Ngỡ ngàng chùm ảnh “ngày ấy – bây giờ” chứng minh sức mạnh vô song của thời gian khiến thế giới thay đổi chóng mặt
Thời gian là thứ vô hình trừu tượng nhưng lại có sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc lên vạn vật trên thế giới này.
Dù thế giới này có xảy ra chuyện gì, thời gian vẫn luôn không ngừng trôi, tất cả những điều của ngày hôm nay sẽ dần trở thành quá khứ, là dĩ vãng. Vạn vật trên thế giới này đều phải trải qua sự tác động của thời gian. Vậy nên mới nói, thời gian sở hữu sức mạnh khủng khiếp.
Nhờ có sự tiến bộ của công nghệ mà những bức ảnh được lưu giữ năm này qua năm khác. Để lúc chúng ta nhìn lại, mới giật mình nhận ra, có quá nhiều đổi thay. Chùm ảnh “ngày ấy – bây giờ” của những địa điểm nổi tiếng dưới đây là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
1. Kim tự tháp Chichen Itza, Mexico
Kim tự tháp Chichen Itza là một trong những công trình kiến trúc cổ bí ấn nhất của nền văn minh Maya cổ đại, được người Maya ở Trung Mỹ xây dựng vào khoảng thế kỷ XI. Nó được gọi với những cái tên khác là kim tự tháp Kukulkan hay El Castillo. Vào năm 2007, kim tự tháp này trở thành 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới của nhân loại.
2. Đấu trường La Mã, Rome, Ý
Đấu trường La Mã được tìm thấy ở trung tâm Rome, Ý. Đây là nhà hát vòng tròn cổ đại lớn nhất từng được xây dựng và vẫn được coi là lớn nhất cho đến ngày nay, bất chấp tuổi đời. Đấu trường La Mã lần đầu tiên được sử dụng cho mục đích giải trí và đã ngừng hoạt động vào đầu thời Trung cổ. Sau đó nó được tái sử dụng làm nhà xưởng, nhà ở và các mục đích khác.
3. Machu Picchu, Đông Cordillera, Peru
Machu Picchu là một trong những di tích cổ xưa hấp dẫn nhất còn tồn tại. Nó được người Inca xây dựng vào thế kỷ 15 và nằm ở Đông Cordillera, phía Nam đất nước Peru. Các nhà khảo cổ ngày nay cho rằng thành phố cổ của người Inca được xây dựng vào khoảng năm 1438-1472. Nhiều người còn gọi nó là “Thành phố đã mất của người Inca”.
4. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong thời gian dài 2.000 năm, qua nhiều triều đại ở Trung Quốc, từ thời nhà Tây Chu cho đến nhà Thanh. Ngoài phòng thủ, các mục tiêu chính của Vạn Lý Trường Thành còn bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép đánh thuế đối với hàng hóa di chuyển dọc theo Con đường Tơ lụa, điều tiết hoặc thúc đẩy thương mại và quản lý nhập cư và di cư.
Video đang HOT
5. Tulum, Quintana Roo, Mexico
Tulum là tàn tích của người Maya thời tiền Columbus, từng là cảng chính của Coba, thuộc bang Quintana Roo của Mexico. Các di tích nằm trên vách đá cao 12 mét dọc theo bờ biển phía Đông của bán đảo Yucatán trên biển Caribbean.
6. Hampi, quận Vijayanagara, Karnataka, Ấn Độ
Hampi là thủ đô của Đế chế Vijayanagara vào thế kỷ 14. Theo biên niên sử của các nhà thám hiểm người Ba Tư và châu Âu, chủ yếu là người Bồ Đào Nha, Hampi là một thành phố thịnh vượng, giàu có và khổng lồ bên cạnh sông Tungabhadra, với nhiều đền chùa, trang trại và chợ thương mại. Sau đó, nó bị phá hủy bởi những kẻ chinh phục, khiến thành phố trở thành đống đổ nát.
7. Angkor Wat, Campuchia
Angkor Wat là một quần thể đền đài ở Campuchia được xây dựng vào thế kỷ 12. Bản dịch tiếng Khmer của cái tên đương đại Angkor Wat, còn được gọi là Nokor Wat, là “Thành phố Đền” hay “Thành phố của những ngôi đền”.
8. Quảng trường La Mã, trung tâm thành phố Rome, Ý
Quảng trường La Mã nằm ở trung tâm thành phố Rome. Nó còn được biết đến với tên Latin Forum Romanum, bao quanh bởi một số tàn tích của tòa nhà chính phủ cổ xưa.
Trong nhiều thế kỷ, quảng trường này là trung tâm đời sống hàng ngày ở Rome. Ngoài ra còn có nhiều công trình nổi tiếng và quan trọng.
9. Đập Hoover, Mỹ
Con đập này nằm ở biên giới giữa bang Nevada và Arizona của Mỹ. Thông qua bức ảnh, chúng ta có thể thấy mực nước đã giảm bao nhiêu trong những thập kỷ qua.
Tàn tích Machu Picchu của người Inca ẩn chứa bí mật gì?
