Ngỡ ngàng bắt gặp 12 con giáp “biến hóa” từ tre
12 con giáp sống động như thật được kỳ công tạo hình từ những cây tre trông rất bắt mắt, độc đáo.
Đó là bộ tác phẩm của bà Chu Thị Kim Sinh, 78 tuổi ở phường Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội). Bà Sinh bắt đầu sưu tầm những cây tre, gốc tre có hình thù giống các con giáp từ năm 1995, khi vợ chồng bà xem vở kịch “Con rồng tre” của Nguyễn Ái Quốc.
Kiệt tác “Lưỡng long chầu nguyệt” (Thìn) của bà Sinh là tác phẩm độc đáo nhất trong bộ sưu tập 12 con giáp biến hóa từ tre.
Tác phẩm đầu tiên bà dày công uốn nắn, luyện thành là tác phẩm “Lưỡng long chầu nguyệt” gồm 2 con rồng đang chầu nguyệt với đầy đủ mắt, miệng, râu, chân… đầu hơi ngẩng và thân hình uốn lượn tựa như đang bay lên.
Từ sự thành công của tác phẩm “Lưỡng long chầu nguyệt”, bà quyết tâm “nuôi” đủ 12 con giáp. Và 12 năm sau, bà đã có đủ bộ sưu tập 12 con giáp bằng tre trông rất bắt mắt, độc đáo. Mời bạn đọc Ngon Sạch Lạ cùng ngắm bộ sưu tập có một không hai này:
Tác phẩm gà đẻ trứng vàng (Dậu) là một trong các tác phẩm khá giống với chú gà thực được bà Sinh kỳ công tìm kiếm.
Tác phẩm gia đình nhà dê trên núi cao (Mùi) khá đẹp.
Gia đình nhà lợn (Hợi) rất độc đáo, thoạt nhìn chả khác gì một tác phẩm điêu khắc.
Video đang HOT
Lấy ý tưởng từ truyền thuyết Thánh Gióng, bà Sinh đã cho ra đời tác phẩm ngựa (Ngọ) “Thánh Gióng” và “Bộ đội Biên phòng trên đường tuần tra biên giới”.
Mèo con ra vại nước, bàn chân nó vuốt vuốt (Mão) rất ngộ nghĩnh.
Tác phẩm chuột (Tý) và rắn (Tỵ)
Đôi chó tre (Tuất) được tạo hình sống động
Gia đình nhà khỉ (Thân) được cách điệu cầm gậy như Tôn Ngộ Không.
Tác phẩm “Tuổi thơ” (Sửu) được thực hiện dựa trên ý tưởng tranh Đông Hồ có cậu bé thổi sáo trên lưng trâu.
Tác phẩm “Anh hùng tương ngộ” (Dần) nói về câu chuyện đại chiến giữa hổ và đại bàng.
Nhiều bạn trẻ thích thú với những con giáp được làm bằng tre đẹp như thật.
Tác phẩm “Gà đẻ trứng vàng” đã từng đạt nhiều giải cao trong các cuộc triển lãm nghệ thuật quần chúng.
Tác phẩm “Rồng thời Trần” cũng khá bắt mắt, công phu.
Theo Danviet
Độc đáo thả bóng bắt mực, cá
Không sử dụng lưới, câu... như thường thấy, nhiều ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi có cách bắt mực, cá khá độc đáo, đó là dùng bóng (một dụng cụ làm bằng tre) để nhử bắt khá hiệu quả.
Nhiều ngư dân khi được hỏi đều lắc đầu bày tỏ: "Không biết chính xác vì sao dụng cụ này có tên gọi là bóng". Tuy nhiên theo họ có thể do một bên được che kín bằng lá đã tạo thành bóng râm nên mực, cá thấy có thể trú ngụ được và tìm cách chui vào nên mới được gọi như vậy.
Bóng - dụng cụ đánh bắt được thiết kế khá đặc biệt, lạ mắt
Qua quan sát thì bóng được làm bằng nan tre chẻ thành sợi nhỏ như thân que nhang và đan lại, với mắt chừa to cỡ 3 ngón tay. Bóng có chiều dài khoảng 80 cm, chiều rộng nơi to nhất khoảng 80cm và bề ngang chừng 20cm.
Ngư dân Quảng Ngãi dùng dụng cụ này để bắt mực, cá
Phía trên một đầu (phần to) có chừa lỗ hom giống như miệng lờ, hay miệng đụt... để mực chui vào nhưng không thể ra được. Và một bên bóng được người dân dùng lá đùng đình buộc che lại để tạo bóng.
Một ngư dân đan bóng để thả
Lỗ hom chừa để mực, cá chui vào nhưng không thể chui ra được
Việc đánh bắt cá, mực bằng hình thức này của ngư dân Quảng Ngãi diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9. Vị trí thả bóng nằm cách bờ khoảng 3-5 hải lý, có mực nước sâu từ 15-20m, với số lượng bóng thả tùy theo nhưng thường từ 40-60 cái/người.
Theo đó sau khi thả xong, cứ tầm 5-6 giờ sáng hàng ngày, ngư dân lại chèo ghe hay chạy xuồng máy ra kéo lên để trút mực cá chui vào bóng trước đó và đến hôm sau lại ra kiểm tra.
Dùng lá để che một bên để tạo bóng
Lão ngư Phan Lộc (67 tuổi, ở thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) bày tỏ: "Loại hải sản đánh bắt được bằng bóng chủ yếu là mực ống, cá hồng... tùy theo vị trí và "hên xui" mà số lượng mực, cá thu về mỗi ngày khác nhau".
Với số bóng thả từ 40-60 cái/người, thì lượng mực, cá thu về mỗi ngày cũng được từ 3-7 kg/người; tương ứng với số tiền bán được khoảng 400.000 đồng.
Theo Danviet
Lạ mắt cau ra trái đủ sắc xanh - đỏ - vàng Những trái cau mang màu xanh, đỏ, vàng... đan xen nhau tạo nên khung cảnh làng quê khá yên bình và đậm màu sắc, khiến cho những vị khách đến thăm vườn cau đều rất thích thú. Ông Trần Thanh Nhàn (phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, Bình Định) cho biết: "Tôi trồng cau cảnh hơn 4 năm rồi. Loài cây này rất...