Ngỡ ngàng với chiếc sập Khổng Minh nằm trong tay một đại gia Hà thành
Sập Khổng Minh nằm trong bộ sưu tập của cụ Đức Minh hiện nay đang là của quý của một “đại gia” Hà thành.
Chiếc sập Khổng Minh ông Long đang sở hữu
Tuy nhiên, những chiếc sập khác thuộc dòng quý hiếm đã từng được ông Vũ Tá Hùng bán đi vẫn đang trên bước đường lưu lạc. Thường thì cổ vật càng qua nhiều chủ, sự thăng trầm càng nhiều thì giá trị càng cao.
Mãn nguyện ước mơ từ đời cha
Ông Nguyễn Tường Long (Trịnh Hoài Đức – Hà Nội) hiện đang sở hữu chiếc sập Khổng Minh mua từ bộ sưu tập của cụ Đức Minh. Ông Long kể rằng: “Cụ thân sinh ra tôi vốn cũng thích sưu tập đồ cổ và có bang giao với cụ Đức Minh. Ngày xưa, mỗi lần đến chơi nhà cụ Đức Minh, nhìn thấy chiếc sập Khổng Minh, cha tôi đều ao ước có một ngày sở hữu được một chiếc sập đẹp như vậy”.
Giới chơi đồ cổ ai cũng biết sập Khổng Minh là đồ gỗ được chế tác tinh xảo của Trung Quốc. Những năm trước đây, người Trung Quốc đưa sang Việt Nam bán những sập gỗ này hoặc những người giàu của Việt Nam sang tận Quảng Châu đặt mua sập Khổng Minh theo ý thích.
Tất nhiên, những chiếc sập Khổng Minh vẫn luôn chạm tích lớn Bát tiên quá hải trên thành tựa lớn. Hai bên sẽ là các tích gắn với nhân vật Khổng Minh, một con người tài trí khiến thiên hạ phải ngưỡng mộ của thời Tam Quốc. Tuỳ từng yêu cầu, có khi tích Khổng Minh gắn với “Lưu Bị ba lần đáo Thảo am”, hay tích “Không thành kế”, hoặc cũng có thể là Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào.
Thường thì sập Khổng Minh được chạm ba mặt, độ sắc nét cao, trau chuốt từng chi tiết nhỏ khiến cho chiếc sập thu hút người xem từ mọi góc nhìn. Nhưng có những gia đình nhà giàu xưa đã cất công đặt hàng từ Trung Quốc nên yêu cầu thợ chạm cả bốn mặt, phía sau thành sập lớn, nơi kê áp vào tường cũng được chạm cầu kỳ. Những chiếc sập đó sẽ thuộc dòng hiếm bởi sự kỳ công và ít… đụng hàng.
Video đang HOT
Khi ông Long mua được chiếc sập Khổng Minh từ con của cụ Đức Minh đã rất vui mừng. Dù cụ thân sinh không còn nữa, nhưng chiếc sập được ông kê ngay trong phòng thờ cũng phần nào bày tỏ sự hiếu lễ của con cái với bậc sinh thành. Ngày ấy, khi bộ sưu tập của cụ Đức Minh được bán, ông Long đã nhiều lần đến để mua bằng được chiếc sập Khổng Minh. Chúng tôi đùa, chắc ông Long cũng thuộc dòng đẹp trai nên M. “gái” mới thích mà bán cho.
Ông cười: “Chẳng biết hắn có thích tôi không, nhưng ngày xưa, tôi cũng phong độ lắm đấy. Nhưng giả dụ hắn có thích tôi thì đã bán rẻ, nhưng đằng này để mua được chiếc sập Khổng Minh tôi phải trả 22 cây vàng đấy. Với nhiều người, 22 cây vàng hiện nay chỉ hơn 100 triệu đồng nhưng thời điểm trước đây là to lắm”.
Minh chứng cho điều này, ông Vũ Tá Hùng nói: “Thời điểm con cụ Đức Minh bán bộ sưu tập với 22 cây vàng, người ta có thể mua được 3 căn nhà mặt phố cổ. Những “tay chơi” bỏ ra số tiền lớn như vậy phải là người thật thích và chịu chơi đấy”.
Còn ông Long, sau khi mua được chiếc sập Khổng Minh, đã nâng niu, giữ gìn nó như vật gia bảo. Cũng có người đến hỏi mua với giá trị lên tới vài tỷ đồng nhưng ông không bán. Trong khi kinh doanh, cũng có lúc cần vốn, trong đầu ông có ý nghĩ nếu bán một vài món đồ cổ có thể đỡ kẹt. Nhưng cứ nghĩ đến khi phải tìm, phải có duyên mới mua được những món đồ yêu thích, ông lại tự tìm cách xoay xở.