Thành phố cổ Machu Picchu là một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời, nằm trên một sườn núi ở độ cao hơn 2.300m, giống như một thành phố lơ lửng trong mây.
Thành phố Machu Picchu được xây dựng hơn 500 năm trước và ngay cả trong khu vực dễ xảy ra động đất, nó vẫn đứng vững. Điều đặc biệt hơn là những khối đá ở đây được xếp chồng lên nhau hoàn hảo đến mức khó tin, thậm chí không thể nhét một tấm thẻ ATM vào giữa các viên đá.
Điều này khiến người ta thắc mắc: Làm thế nào mà người Inca lại xây dựng được một thành phố quy mô lớn như vậy? Con người thời đó chưa có công cụ đục đá, máy móc xây dựng hiện đại, phương tiện vận chuyển hiện đại, làm sao vận chuyển những tảng đá lên đỉnh núi và lắp ghép một cách chính xác?
Machu Picchu là một thành phố cổ đã được xây dựng giữa dãy núi Andes và rừng nhiệt đới Amazon thuộc Peru. Giống như một mảnh ghép của lịch sử bị bỏ quên, mãi tới năm 1911, thành phố Machu Pichu mới được khám phá và may mắn thay, nó vẫn giữ được hiện trạng tốt với nhiều dấu tích của người Inca còn sót lại.
Trong quá khứ, từng có một quốc gia bí ẩn ở Nam Mỹ cổ đại, đó là Đế chế Inca xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11 sau Công nguyên. Quốc gia này rất phát triển khi so với thời đại bấy giờ và họ đã đạt được những thành tựu to lớn về thiên văn và lịch sử.
Tuy nhiên, Đế chế Inca cũng rất bí ẩn bởi đây là nền văn minh lớn duy nhất vào thời điểm đó không có ngôn ngữ viết. Do thiếu các ghi chép bằng văn bản, lịch sử của Đế chế Inca luôn là ẩn số đối với mọi người. Phần lớn những gì chúng ta biết về Đế chế Inca ngày nay đều đến từ các ghi chép của người Tây Ban Nha, những người đã xâm chiếm khu vực này để cướp bóc và chinh phục Đế chế Inca cổ đại.
Mặc dù đế chế cổ đại này đã diệt vong nhưng nó đã để lại một địa điểm bí ẩn: Machu Picchu. Thành phố này thường được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca" vì nó không bị người Tây Ban Nha phát hiện, phá hủy trong cuộc chinh phục Peru của người Tây Ban Nha.
Mãi đến năm 1911, khi nhà sử học người Mỹ Hiram Bingham đang tìm kiếm kinh đô của Đế chế Inca, ông mới phát hiện ra thành phố trên đã ngủ quên trên đỉnh núi ở độ cao hơn 2.300m này.
Bằng chứng khảo cổ cộng với những nghiên cứu gần đây về các văn bản thời kỳ đầu thuộc địa cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca. Machu Picchu đã được NESCO bình chọn là di sản thế giới vào năm 1983 và tổ chức New World Wondeful bình chọn là kỳ quan thế giới năm 2007.
Đầu tiên phải kể đến kỹ thuật xây dựng của người Inca. Những viên đá trong toàn bộ tàn tích Machu Picchu, bất kể kích thước nào, đều có thể được xếp khít lại với nhau. Các chi tiết ăn khớp giữa các viên đá được xử lý rất tốt, đẹp đến khó tin.
Thành phố này được cho là có thể chịu được những trận động đất lớn từ 9 độ richter trở lên. Xét đến việc Peru nằm trên vành đai động đất Thái Bình Dương và thường xuyên hứng chịu động đất, Machu Picchu có thể đứng ở độ cao hơn 2.300 mét trong hơn 500 năm, điều này đủ để chứng minh kỹ năng kiến trúc tinh xảo của người Inca cổ đại.
Ngoài ra, việc sắp xếp các khối đá ở Machu Picchu cũng có những quy tắc độc đáo riêng. Những viên đá bên dưới tương đối lớn và hầu hết chúng có hình dạng không đều. Người ta nói rằng sự sắp xếp này có thể làm tăng số lượng bề mặt tiếp xúc khi rung lắc trong trận động đất, do đó phân tán lực theo các hướng khác nhau và giảm thiệt hại do động đất gây ra.
Các căn nhà ở Inca đều được xây bằng đá mài nhẵn, ghép chặt vào nhau mà không cần tới vữa. Cũng vì vậy nên mỗi ngôi nhà ở đây đều không đồng đều về kích thước cũng như hình dáng.
Nền tảng của Machu Picchu là một trong những lý do quan trọng khiến nó có thể đứng sừng sững. Nơi đây có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều nên rất dễ bị sạt lở. Để ổn định thế núi, người Inca cổ đại đã nghĩ ra một cách, đó là cấu trúc ruộng bậc thang.
Thiết kế này không chỉ có thể giải quyết vấn đề thoát nước mà còn ổn định được cấu trúc tổng thể. Góc nghiêng của các bức tường đá chính xác là năm độ, đây là góc ổn định có thể chuyển phần lớn trọng lượng xuống đất. Cấu trúc ruộng bậc thang được chia thành ba lớp, lớp trên cùng là lớp đất màu, lớp thứ hai là lớp cát, dưới cùng là một số sỏi và đá tương đối lớn.
