Ngó lơ phản ánh của người dân, báo chí về ô nhiễm môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của báo chí, tổ chức và người dân về các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
(Ảnh minh hoạ)
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của một số cơ quan báo chí và truyền thông liên quan đến việc phóng viên liên hệ với các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương về tình hình gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý nhưng không nhận được sự phối hợp tích cực và xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Để khắc phục ngay tình trạng này, Bộ yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường chấn chỉnh việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân, báo chí và truyền thông về tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý; xây dựng, ban hành quy chế và lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh bảo đảm thông suốt.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường ngay sau khi nhận được thông tin của người dân, cơ quan báo chí và truyền thông phản ánh về tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm) và có ý kiến phản hồi kịp thời.
Trước đó, Chuyên mục tiêu điểm của Chương trình Chuyển động 24h – Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa tin về tình hình ô nhiễm môi trường tại các tỉnh Bến Tre và Hưng Yên. Phóng viên của VTV đã liên hệ với các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương nhưng không nhận được sự phối hợp tích cực và xử lý kịp thời. Ngay lập tức, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chỉ đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin về việc đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin về ô nhiễm môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên không hoạt động như bản tin của VTV đã đưa tin. Đồng thời yêu cầu cơ quan tài nguyên và môi trường tại các địa phương chấn chỉnh ngay việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của báo chí, tổ chức và người dân về các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm đường dây nóng luôn hoạt động thông suốt.
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cũng được yêu cầu chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngay các trường hợp xả thải gây ô nhiễm môi trường ở hai địa phương trên và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/3.
Thế Kha
Theo Dantri
12 số điện thoại đường dây nóng hành khách nên nhớ khi đi tàu xe Tết
Ủy ban ATGT Quốc gia công bố 12 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về an toàn giao thông, kinh doanh vận tải dịp tết.
Theo đó, những phản ảnh về hoạt động kinh doanh vận tải tại các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, các bến đò ngang, giá cước vận tải, phản ánh về những vi phạm của các nhà xe, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị liên hệ các số: 0962.665.953; 0977.497.891; 0964.045.445; 0916.908.085; 0913.432.383; 0917.908.085
Đi lại dịp lễ,Tết luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân
Những phản ánh về các vụ việc TNGT, tình hình ATGT, liên hệ các số: 0974565896; 0993.211.111; 0989.088.719; 0936.173.906; 0995.918.666
Những phản ánh tới Cục Cảnh sát giao thông liên hệ số: 069.42608
Theo lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, các thông tin tiếp nhận từ người dân qua đường dây nóng sẽ được chuyển tới các cơ quan liên quan hoặc cơ quan chức năng tại các địa bàn xảy ra những vấn đề mà người dân phản ánh.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Nội nói gì về việc cho Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng? Chiều muộn ngày 20/3, phóng viên đã liên lạc được với ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng - người phát ngôn của UBND TP Hà Nội. Qua điện thoại, ông Quý Tiên ngắn gọn cho biết "đã biết sự việc và đang họp" rồi tắt máy. Trong khi đó, một nguồn tin của Infonet cho hay, bản chất sự việc không như...