Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính chốn Cố đô Hoa Lư
Là một trong bốn vùng lõi của Quần thể di sản thế giới Tràng An, khu di tích Cố đô Hoa Lư là điểm đến đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc.
Ngày nay Hoa Lư ấy mang vẻ trầm mặc của thời gian, nhưng vẫn đầy uy nghi gợi nhớ về một thuở vàng son.
Bảo vật quốc gia – Long sàng tại đền thờ vua Đinh
Cố đô Hoa Lư ngàn năm trước là một đế đô nguy nga tráng lệ. Đây từng là nơi phát tích sự nghiệp dựng nước, giữ nước của ba triều đại là nhà Đinh – Tiền Lê và khởi đầu triều Lý. Có lẽ chính bởi địa thế núi non bao quanh, sông suối đan xen đã trở thành một bức tường thành tự nhiên kiên cố, giúp bảo vệ đế đô trước quân xâm lược.
Đến với cố đô, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng hai di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, hai công trình biểu tượng mang nhiều dấu ấn kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Đền thờ vua Đinh uy nghiêm
Đền thờ vua Đinh được xây dựng theo kết cấu “Nội công, ngoại quốc”, một lối kiến trúc thường thấy trong nhiều công trình Việt cổ. Điểm nổi bật nhất ở đền vua Đinh chính là Long sàng ở vị trí Sân rồng, được tạc bằng đá xanh nguyên khối với những nét chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra đền vua Đinh còn được trang trí bởi nhiều hình rồng, mây, tiên nữ, hoa lá… trên các cột gỗ, đá như bức tranh sống động thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người nghệ nhân thế kỷ 17.
Hàng cây xanh được chăm chút tỉ mỉ dẫn vào đền thờ vua Lê
Đền thờ vua Lê lại thu hút du khách bởi nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian với hoa sen, hoa cúc, rồng cách điệu… trên các mảng Chồng rường. Đây là phong cách chạm khắc tiêu biểu của thời Hậu Lê, khi mà tài năng chạm khắc gỗ của nghệ nhân Việt đạt tới độ điêu luyện.
Trong hành trình khám phá cố đô Hoa Lư, du khách còn có dịp tham quan danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, động Thiên Tôn…, mỗi thắng cảnh mang nét đặc sắc riêng. Đối với nhà sáng tạo nội dung Triệu Đình Nam (Zoomations) thì vùng đất cố đô còn là điều gì đó đặc biệt hơn thế, thể hiện qua từng thước phim đầy chân thực mà sống động trong video clip “Ninh Binh is Awesome”. Ở đó mỗi cảnh sắc, mỗi nhân vật xuất hiện như đưa người xem được ngắm nhìn những kỳ quan thiên nhiên, những chứng tích lịch sử hào hùng và những con người Ninh Bình hiền lành, chất phác…
Tháp Mường Và, di tích kiến trúc - nghệ thuật, văn hóa độc đáo ở Sơn La
Tháp Mường Và ở xã Mường Và, huyện biên giới Sốp Cốp nằm trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Sơn La, là một công trình kiến trúc linh thiêng và cổ kính.
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Sốp Cộp là vùng đất quần tụ sinh sống, đoàn kết của 7 dân tộc; trong đó, có dân tộc Lào. Hơn 400 năm trước, tại xã Mường Và, được sự giúp đỡ của cư dân bản địa, người dân tộc Lào đã xây dựng lên tháp Mường Và. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi ở Sơn La mang đậm dấu ấn văn hóa Lào trên đất Việt.
Tháp Mường Và được xây dựng trên ngọn đồi theo hình bút tháp cao 13 m, chia thành 5 tầng, từ xa nhìn thấy tháp vút cao lên nền trời xanh với những đường nét sắc sảo, thanh lịch, tạo thế hiên ngang và uy nghi của công trình. Đứng từ trên tháp thả tầm mắt sẽ bao quát được cả trung tâm xã Mường Và với cánh đồng rộng lớn và những dãy núi trập trùng bao quanh. Năm 1998, tháp Mường Và được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia. Ông Lò Văn Bóng, người dân xã Mường Và cho hay, kiến trúc tháp Mường Và thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng. Các hoa văn như hình người, hoa sen... đều được thể hiện tinh xảo trên tháp.
Di tích tháp Mường Và, ngoài ý nghĩa về mặt kiến trúc cổ, kiến trúc nghệ thuật, còn được xem là biểu tượng đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Tháp Mường Và còn là sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại và là nơi nguyện cầu của người dân nơi đây về cuộc sống an bình, no ấm. Trải qua hơn 400 năm trường tồn, tháp Mường Và đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu. Chị Hà Minh Nguyệt, huyện Phù Yên (Sơn La) bộc bạch, lần đầu đến tham quan tháp Mường Và, chị cảm thấy rất ấn tượng với kiểu kiến trúc độc đáo, hoàng tránh và cổ kính.
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Hàng năm, vào các dịp lễ hội "Xên Mường", "Khảu hó",... nhân dân trong vùng nô nức đến xem hội và tham quan tháp Mường Và, tạo điều kiện cho địa phương thúc đẩy phát triển du lịch. Phó Chủ tịch UBND xã Mường Và, ông Lò Văn Hương thông tin, chính quyền địa phương sẽ đề nghị với cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khu du lịch cộng đồng gắn với tháp Mường Và.
Những năm gần đây, ngoài việc trùng tu, tôn tạo, Sơn La đã xây dựng Nhà lưu niệm để lưu giữ những hiện vật có giá trị của di tích tháp Mường Và. Bà Hoàng Thị Hồng, Quyền Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sốp Cộp cho biết, Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu với UBND huyện Sốp Cộp ban hành các văn bản để giữ gìn di sản tháp Mường Và, bởi nó gắn liền với dân tộc Lào.
Với những giá trị về kiến trúc - nghệ thuật, tháp Mường Và là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng biên Sốp Cộp nói chung và dân tộc Lào nói riêng.
Check in trường Dục Thanh Phan Thiết - nơi Bác từng làm thầy giáo dạy học lúc sinh thời Trường Dục Thanh Phan Thiết là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước thành lập đầu thế kỷ 20, là nơi mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng dạy học khi mới tròn 20 tuổi. Trường Dục Thanh Phan Thiết - nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học Ngoài những bãi biển đẹp ở Mũi Né, những đồi...