Một lợi thế của thiết kế này là sau khi trời mưa, nước có thể nhanh chóng thấm xuống đất thay vì chảy xuống sườn đồi, do đó tránh được sạt lở đất. Tuy nhiên, kỹ thuật như vậy rõ ràng là rất khó đối với người cổ đại. Làm thế nào mà họ làm được điều đó khi không có các công cụ đo lường và kiến thức chuyên sâu? Ngoài những cân nhắc sâu sắc về thiết kế, việc xử lý đá thành nhiều hình dạng khác nhau, thậm chí còn khó khăn hơn.
Các khối đá ở các công trình lớn đồng thời cũng có độ nghiêng chụm vào nhau và ngàm kết nối để chống động đất, nhờ vậy chúng có tồn tại đến ngày nay, sau nhiều biến động lịch sử.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng độ cứng của những viên đá này là sáu trên thang đo độ cứng Mohs, trong khi đồng và sắt lần lượt là ba và bốn. Từ đó có thể thấy được rằng độ cứng của đồng và sắt không bằng đá tại Machu Picchu, do đó việc chế tác những viên đá ở đây không thể đến từ những công cụ bằng sắt hoặc đồng.
Vì vậy, mọi người suy đoán rằng những viên đá tại Machu Picchu là kết quả của việc dùng đá va vào đá, nhưng rõ ràng là công cụ bằng đá không thể làm cho chúng trơn tru như vậy, bởi vì đá chắc chắn sẽ bị nứt trong quá trình này. Do đó, những người thợ xây dựng đã phải sử dụng một kỹ năng rất cao để tạo hình những viên đá và làm cho chúng thật nhẵn.
Vậy, ai mới thực sự là người đã dựng toàn bộ thành phố? Bất chấp nhiều năm khám phá và nghiên cứu, người ta biết rất ít về lịch sử của thành phố này và người đã xây dựng nó. Lúc đầu, người ta tin rằng thành phố được xây dựng bởi nền văn minh Inca vì phong cách xây dựng của nó có nét giống với phong cách kiến trúc của nền văn minh Inca, nhưng khi nghiên cứu sâu hơn, mọi người bắt đầu nghi ngờ tuyên bố này.
Trước hết, trình độ kỹ thuật của nền văn minh Inca lúc bấy giờ không đủ để xây dựng một thành phố quy mô lớn như vậy, và phong cách kiến trúc ở đây cũng có rất nhiều điểm khác so với nền văn minh Inca. Ngoài ra, cách những viên đá lớn và sỏi nhỏ trong thành phố được xếp chồng lên nhau cũng cho thấy rằng thành phố có khả năng được xây dựng bởi hai nhóm người.
Tới Machu Picchu không phải là một hành trình đơn giản. Không hề có phương tiện xe khách hay tàu hỏa từ thành phố tới thẳng đây.
Người ta suy đoán rằng sau khi những người xây dựng đầu tiên rời đi, nền văn minh Inca mới đến đây và tiếp tục xây dựng thêm. Có thể thấy từ thành phố Cusco gần đó, sau khi người Tây Ban Nha chiếm đóng vào năm 1532, nhiều ngôi nhà mới đã được xây dựng. Nhưng mỗi khi có một trận động đất lớn, nhà cửa của họ sẽ sụp đổ, trong khi đó nền móng kiến trúc của thành phố này vẫn không bị ảnh hưởng. Ngay cả những tòa nhà do người dân địa phương xây dựng ngày nay cũng bị động đất đánh sập, và có lẽ đây là bằng chứng rõ ràng hơn về kỹ năng xây dựng phi thường của những người thợ xây dựng thành phố. Vậy những người xây dựng với kỹ năng kiến trúc phi thường này là ai?
Cho đến năm 2012, ai đó đã tìm thấy một cánh cổng đá ở Machu Picchu, dường như đã bị các thế hệ sau chặn lại. Một số chuyên gia đã sử dụng máy dò kim loại để tìm hiểu và phát hiện ra rằng có một chất kim loại trong cửa, điều này tạo ra sự quan tâm lớn.
Một số người suy đoán rằng bí mật của những người xây dựng có thể được chôn cất ở đây, nhưng Chính phủ Peru đã từ chối cho người mở cửa vì sợ rằng việc loại bỏ đá sẽ gây ra sự sụp đổ và hư hỏng cho toàn bộ cấu trúc tổng thể của Machu Picchu.
Những người xây dựng Machu Picchu là ai và cách họ xây dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Một nền văn minh Inca không có chữ viết, bánh xe và đồ sắt làm sao có thể xây dựng nên một thành phố thần kỳ như vậy?
Người già 'tích tắc', người trẻ 'tóp tóp' Ông thích tiếng tích tắc của đồng hồ vì nó nhắc mình thời gian đang trôi, đừng lãng phí... Người già 'tích tắc', người trẻ 'tóp tóp' - Tranh biếm họa của DAD