Ngô Kỳ Long kiếm hơn 16 triệu USD năm 2013
Với một năm thành công tại thị trường Đài Loan và Đại lục, nam diễn viên nổi tiếng đứng đầu danh sách nghệ sĩ Đài thu nhập cao 2013.
Kỳ Long, Mạc Sầu, những nghệ sĩ Đài Loan kiếm tiền giỏi nhất 2013.
Báo chí Đài Loan ngày 6/10 đưa tin, sau một năm làm việc thành công tại thị trường Đại lục, Ngô Kỳ Long thu nhập khoảng 100 triệu NDT (16 triệu USD), trở thành nam nghệ sĩ Đài Loan kiếm tiền nhiều nhất năm 2013. Đây là năm thứ ba liên tiếp ngôi sao này giành vị trí đầu bảng xếp hạng. Cũng theo thống kê này, nữ ca sĩ 21 tuổi Ngô Mạc Sầu với một năm thắng lợi trên địa hạt quảng cáo cũng thu về 130 triệu NDT (hơn 21,3 triệu USD). Đây là năm đầu tiên cô giành vị trí tiên phong ở “bảng vàng”.
Cũng theo đánh giá của báo chí Đài, “Tứ gia” Ngô Kỳ Long thực sự là một tên tuổi hot tại Đại lục. Cát-xê đóng phim truyền hình của anh tại thị trường này có giá khoảng 700.000 – 800.000 NDT (hơn 130.000 USD). Ngoài diễn xuất, Kỳ Long còn kiếm được nhiều hợp đồng quảng cáo giá trị, chỉ riêng khoảng từ tháng 11 năm ngoái tới nay, anh ký 5 hợp đồng.
Video đang HOT
Thành công của “Bộ bộ kinh tâm” giúp Ngô Kỳ Long trở thành cái tên sáng giá của làng giải trí Đại lục.
Đánh giá của phương tiện truyền thông Đài cũng cho thấy, những tên tuổi như Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa… tiếp tục giữ phong độ với mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Ngoài cát-xê mỗi tập phim truyền hình khoảng 500.000 NDT, Lâm Tâm Như xuất hiện với vai trò khách mời trong hai bộ phim điện ảnh, đóng khoảng 12 quảng cáo, đảm nhận vai trò nhà sản xuất phim…, thu nhập 2013 ước tính khoảng 50 triệu NDT (8 triệu USD). Đàn em của cô, Hoắc Kiến Hoa dù dính vào scandal tình ái nhưng vẫn giữ vững phong độ, với mức thu nhập khoảng 41 triệu NDT. Những tên tuổi khác như An Dĩ Hiên, Hà Nhuận Đông đều nằm trong top những nghệ sĩ kiếm tiền cao của giới nghệ Đài.
Theo Trithuctre
Nếu bị Trung Quốc hất cẳng ở Đài Loan, Mỹ sẽ mất tất cả
Các phương tiện truyền thông Mỹ thời gian qua đã bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau và lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan.
Chính phủ của Tổng thống Obama cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự đối với các đồng minh ở Thái Bình Dương, nhưng do hạn chế về ngân sách nên chiến lược này đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Sự tinh giảm biên chế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và lực lượng không quân, đồng thời giảm thiểu các hoạt động thăm hỏi, giao lưu, huấn luyện, diễn tập đã cho thấy 1 điều, Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng quan trọng ở một số khu vực và khả năng điều động binh lực toàn cầu.
Nếu Mỹ tiếp tục suy yếu thì Đài Loan chính là đồng minh dễ bị tổn thương nhất. 5 năm qua, Bắc Kinh đã sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các nước ký kết hợp đồng thương mại với Đài Bắc, họ không còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận giao dịch với Đại Lục. Hiệp định thương mại được ký kết giữa 2 bên tuy tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho Đài Loan mất dần quyền tự chủ về chính trị.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, thông qua con đường đẩy mạnh sự phụ thuộc về kinh tế của Đài Bắc vào Bắc Kinh, việc Đài Loan phải trở về với "Mẫu quốc" là điều không thể tránh khỏi, nó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng và lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chuyên gia về các vấn đề Đài Loan của Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ cần nhanh chóng xây dựng lại chiến lược quân sự trước khi quá muộn.
Mỹ sẽ mất rất nhiều nếu Đài Loan về tay Trung Quốc
Hiện nay, triển vọng tái hợp giữa 2 bờ eo biển Đài Loan đang trở lên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào. Sự dùng dằng và thiếu quyết đoán trong 2 đời Tổng thống Mỹ với 4 nhiệm kỳ đã khiến cho kinh tế của Đài Loan tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời quân lực của họ cũng không ngừng suy yếu nghiêm trọng. Một khi Trung Quốc thu hồi được Đài Loan, Washington sẽ mất tất cả, còn Bắc Kinh sẽ được "trời cho" những ưu thế cực lớn mà Mỹ đã dày công xây dựng ở Đài Loan.
1. Căn cứ radar lớn nhất Mỹ đặt tại Đài Loan nhằm giám sát tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ được Trung Quốc sử dụng để "truy quét" chiến hạm, máy bay và tên lửa Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
2. Hai căn cứ hải quân đặt ở 2 cảng nước sâu của Đài Loan sẽ trở thành 2 cảng tốt nhất, làm bàn đạp để hải quân Trung Quốc nói chung, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm chiến lược của họ tiến ra Thái Bình Dương và khống chế biển Đông.
Sân bay Đài Loan xây dựng trái phép ở đảo Ba Bình
3. Trung Quốc sẽ kiểm soát được đảo Ba Bình (còn gọi là đảo Thái Bình) hiện Đài Loan đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Đây cũng là đảo lớn nhất thuộc quần đảo này, có đường băng máy bay và cầu cảng tiếp tế. Đài Bắc về với Bắc Kinh sẽ giúp cho hải quân Trung Quốc có được 1 căn cứ tiền tiêu rất quan trọng trên biển Đông.
4. Vấn đề rất quan trọng là eo biển Đài Loan sẽ trở thành một tuyến giao thông nội địa của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có quyền ngăn trở các tàu thuyền Mỹ, Nhật, Hàn... qua đây, vào biển Đông để thông thương hoặc triển khai đến các khu vực khác, đặc biệt là đến Ấn Độ Dương và Trung Đông.
Với những nguy cơ như trên, Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sau sẽ phải rất khó khăn để đẩy lùi nguy cơ thống nhất 2 bờ eo biển Đài Loan. Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, tái thâm nhập ảnh hưởng chính trị và tăng cường viện trợ kinh tế sẽ là vấn đề có tính chất sống còn trong chiến lược an ninh quốc gia nói chung và chiến lược chuyển hướng về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nói riêng.
Theo ANTĐ
Khu trục hạm Đài Loan "không ngán" Đại Lục Hiện Đài Loan sở hữu 4 khu trục hạm phòng không hạm đội thuộc lớp Kidd, trang bị tên lửa SM-2 của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc cũng chỉ có 2 tàu sử dụng tên lửa phòng không HQ-9 và 4 tàu lắp đặt hệ thống phòng không S-300F của Nga. Ngày 26-9, Hải quân Đài Loan đã phóng kiểm tra thành...