Ông giữ gìn chiếc sập Khổng Minh, cũng là giữ lại một kỷ niệm đẹp về cụ thân sinh để sau này kể lại câu chuyện cho con cháu nghe. “Niềm mơ ước của bậc sinh thành, nếu như con cháu biết lắng nghe, quan tâm sẽ tìm cách để đạt được ước nguyện đó. Tôi quan niệm rằng, mặc dù đã âm dương cách biệt nhưng vẫn còn nguyên giá trị của chữ hiếu” – ông Long tâm sự.
Mong một lần nhìn thấy… sập xưa
Ông Vũ Tá Hùng khẳng định trước đây người Trung Quốc mang sập Khổng Minhsang Việt Nam bán không chỉ có một vài chiếc. Tuy nhiên theo thời gian những chiếc sập Khổng Minh không còn nhiều, vì có thời kỳ người Trung Quốc sang săn lùng mua lại. Ông Hùng vốn là tay sưu tập, mua bán đồ cổ có tiếng, với sự hiểu của ông thì sập Khổng Minh đẹp, họa tiết tinh xảo hiện có khoảng 4 chiếc. Tuy rằng, chủ nhân trước đây của nó mua nhưng giờ không biết còn giữ được hay đã bán đi rồi.
Nếu ở Hà thành, theo trí nhớ của ông Hùng, một ông tướng ở Nghi Tàm có một chiếc sập Khổng Minh tay ở phố Huế có cái sập bách điểu, bách điệp một chiếc nữa đẹp không kém do ông Linh, chủ cơ sở nước mắm Nam Hải nhà rộng gần hết phố Trương Định và một chiếc nữa là con một ông Thứ trưởng bộ Lâm nghiệp (nay gọi là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mua với giá 25 ngàn USD. Từ năm 90 của thế kỷ trước, bán một cái sập với giá đó đã là kinh khủng rồi, sau đó tay này chuyển vào sống ở TP.HCM. Số phận những chiếc sập đẹp không biết còn hay đã “tái xuất” rồi.
Ông Hùng chỉ biết chiếc sập thứ tư chủ nhân đã sang Mỹ nên nó đã thất lạc. Theo ông Hùng kể, vợ chồng người mua chiếc sập Khổng Minh của ông có “dính” đến vụ PMU18. Anh chồng cung cấp máy móc, thiết bị cho một số dự án, tuy không vướng vào vòng lao lý nhưng cũng đã bán nhà sang Mỹ ở từ lâu rồi. Vậy là không biết chiếc sập Khổng Minh anh ta đã bán cho ai. Chúng tôi thắc mắc, nếu bây giờ biết chiếc sập Khổng Minh ấy ở đâu, ông có mua lại không?
Ông Hùng ngao ngán lắc đầu: “Ngày xưa tôi làm nghề mua- bán, đồ cổ, đồ cũ qua tay mình nhiều. Tôi mua chỗ tin cậy, bán cho người yêu thích nhưng giờ này muốn tìm lại cái sập cũng khó lắm. Giá cả bây giờ đắt nhiều, tôi có tìm thấy chỉ để ngắm chứ chắc gì đã mua lại được”.
Đánh giá về chiếc sập trong bộ sưu tập của cụ Đức Minh, ông Hùng cho rằng đã đẹp nhưng độ tinh xảo vẫn còn kém một số chiếc sập mà ông đã biết. Tuy nhiên, giá trị của chiếc sập ấy cũng không nhỏ. Và nó đắt hơn nếu ai đó mua cách đây 5 năm. Thời điểm đó, Trung Quốc nổi lên nhiều người giàu có nhưng với tâm lý “Bụt chùa nhà không thiêng”, họ sang Việt Nam săn lùng những đồ cổ mà trước đây các thương lái Trung Quốc, những nhà giàu ở ta đã cất công mua về. Họ cho rằng nếu mua được những món đồ đã lưu lạc ở ngoài biên giới mới hy vọng tìm được đồ cổ “xịn”. Ngày ấy, nhiều món đồ gỗ cổ của chúng ta đã được thương lái trả giá cao để mua lại bằng được.
Nắm bắt tình hình ấy, ông Hùng quyết định buôn đồ từ Quảng Châu về. Đồ gỗ Quảng Châu làm rất đẹp, thường thì họ nhập hàng từ các làng nghề đồ gỗ của Việt Nam về, sẵn nhân công rẻ, họ chuốt lại từng chi tiết nhỏ khiến cho sản phẩm trở nên tinh xảo. “Tôi mua lại những đồ gỗ ấy, mang về bán cho những người thích đồ gỗ của Việt Nam, thậm chí bán lại cho những tay sưu tầm đồ cổ của Trung Quốc – ông Hùng nói. Mới hay con đường đi của những đồ gỗ cổ, những chiếc sập gụ cũng khá khôi hài.
