị có thể gây ra nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm dạ dày, ruột, gan, thận... nếu ăn uống lâu dài".
Phát hiện chất gây ung thư
Cơ quan giám sát thị trường TP Thâm Quyến, Trung Quốc cũng đã phát hiện nhiều nguyên liệu nấu lẩu chứa hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Các chuyên gia cho hay, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, ít nhất hai loại gia vị lẩu đóng gói sẵn bị phát hiện chứa chất nhuộm Rhodamine B có thể gây ung thư.
Theo Đời sống & Pháp luật
Một triệu đồng một ngày trọ thi đại học Giá phòng đơn 2 người ở hầu hết nhà nghỉ gần địa điểm thi đại học đều sấp sỉ một triệu đồng mỗi ngày. Phòng cho thuê trong 3-4 ngày thi cũng bằng tiền ở trọ cả tháng ca sinh viên. Bố con Minh (quê Triệu Sơn, Thanh Hoá) tay xách, nách mang từ bến xe buýt vào điểm thi nhà D5, đại...