Cũng theo ông Hùng, chính người Trung Quốc cũng không ngờ ở Phúc Kiến, Quảng Châu…, trước đây là một cái “vựa” lớn nhất thế giới về đồ gỗ đẹp. Đồ gỗ ở đây được bán đi Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam…, nhưng dân Liễu Châu, Thượng Hải, dân gần Hắc Long Giang lại cứ nghĩ trước kia triều đại của Trung Quốc từ Đường, Tống, Minh, Nguyên sang Việt Nam và đồ cổ đi theo các bậc quan quân rất nhiều. Trong số đó có nhiều đồ gốm sứ, đồ gỗ gia dụng.
Chính vì lẽ đó mà Việt Nam chính là điểm đến săn lùng đồ cổ của những tay thương lái Trung Quốc. Thực chất, thời gian đó họ sang săn lùng đẩy giá những chiếc sập gụ, sập Khổng Minh lên rất cao mà không hề hay chính đất Quảng Châu lại là một thị trường lớn nhiều hàng đẹp vô cùng. Thời đó, ông Hùng nhập hàng về rồi lại bán đi tận vài chục cái sập chứ không phải là vài cái. “Khi ấy, giá đồ gỗ về Việt Nam đã đội lên rất nhiều lần. Các tỷ phú mới ở Trung Quốc đổ xô đi mua những món đồ mới tinh từ thị trường Việt Nam và nghĩ đó là đồ cổ với giá hàng vạn tệ tương đương mấy trăm triệu, kể ra cũng thấy nực cười”.
Sập ông Hùng bán nhiều, nhưng nói là sập đẹp nhất là sập Khổng Minh thì cũng chỉ có vài cái. Chính vì thế, dù là tay chơi đồ cổ, đạt đến độ tinh thông, có sự đam mê nhưng ông vẫn đau đáu một điều tìm lại những món đồ có giá trị mình đã bán đi. Ông nói: “Dẫu chỉ biết nó đang ở đâu, nhìn lại nó một lần cũng là mãn nguyện lắm rồi”.
Theo xahoi
Đổ xô mua cây sưa giống về trồng mong đổi đời
Nhiều hộ dân ở các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, TP.Long Xuyên... (An Giang) đổ xô mua cây con được người bán giới thiệu là cây sưa giống về trồng với hi vọng đổi đời.
Bà Hằng, bán cà phê ở xã Định Thành, Thoại Sơn cho biết, bà mới mua 4 cây sưa giống giá 20.000 đồng/cây tính trồng ven quán để tạo bóng mát cho khách uống cà phê nằm võng nghỉ ngơi.
Sau đó, nghe nhiều lời đồn thổi cây sưa quý hơn vàng, coi chừng bị đốn trộm, bà Hằng đã đem cây đi cất giấu.
Tương tự như bà Hằng, chị Vân, ngụ xã Định Thành hiện đang nuôi dưỡng 6 cây giống cao khoảng 3 tấc mà chị cho rằng cây sưa đỏ với hi vọng đến khi trường thành, cây sẽ đem lại cho chị bạc tỉ.
Một cây con được cho là cây sưa giống. Thời gian qua, loại cây này được nhiều hộ dân ở An Giang mua về trồng với mong ước đổi đời - Ảnh: Thanh Dũng
Chị Vân cho biết, dù không biết cây sưa hình dáng như thế nào nhưng nhiều ngày nay, nghe những lời đồn thổi, chị cũng "săn lùng" cây sưa giống đem về trồng.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, nhiều hộ dân ở huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, TP. Long Xuyên... đã đổ xô đi mua cây con được người bán giới thiệu là cây sưa giống lấy từ Vĩnh Phúc về trồng.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, người dân nên cảnh giác khi mua cây giống được người bán giới thiệu là cây sưa tránh tốn công vô ích. Cũng theo ông Thắng, từ năm 2002 đến nay, qua kiểm tra các danh mục cây quý, trên vùng rừng núi Bảy Núi chưa ghi nhận được cây sưa có trong tự nhiên.
Theo TNO
Đắk Lắk: Xáo động vì gỗ lạ đổi màu Người dân đang "đào tân gôc, trôc tân rê" loài cây này vê làm sản phâm mỹ nghê. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học. Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau vê vẻ đẹp và sự quý hiêm của cây đôi...